Luật sư - Tiến sĩ Lê Minh Phiếu sinh năm 1980, bảo vệ luận án tiến sĩ luật thương mại quốc tế tại Trường ĐH Montesquieu, Bordeaux IV, Pháp.
Khi còn đang là nghiên cứu sinh luật ở Pháp, anh được chọn là người rước đuốc cho Olympic 2008 và anh đã viết thư gửi Ủy ban Olympics Quốc tế phản đối việc Trung Quốc chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008, vẽ những dấu hiệu thể hiện sai chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên bản đồ rước đuốc Olympics. Từ lá thư này, TQ đã phải xóa bỏ các dấu hiệu này trên các bản đồ trên trang web chính thức của Olympic 2008.
Chiếu theo những án lệ mà các tòa án quốc tế từng phán quyết, rõ ràng Việt Nam đã thụ đắc chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ rất lâu đời.
Qua vụ tranh chấp hai quần đảo Ligitan và Pulau Sipadan giữa Indonesia và Malaysia, ta thấy trong Luật số 4 ngày 8-2-1960 của Indonesia, đường cơ sở bao quanh đảo quốc này đã không đề cập đến đảo Ligitan và Pulau Sipadan, tức các quần đảo này nằm ngoài đường cơ sở của Indonesia. Từ đó, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cho rằng yếu tố này đã làm cho Indonesia yếu đi về mặt hành xử chủ quyền (effectivité) - một trong những phương pháp thụ đắc chủ quyền lãnh thổ. Cuối cùng, ICJ đã tuyên Malaysia thắng kiện.
"Tư lự" - Hot girl Linh Phương |
Hành xử chủ quyền của Việt Nam
Đối với Hoàng Sa và Trường Sa (HS-TS) của Việt Nam, các bản đồ cổ do triều đình phong kiến Việt Nam vẽ như An Nam Quốc (thời Hồng Đức, 1490) hay Đại Nam nhất thống toàn đồ (1840, thời Minh Mạng) thể hiện rõ hai quần đảo này thuộc lãnh thổ của Việt Nam. Các bản đồ này cấu thành effectivité của Việt Nam cùng với các văn kiện và hành động khác của triều Nguyễn (như thường xuyên cử các đội thuyền Hoàng Sa và Bắc Hải đến HS-TS để khảo sát, đo đạc, khai thác tài nguyên; thu lượm các tài sản chìm đắm, xây miếu dựng đền và trồng cây như các biểu tượng khẳng định chủ quyền, tổ chức thu thuế, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn…).
Nói cách khác, các bản đồ này, cùng với các hành động khác của nhà nước phong kiến Việt Nam là cơ sở khẳng định rằng Việt Nam đã hành xử, thủ đắc chủ quyền từ rất lâu đối với HS-TS.
Ngược lại, nhiều bản đồ do nhà nước phong kiến Trung Quốc (TQ) vẽ không ghi HS-TS là lãnh thổ của họ. Theo tác giả Phạm Hoàng Quân, các địa đồ trải qua các đời Nguyên, Minh thể hiện điểm cực nam của TQ không quá đảo Quỳnh Châu (Hải Nam). Ví dụ: Quảng dư đồ của La Hồng Tiên, hoàn thành năm 1541, khắc in năm 1555; Hoàng triều chức phương địa đồ khắc in năm 1636; Dư địa đồ của Dương Tử Khí khắc in năm 1526... Đây là những địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền trung ương TQ các đời. Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân cũng dẫn ra nhiều bản đồ khác sau đó không thể hiện HS-TS thuộc TQ. Bản Hoàng triều trực đỉnh địa dư toàn đồ xuất bản năm 1904 mà các báo gần đây có thông tin cũng không vẽ HS-TS thuộc TQ.
Rõ ràng trong một thời gian dài, TQ đã không có một hành động nào thể hiện việc hành xử chủ quyền đối với HS-TS; trong khi Việt Nam đã có hàng loạt hành động nhằm để thụ đắc chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Nói cách khác, việc TQ không vẽ HS-TS trong bản đồ lãnh thổ của mình có thể được các tòa án quốc tế đánh giá theo án lệ dành cho Indonesia như đã nêu trên.
"Trận chiến ở Cicones" - tranh của họa sĩ Romare Bearden |
Sự im lặng của TQ và thuyết acquiescence
Cũng trên số báo hôm qua, chúng tôi đã đề cập đến thuật ngữ pháp lý quốc tế acquiescence mà Tòa án Trọng tài Thường Trực (PCA) đã áp dụng khi giải quyết tranh chấp vùng Rann of Kutch giữa Ấn Độ và Pakistan. Theo đó, PCA đã cho rằng các bản đồ có thể được làm chứng cứ cho acquiescence.
Acquiescence là một sự thừa nhận ngầm bằng một ứng xử đơn phương, có thể được diễn giải như là sự đồng ý. Hiểu nôm na, nếu bên này có những ứng xử đơn phương mà bên kia im lặng, không có bất kỳ động thái phản đối nào thì xem như bên kia đã ngầm đồng ý, thừa nhận yêu cầu của bên này (kiểu ta hay nói “im lặng là đồng ý” vậy). Tất nhiên, nội hàm của thuật ngữ acquiescence rộng hơn nhiều.
Áp dụng luận điểm trên vào trường hợp HS-TS, chúng ta có thể thấy rằng nhà nước phong kiến Việt Nam đã thể hiện trong bản đồ hai quần đảo HS-TS như là lãnh thổ của mình. Trong khi đó, các nhà nước TQ thời đó đã không hề phản đối các bản đồ này, cũng như không phản đối các hành động khác thể hiện việc hành xử chủ quyền (effectivité) của nhà nước Việt Nam. Từ đó có thể lập luận rằng TQ thời đó đã công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với HS-TS thông quaacquiescence như án lệ trên của PCA.
"Tầm cao" - siêu mẫu nội y Hàn Quốc |
Sức nặng của bản đồ do bên thứ ba làm ra
Trong phán quyết xét xử tranh chấp giữa Eritrea và Yemen, PCA đã nhìn nhận giá trị của các bản đồ được làm ra bởi bên thứ ba trung lập. PCA phán quyết rằng mặc dù không thể xác định rằng các bản đồ này như là sự thể hiện chủ quyền pháp lý (titre) nhưng các bản đồ này là những chứng cứ quan trọng về quan điểm công chúng về tiếng tăm.
Tương tự, trong phán quyết xét xử tranh chấp biên giới giữa Burkia Faso và Mali, ICJ cũng cho rằng bản đồ được vẽ bởi một cơ quan trung lập (với các quốc gia trong tranh chấp) có ý nghĩa pháp lý nhất định.
Theo các án lệ trên, nếu tranh chấp chủ quyền liên quan đến HS-TS được đưa ra tòa án quốc tế thì Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế nhờ vào hàng loạt những bản đồ của bên thứ ba và trung lập vẽ trong lịch sử.
Đó là bản đồ do các nhà hàng hải phương Tây vẽ từ thế kỷ XVI ghi rõ quần đảo Hoàng Sa (tên là Paracel hoặc Pracel) nằm ở bờ biển của Việt Nam. Loại này có đến hàng trăm cái, có nhiều cái còn ghi tác giả, có cái ghi là Vô Danh. Tấm bản đồ có thể nói là quan trọng nhất là An Nam Đại Quốc họa đồ do Taberd vẽ, được xuất bản năm 1838. Đây là tấm bản đồ ghi rõ Hoàng Sa “Pracel sue Cat Vang” là của Việt Nam. Vị trí tọa độ của nó cũng tương thích với tọa độ mà các nhà hàng hải phương Tây đã vẽ trước đó, đồng thời giống với tọa độ của Hoàng Sa ngày nay.
LS-TS Lê Minh Phiếu
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Cấy lúa - ảnh Việt Nam xưa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét