Lý hình đóng đinh Chúa Giêsu vào Thập giá. |
Trái Tim của Chúa nhân lành, tinh tuyền, hay thương xót đã cứu muôn người khỏi tay ma quỷ và thần chết để đưa con người vào nguồn sống vô biên của Chúa.
Một người lính cầm giáo, đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu, tức thì máu cùng nước chảy ra (Ga 19, 34)... Khi thấy Chúa Giêsu đã chết thật, người lính không đánh dập ống chân của Chúa Giêsu nữa, nhưng y đã lấy giáo đâm vào cạnh sườn của Chúa. Điều này chứng thực máu và nước từ cạnh sườn của Chúa Giêsu chảy ra làm phát sinh các Bí Tích. Tin Mừng thánh Gioan 7, 37-38 viết, Chúa Giêsu nói: "Ai khát, hãy đến với tôi. Ai tin vào tôi, hãy đến mà uống. Từ lòng người ấy sẽ chảy ra. Những dòng nước đem lại sự sống".
Trái tim Chúa Giêsu, nguồn ơn cứu độ trào dâng
Chúa Giêsu vì yêu thương nhân loại, dù Người vô tội, đã chấp nhận ý định của Thiên Chúa Cha, chịu chết trên cây thập giá để cứu rỗi nhân loại. Tình yêu của Người là tình yêu tự hiến, tình yêu phục vụ: "Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu" (Ga 15, 13) hoặc: "Khi nào Ta bị treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người đến với Ta". Đức Giêsu hoàn toàn tự nguyện, hy sinh chịu chết để mang lại hạnh phúc cho nhân lọai, cho con người, cho mỗi người. Chính cái chết của Chúa trên thập giá nói lên tất cả sự thật: "Chúa yêu thương con người". Chết mới nói lên lời, chết mới diễn tả được tất cả tròn đầy tình yêu vô biên của Chúa Giêsu. Trong lời tiền tụng "Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu" có viết: "Từ cạnh sườn bị đâm thủng, Người đã để máu và nước chảy ra hầu khơi nguồn các bí tích của Hội Thánh. Nhờ đó, khi mọi người chúng con được lôi cuốn đến cùng trái tim rộng mở của Đấng Cứu Thế, thì được luôn vui mừng múc tận nguồn ơn cứu độ muôn đời". Máu và nước từ cạnh sườn của Chúa Giêsu phát xuất từ con tim tràn tình thương xót của Chúa Giêsu. Trái Tim thánh thiện, tinh tuyền của Chúa là nguồn ơn cứu rỗi con người vì chỉ nơi Chúa Giêsu ơn cứu chuộc mới chan chứa (copiosa apud Eum Redemptio). Nơi thập giá của Chúa mới có ơn cứu chuộc. Chúa đang mời gọi mọi người nép mình vào Thánh Tâm của Người. "Đời nọ tới đời kia, Thánh Tâm Chúa vẫn hằng nuôi dưỡng. Ý định cứu dân Người khỏi tay thần chết và nuôi sống trong cảnh cơ hàn". (Tv 32, 11-19).
"Tươi hồng" - người đẹp Jennifer Phạm |
Trái tim của Chúa Giêsu, nơi nương náu của con người
Thánh Tâm Chúa Giêsu là nơi ẩn náu, cậy nhờ của những tâm hồn thất vọng, của những con người tội lỗi. Những người bướng bỉnh, nằm ì trong tội lỗi, Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ cải hóa tâm hồn của họ và chỉ có Thánh Tâm Chúa Giêsu mới biến đổi được những tâm hồn chai lì tội lỗi. Đặc biệt trong giờ sau hết, khi thân xác nặng nề, sức hơi yếu đuối, khi đôi mắt không thể ngước trông lên Chúa và nài xin Chúa tha thứ, chỉ có Thánh Tâm Chúa mới giúp con người khỏi cơn nguy biến cuối cùng của giờ chết và đưa con người nép thân, ẩn náu trong Trái Tim thương xót của Chúa, để Chúa cho con người được chết an bình trong tình thương vô biên của Chúa Giêsu. Trái Tim của Chúa nhân lành, tinh tuyền, hay thương xót đã cứu muôn người khỏi tay ma quỷ và thần chết để đưa con người vào nguồn sống vô biên của Chúa. Con người chỉ có thể nhận ra tình thương của Thánh Tâm Chúa được mở ra lôi kéo con người tới để lãnh nhận ơn tha thứ và tình thương của Chúa nhờ đức tin. Thánh Phaolô đã viết một câu chí lý: "Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa". (1 Co 2, 4-5).
Thánh Tâm Chúa Giêsu luôn là nguồn êm ái dịu dàng cho mọi tâm hồn biết chạy đến nương nhờ nơi Trái Tim đầy yêu thương của Chúa. Vâng, trong Trái Tim Chúa yêu muôn đời, ta xin được một chỗ nghỉ ngơi nhỏ bé... Trái Tim hồng Thiên Chúa, Trái Tim người Cha mãi muôn đời yêu dấu của chúng ta gần xa...". Những ngôn từ ấy đã diễn tả tình thương vô biên của Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Giuse Nguyễn Hưng Lợi
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Hà Nội 1954 - ảnh Việt Nam xưa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét