Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Tiếng nói diều hâu thiếu trách nhiệm, gây trở ngại cho giải pháp biển Đông

-Khéo... khéo... kẻo mà mắc nghẹn...!!!
Giáo sư Trung Quốc: “Có những tiếng nói diều hâu tại Trung Quốc, nhưng tôi cho rằng họ hành động thiếu trách nhiệm và điều đó không giúp cho tình hình”.
Nhật báo Trung Quốc và Thời báo Hoàn cầu đăng lại lời của Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tại cuộc họp báo tối ngày 31-7, trước ngày “Bát Nhất” kỷ niệm 85 năm thành lập Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA), bác bỏ những lời phỏng đoán rằng quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị tiến hành chiến tranh để bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Nam Hải (Biển Đông). Cảnh nói rằng PLA chống lại sự can thiệp vũ trang tại khu vực. Những cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu đã được đẩy mạnh tại các vùng biển Trung Quốc kiểm soát. Các hoạt động này không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào, nhưng PLA “tin tưởng rằng mình có khả năng hoàn thành nhiệm vụ”. 
Theo Nhật báo Trung Quốc ngày 1-8, lời bình luận của ông Cảnh củng cố quan điểm cho rằng Bắc Kinh mong muốn giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ thông qua thương lượng, mặc dù PLA có thực lực quân sự. 
Thời báo Hoàn cầu đưa lại ý kiến của Niu Jun, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Bắc Kinh: “Từ những nhận xét của Cảnh, có thể thấy rằng Trung Quốc không sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp ở Nam Hải (Biển Đông)”. Giáo sư Niu nhận xét: “Có những tiếng nói diều hâu tại Trung Quốc, nhưng tôi cho rằng họ hành động thiếu trách nhiệm và điều đó không giúp cho tình hình”. 
"Tàn hoa" - Hot girl Trà Ngọc Hằng
Báo Malaysia: ASEAN phải đoàn kết đối mặt với các siêu cường 
Báo Ngôi Sao của Malaysia ngày 31-7 đăng bài bình luận về việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của tác giả Karim Raslan, nhà bình luận chuyên nghiệp về chính trị xã hội khu vực Đông Nam Á của đài BBC, CNN, CNBC, Al Jazeera và Bloomberg. Theo tác giả, hiện nay ASEAN đang phải đối mặt với sự thiếu gắn kết và chia rẽ, và đây là thời điểm các nước ASEAN phải xích lại gần nhau để chống lại sự can thiệp của các siêu cường. 
Theo tác giả, việc Trung Quốc lập “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông là một sự khẳng định táo bạo quyền kiểm soát của quốc gia này trong khu vực. Ông cho rằng điều đáng buồn là khi đối mặt với quyết tâm mạnh mẽ như vậy của Trung Quốc, ASEAN đã không thể tìm được một tiếng nói chung để phản đối Bắc Kinh. 
Tác giả dẫn chứng sự kiện hồi đầu tháng 7-2012 tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM-45) ở Phnôm Pênh, ASEAN đã bộc lộ sự thiếu hiệu quả và thiếu thống nhất khi đối mặt với cuộc vận động hành lang cấp cao của các quan chức Trung Quốc và Mỹ. Không chỉ vậy, AMM-45 đã kết thúc mà không ra được một tuyên bố chung. Tác giả cho rằng ASEAN đang đứng trước nguy cơ trở nên thụ động trong một trò chơi mới - cuộc đối đầu địa chính trị trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ. 
Chẳng có gì ngạc nhiên khi điểm chính của sự bất đồng là Biển Đông, với những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn, mối hận thù lịch sử và cạnh tranh năng lượng. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các vùng ở Biển Đông, nhưng thật không may, tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc lại xung đột với các tuyên bố riêng của Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines. 
"Trừu tượng" - tranh của họa sĩ Chéni
Những tranh chấp này trở nên căng thẳng bởi hai yếu tố: tầm quan trọng của các tuyến đường giao thương và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ dưới biển. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc sốt sắng khẳng định chủ quyền của mình tại khu vực này. Trung Quốc đã đụng độ với Việt Nam năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa và trở nên nguy hiểm khi lặp lại những hành động này với Philippines tại bãi đá ngầm Scarborough. Không chỉ vậy, việc Mỹ tập trung hơn vào châu Á và cân nhắc hỗ trợ thuộc địa cũ là Philippines, tiến hành triển khai quân tại Australia cũng như cải thiện quan hệ với Myanmar và Việt Nam đã tạo ra một hỗn hợp có khả năng bùng nổ cao. 
Tác giả Raslan cho rằng ASEAN “nhút nhát hơn thỏ đế” và đang bị kẹt giữa hai cường quốc này. Tuy nhiên, xét trên một số bình diện, sự lưỡng lự của ASEAN có lẽ không phải là điều đáng ngạc nhiên. Nhiều minh chứng cho thấy có rất ít sự gắn kết trong khối ASEAN. Việc Campuchia từ chối chấp thuận ra bản tuyên bố chung tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN mới đây đã phản ánh sự phụ thuộc về kinh tế của nước này đối với Trung Quốc. 
Trong khi đó, Indonesia lại xem những bế tắc đó là cơ hội để chứng tỏ khả năng lãnh đạo khu vực của mình. Kết quả là Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã chỉ đạo Ngoại trưởng Marty Natelgawa thực hiện chuyến đi tới các nước ASEAN để tìm kiếm một sự đồng thuận mới về vấn đề Biển Đông. 
Đối với Malaysia và Singapore, giải quyết tình trạng bế tắc về vấn đề Biển Đông đòi hỏi hai nước này phải cực kỳ khôn khéo. Là các quốc gia thương mại đa chủng tộc, cả hai đều phải khẳng định chủ quyền của họ và khả năng của ASEAN mà không cần xa lánh Trung Quốc. 
Theo tác giả, “Thế kỷ châu Á” đang trải qua đầy nguy hiểm và không an toàn, đó là chưa kể đến chính sách đối ngoại và bộ máy quân sự của Trung Quốc ngày càng thất thường và rối loạn chức năng. Vấn đề cốt lõi là liệu các nước ASEAN sẽ đoàn kết với nhau hay đi theo con đường của riêng mình? Thúc đẩy và thực hiện hội nhập khu vực cũng như xây dựng cộng đồng ASEAN hay giảm dần giao dịch với Trung Quốc? Điều mà các nước trong khu vực ASEAN cần làm chính là giải quyết các thách thức cơ bản này.
Tiếng nói diều hâu làm cho giới cầm quyền khó linh hoạt giải quyết 
RFA đưa lại ý kiến của bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc dự án Đông Bắc Á của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG) nhận định: “Việc quốc tế hóa tranh chấp đã mang đến kết quả tốt xấu lẫn lộn. Nó giúp nâng sức mạnh của những nước tranh chấp trong việc đối thoại với Trung Quốc. Những nỗ lực đưa các nước khác vào đã làm Trung Quốc tiến đến một lối hành xử ôn hòa hơn vào nửa đầu năm 2011. Tuy nhiên, cũng cùng lúc nó củng cố vị trí của các tiếng nói của phe diều hâu cả trong chính phủ và công chúng. Cho nên khi có sự cố xảy ra, chính phủ không có nhiều cách thức để linh hoạt giải quyết. Việc này có thể một phần giải thích được lý do vì sao Trung Quốc ứng xử hung hăng trong vụ đụng độ với Philippines tại bãi cạn Scarborough cũng như đối với vấn đề Luật biển Việt Nam. Trung Quốc có rất ít lựa chọn cho chính sách của mình và chính sách này không bao gồm sự thỏa hiệp”.
Nhật Nam 
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Che đậy" - siêu mẫu nội y châu Âu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét