"Y tá" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Người xưa chơi chữ rất hay, “cọc” đọc lái đi để chỉ sinh thực khí nam giới. Như vậy ta thấy ở đây có một chuỗi biến đổi khá logic: Cực - Cột - Cọc - Cặc. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Bài viết dưới đây, Blog Người hiếu cổ xin đưa ra một nghiên cứu sơ bộ về nguồn gốc của các từ biểu thị sinh thực khi nam giới trong cách gọi dân gian (thông tục). Trước tiên xin có một đoạn dẫn giải về tục thờ sinh thực khí và tín ngưỡng phồn thực như sau:
Tín ngưỡng phồn thực(1) là tín ngưỡng được sùng bái từ rất lâu đời và mang tính toàn thế giới. Chúng ta ngày nay vẫn còn thấy được rất nhiều hình vẽ, họa tiết hoặc tượng và các hoạt động mang tính nghi lễ liên quan đến văn hóa phồn thực. Có thể dẫn chứng một số ví dụ sau: Theo tín ngưỡng phồn thực của Ấn Độ, Nê Pan (hoặc một số nước khác như Chăm Pa), người ta gọi sinh thực khí của người nam là Linga, sinh thực khí người nữ là Yoni, người ta coi đó là 2 vị thần, là nguyên lý khởi nguyên của vũ trụ (âm - dương). Tại Việt Nam, tục thờ sinh thực khí ngày nay vẫn còn được lưu giữ tại các hội lễ mật tại miền Bắc, cùng với nghi thức “Linh tinh tình phọc”, hai vật tượng trưng này luôn được cất giữ rất trang trọng. Nam giới tượng trưng cho dương khí, và sinh thực khí người nam tượng trưng cho 1 trong 2 nguyên lý để hóa sinh vạn vật. Người Nhật Bản rất coi trọng sinh thực khí nam giới, chính vì thế có rất nhiều lễ hội thờ và rước sinh thực khí nam tại đây. Điển hình là lễ hội Kanamara (xem hình 3)
Tượng nam nữ giao hoan tại Bảo tàng Dân tộc học. |
Tôi xin đi vào chủ đề chính của bài viết:
Lễ hội Kanamara Nhật Bản Sinh thực khí người nam giới (tức bộ phận sinh dục nam) trong vốn từ dân gian rất phong phú, có rất nhiều cách gọi. Nhưng đúng với “tính võ đoán” của ngôn ngữ, ngày nay chúng ta chỉ biết từ đó nghĩa là như thế, nhưng không hiểu vì sao nó lại được dùng với nghĩa như vậy. Chính vì thế, nhân đọc về nghi lễ rước dương vật của người Nhật, tôi xin đưa ra mấy suy nghĩ về nguồn gốc của các từ biểu thị sinh thực khí nam giới trong cách gọi thông tục.
Xin liệt kê những từ dùng trong dân gian (thông tục) với nghĩa chỉ sinh thực khí nam giới:
- Buồi
- Cặc
- Dái
- Nõ
Ta tìm hiểu từ “Cặc”: Từ này thực ra có liên quan đến từ “Cọc” (chữ Nôm) và “Cực” (chữ Hán). “Cực” có nghĩa là cái cột cao nhất của ngôi nhà, nôm na ta hiểu là cái cột. Mà cột với “cọc’ cùng tính chất, nên sau này người ta dùng chữ “cực” cũng với nghĩa là “cọc”. Người xưa chơi chữ rất hay, “cọc” đọc lái đi để chỉ sinh thực khí nam giới. Như vậy ta thấy ở đây có một chuỗi biến đổi khá logic: Cực - Cột - Cọc - Cặc.
Vì thế mà khi đọc bài thơ “Quả mít” của Hồ Xuân Hương, ta thấy rất rõ ẩn ý của bà:
“Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay”
Lại có một minh chứng nữa cho luận giải “Cặc - Cọc”, đó chính là cụm từ “Cặc bần” của miền Tây Nam Bộ. Có câu:
“Nước chảy, cặc bần rung bây bẩy
Gió đưa, dái mít giãy tê tê”
Cặc bần “Bần” là một loài thực vật. Học giả Vương Hồng Sển viết về cây bần như sau: “Bần là cây gỗ tạp, mọc dựa mé nước, rễ nhiều, bám theo đất phù sa mà làm cho đất có phần vững chắc không trôi khi sóng đánh. Cây bần có lá xanh rất đẹp, ban đêm đom đóm đậu nhiều trông rất xinh. Có trái, ăn với mắm sống rất ngon. Chúa Nguyễn Ánh được nếm qua, rất hài lòng và ban cho tên chữ là Thúy Liễu. Rễ của bần dùng làm nút ve được. Phân ra có loại bần-chua, trái lớn; và bần - ổi, trái nhỏ hơn và tương đối ít chua hơn. Xưa nay, nghề uốn và chơi kiểng, phàm cây kiểng lão và gốc bần quá già, khi nào gốc dẽ ra ngoài bờ ngoài nước thì gọi là nó chiếu thủy, ý nói bóng cây ấy làm dáng và dòm xuống nước”(2) Nhìn hình 4 chúng ta thầy những cái nhô lên chính là “cọc bần”, nhưng người Tây Nam Bộ gọi là “Cặc bần” chính vì hiện tượng mà tôi đã lý giải ở trên.
Tượng nam nữ giao hoan tại "đền hoan lạc" Ấn Độ |
Trong từ điển tiếng Việt, ta bắt gặp nhiều cụm từ như: Dái mít, dái tai, dái khoai,… Có một đặc điểm chung, các từ đó đều chỉ những bộ phận mà có nhô ra hoặc lồi ra ngoài. Như “dái tai” chỉ phần thịt tai chảy xệ xuống; “dái khoai” chỉ củ nhánh sinh ra theo dây khoai; “dái mít” chỉ phần quả mít non nhô ra và chưa thành hình quả(3)… (Xem hình 5)
Vậy những thứ gì nhô ra và có dáng lồi hoặc trĩu xuống thì được gọi là “dái”, vì thế chúng ta đã hiểu vì sao sinh thực khí nam giới lại được gọi là “dái” phải không nào.
Tôi từng nghe một câu ca dao “Yêu nhau hai cái nõ nường”, “nõ” tức là sinh thực khí nam giới, còn “nường” là sinh thực khí nữ giới.
Lại thấy thêm từ “nõ điếu” tức là lỗ để cho thuốc lào vào hút ở điếu cày (xem hình 6).
Cách giải thích cho từ “nõ” với từ “dái” là giống nhau, những phần nhô ra ngoài thì gọi là “nõ”.
Còn từ “Buồi” thì sao? Thực ra từ này tôi cũng chưa thực sự có một cách giải thích hợp lý. Tuy nhiên, dựa vào âm đọc và tự dạng của chữ Nôm, tôi đưa ra một giải thuyết:
“Buồi” gần âm với “Bùi” 裴, mà từ “bùi” tôi có phân tích tại bài viết “Thâm nho nhọ đít: Nỡ lòng để con cháu không có quần áo!”: “Bùi” tức là “phi y" (không có quần áo), vì thế mà người xưa dùng nghĩa chơi chữ đó để chỉ sinh thực khí nam giới chăng?
Giả thuyết này xin được các học giả cùng bạn đọc góp ý để người viết được mở mang kiến thức. Xin chân thành cảm ơn!
Lễ hội Kanamara ở Nhật Bản. |
Tựu trung lại, tôi vừa đưa ra một số phân tích để sơ lược nêu ra nguồn gốc của các từ ngữ thông tục chỉ sinh thực khí nam giới để bạn đọc tham khảo. Biển học vô bờ, mọi người còn nhiều kiến thức rộng rãi hơn nữa, bài viết ở mức sơ lược, Blog người hiếu cổ rất mong được sự rộng lượng châm chước.
____________________________________
(1) Phồn thực: có nghĩa là sinh sôi nảy nở. Tín ngưỡng phồn thực hiểu đơn giản là sự sùng bái hoạt động tình dục nam nữ, coi đó là mầm mống của sự duy trì và phát triển nòi giống. Tín ngưỡng phồn thực thể hiện rõ nhất trong việc thờ sinh thực khí (tức bộ phận sinh dục) của nam và nữ và các nghi lễ tượng trưng cho sự giao hợp nam nữ. (2) Thamkhảotừhttp://lophocvuive.com/diendan/f14/c%E1%BA%B7c-b%E1%BA%A7n-v%C3%A0-d%C3%A1i-m%C3%ADt-4430/
(3) Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam quấc âm tự vị, Sài Gòn, 1895, trang 215.
Người hiếu cổ Blog
Cây bần. |
Dái mít. |
Điếu cày. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét