Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Hùng triều thứ 14: Hùng Tạo vương

"Tương tư" - Hot girl Trung Quốc
Sự kiện tên các xã quanh Cổ Loa thành, tương truyền xưa là nơi tướng quân Cao Lỗ rèn quân, có tên dựa trên chữ “nỗ” nghĩa Việt là nổ khiến ta không khỏi liên tưởng tới việc thần Kinh Quy ban cho vua Hùng chiếc móng... (ảnh không liên quan đến bài viết)
Vua khai sáng: Đức Quân Lang. 

Danh hiệu khác trong sử Việt: Đức Tân. 
Danh hiệu khác trong sử Hoa: Chu Bình vương - nhà Đông Chu.
Quốc hiệu: Văn Lang - Âu Lạc 
Niên đại: 770-221 trước CN (bắt đầu dùng năm chính xác).
Chứng tích vật thể lưu tồn: Nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ.
Nhà Chu khi dời đô về Lạc Ấp đã rất suy yếu, ngược lại các chư hầu mặc sức mở mang lãnh thổ kể cả thôn tính lẫn nhau, dần dần chỉ còn 5 chư hầu lớn thay nhau làm Bá, đó là các nước: Tấn, Tần, Sở, Tề, Tống, lịch sử gọi là Xuân Thu Ngũ Bá. vương quyền chỉ còn là tượng trưng, quyền hành thực sự nằm trong tay các Bá, chữ ‘Vương đạo’ ‘Bá Đạo’ xuất phát từ thời này.
Từ năm 475 trước Công Nguyên, Trung Hoa bước sang thời Chiến Quốc.
Các nước Lỗ, Yên, Tề, Tống, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn, Tần, Ngô, Việt… đánh lẫn nhau, thời Xuân Thu Chiến Quốc chiến loạn triền miên khoảng 500 năm, máu chảy thành sông, xương chất thành núi.
Ta nhận thấy việc phân chia thành các “nước” ở thời Xuân Thu Chiến Quốc không qua đi mau chóng theo sự tiêu vong của nhà Chu, mà nó còn ảnh hưởng đến tận ngày nay qua việc phân chia các tỉnh và thổ âm thổ ngữ Trung Hoa, đối với một dân tộc, một đất nước đã trưởng thành thì cấu trúc của nó là cấu trúc bền vững, theo thời gian và thời cuộc dĩ nhiên có biến đổi nhưng không thể xóa sạch dấu tích, đối với Việt Nam cũng vậy: Hai làng ở cạnh nhau lâu đến vài trăm năm nhưng vẫn có giọng nói khác nhau, cứ đời con nối đời cha, thời gian đành thua không đồng nhất nổi. 
Có thể nói từ thời Đông Chu cái nếp Trung Hoa đã hình thành bản sắc dân Việt - Hoa đặt trên nền tảng văn minh nhà Chu, vốn cổ Trung Hoa được “siêu nhân” Khổng Phu Tử tổng kết trong Ngũ Kinh, Thư, Thi, Dịch, Lễ, Nhạc. Chính Khổng Tử cũng đã nói rõ “thuật nhi bất tác”, riêng Kinh Lễ là tâm huyết của Khổng Tử với quốc gia xã hội, hy vọng rằng “Lễ trị” sẽ giúp quốc thái dân an, con người có nếp sống văn minh lịch lãm nhưng khổ cho ông sinh vào buổi nhiễu nhương, xã hội toàn là những “mưu bá đồ vương” và phường “giá áo túi cơm” nên Lễ Trị của ông đành ngậm ngùi theo ông xuống lòng đất, nhưng nay chắc ngài cũng cũng mĩm cười khi hậu thế tôn vinh là “vạn thế sư biểu” thật xứng danh, đối với dân Việt-Hoa thì Khổng Tử là một siêu vỹ nhân vì không có Khổng Tử thì chưa chắc nhân loại đã biết là có nền văn minh Trung Hoa và Kinh Dịch siêu phẩm của trí tuệ loài người chưa chắc đã có ai hiểu nổi.
Nền văn minh triều Chu còn lưu tồn dấu vết khá phong phú với nền văn hóa khảo cổ Đông Sơn. Sơ kỳ văn hóa Đông Sơn khoảng 1.000 năm trước Công Nguyên là thời Văn Lang Âu Lạc và Tây Chu. Thời rực rỡ là thời Đông Chu từ 770 đến 221 trước Công Nguyên. Hiện vật đồng thau, gốm sứ và đá còn đầy dẫy đủ để phác hoạ cảnh sống, sinh hoạt của con người lúc đó. Tỷ lệ giữa đồ trang sức - công cụ sản xuất và vũ khí cũng chỉ rõ mức tàn khốc của chiến tranh thời Xuân Thu Chiến Quốc, đến thời cuối nhà Đông Chu thì hiện vật thu được chỉ toàn là vũ khí.
Sự kiện tên các xã quanh Cổ Loa thành, tương truyền xưa là nơi tướng quân Cao Lỗ rèn quân, có tên dựa trên chữ “nỗ” nghĩa Việt là nổ khiến ta không khỏi liên tưởng tới việc thần Kinh Quy ban cho vua Hùng chiếc móng, vua sai tướng quân Cao Lỗ chế thành nỏ thần và ta mãi ray rứt với câu hỏi phải chăng Chữ nỏ chỉ là âm mượn của chữ nổ, tên các xã là Uy Nổ, Cường Nổ v.v… đều phản ảnh tiếng nổ, tiếng nổ ở nơi rèn quân rất có thể là chỉ tiếng trống đồng điều quân như lời quẻ Dự chép "Lợi hành sư". 
Đối chiếu hiện vật khảo cổ và cái nhìn mới về lịch sử Việt Hoa có thể xác quyết: Trống đồng là siêu phẩm văn hóa nhà Chu, trống đồng rõ ràng được chỉ định bằng Quẻ Lôi Địa Dự trong Kinh Chu Dịch với Đại Tượng Truyện của Khổng Tử: “Sấm nổ trên đất, Tiên Vương dĩ tác nhạc, sùng đức ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.” Ở một phần trước đã nói rõ ý nghĩa lời Tượng này, ở đây ta bàn về những vấn đề của lịch sử do Thần Trống đồng chỉ ra Việt Nam có truyền thuyết Thần Trống đồng giúp Hùng Vương đánh giặc và sau đó để tưởng nhớ vua Hùng đã phong là “Đồng Cổ Sơn Thần” và đặt đền thờ ở núi Khả Lao. 
Các nhà nghiên cứu Việt và Hoa còn đang tranh luận về nơi phát tích trống đồng, Việt Nam hay Vân Nam hay Quảng Tây, 3 trung tâm của văn minh trống đồng. Với cái nhìn mới về lịch sử Việt Hoa thì việc này không quan trọng nữa vì Việt Nam, Vân Nam, Quảng Tây chỉ là 3 miền của nước Tây Âu Lạc hay Văn Lang mà thôi. Vân Nam, Quảng tây, Việt Nam chính là Tây - Âu - Lạc xưa. Bản thân chữ Vân Nam cũng chỉ là chữ viết sai của quốc hiệu Văn Lang mà thôi, tương tự Hải Lang bị biến thành Hải Nam...
Ở Quảng tây có di chỉ khảo cổ học Vạn gia bá nổi tiếng vì tại đây tìm được nhiều trống đồng vào hàng xưa nhất ; phải chăng đấy chính là đất Trụ vương ban cho Tây bá hầu Cơ xương.
Về di tích lịch sử dân tộc còn nhiều việc phải làm, nhiều nơi phải nghiên cứu lắm, như Hang Bua ở Nghệ An hay Đền Hùng ở Vĩnh Phú. Nơi Đền Hùng linh thiêng có một việc tối quan trọng mà ta có thể làm sáng tỏ: Dân gian truyền tụng nơi Đền Hùng có mộ Hùng Vương thứ 6, đây là mộ thật, sau triều Nguyễn tôn tạo thành đền thờ cho đến hôm nay. Hùng Vương thứ 6 không phải là số thứ tự, 6 là Lục, Lạc là Hùng Lạc, kết hợp với ý nghĩa câu : ‘Nam bang Triệu tổ” có thể luận ra Đó là mộ của vua Hùng đời thứ 6 Hùng Lạc vương tức là đế Nghi – ông Giao thường của Hoa sử.
Khảo cổ Việt Nam đang tìm cách lý giải văn hoá Đông Sơn có 2 dòng chảy chính mà từ chuyên môn gọi là: loại hình Làng Cả và loại hình Thiệu Dương. Cả 2 đồng tồn tại trên đất Việt nhưng rõ ràng có nét khác biệt nhất định. Các hiện vật thu được kể cả trống đồng của loại hình làng Cả phảng phất phong cách Điền, tức phong cách du nhập từ Vân Nam , Chính sự kiện này đã đóng dấu xác nhận thời lịch sử mà Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh viết là: “Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy”; thời nhà Chu đời đô từ Hạo Kinh hay Kiểu Kinh về Lạc Ấp - Cổ Loa Thành.
Thần Đồng Cổ đã soi sáng cho chúng ta nhiều điều:
Thứ nhất là: Hệ kỹ thuật đúc đồng từ tỉ lệ pha trộn kim loại, kỹ thuật đúc, V.v… chỉ rõ không gian thống nhất của chủ nhân đã tạo ra nó là người Đông Nam Á. ( Kể cả Hoa nam )
Thứ hai là: các hoa văn, hình khắc trên đó vừa phản ảnh sinh hoạt lễ hội mà từ các hình ảnh sống động đó khoa học có thể tìm ra nguồn gốc dân tộc và anh em họ hàng, vừa khẳng định dấu ấn của Dịch Lý với đạo Tam Tài: chim - người - nai, nhưng trên hết là tín ngưỡng thờ trời, tượng trưng bởi hình mặt trời và các tia nắng luôn luôn ở trung tâm của mặt trống. 
Thứ ba; Trống đồng và công dụng của trống đồng giúp ta có thể tìm ra anh em, dòng giống một cách dễ dàng dù lớp bụi thời gian có dày tới đâu khi dùng Thần Đồng Cổ làm tiêu chuẩn người Việt vẫn có thể nhìn anh em ruột thịt. 
Việc đánh trống đồng trong các lễ tế trời và thờ kính tổ tiên cho chúng ta công thức:
- Dân nào sử dụng trống đồng thì đó là anh em ta vì cùng thờ một tổ tiên.
- Đất nào có trống đồng thì đất đó là lãnh thổ Họ Hùng.
Từ đặc tính thể hiện quyền uy và tín ngưỡng mà trống đồng thể hiện ta phải “nhìn lại” lịch sử , trống đồng là loại hình ấn kiếm sắc phong thời cổ nên chỗ nào có trống đồng thì đấy là đất của công thần dòng Hùng. Tương lai Đông Nam Á tùy thuộc rất nhiều vào sự nhìn nhận và vị trí của “Đồng Cổ Sơn Thần” trong nền văn hóa, văn minh của mình.
Truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa xuất phát từ việc Chu Công xây đô thành ở Lạc Ấp, tướng quân Cao Lỗ chính là Chu Công, vương của nước Lỗ. 
Thời Chiến Quốc có mấy điều phải lưu ý:
Họ Triệu diệt quốc Văn Lang - Âu Lạc là Tần vương chứ không phải Triệu Đà vua Nam Việt . Nhà Tần họ Triệu, Tần Thủy Hoàng là Triệu Chính ,chúng ta sẽ luận bàn kỹ lưỡng hơn trong chương viết về nhà Tần .
Theo sách ‘Tam Phần Thư” thì Trung Hoa có 3 loại Dịch Lý, đó là Liên Sơn, Quy tàng, và Chu Dịch, căn cứ theo mạch văn thì nếu Chu Dịch là Dịch Lý nhà Chu thì Liên Sơn Dịch và Quy Tàng Dịch phải là Dịch Lý của nhà Liên Sơn và nhà Quy Tàng, 2 tên này chưa nghe lịch sử nói đến, nhưng dựa trên ngữ nghĩa ta có thể xác định:
Quy tàng Dịch là Dịch Lý của nhà Thương vì Việt Thường ở bờ Trường Giang nơi có loài rùa lớn sinh sống, mai của nó đã được dùng để khắc Dịch Lý hay ít nhất cũng là Hà - Lạc và Bát Quái vì thế có tên là Qui tàng Dịch.
Còn Liên Sơn Dịch là Dịch Lý của nhà Hạ, bởi hai lẽ:
- Đấy là Dịch được khắc vào đá núi, có thể là triền núi hay hang động.
- Đó là Dịch Lý cuả thời dân Trung Hoa do lụt lội phải sống nơi vùng cao, hình tượng là Liên Sơn tức đồi núi chập chùng, cũng là thời của Sơn Tinh hay Tản Viên Quốc Chúa, tên một dãy núi ở miền Bắc Việt Nam mô tả xác thực hình ảnh thời đại này đó là dãy Hoàng Liên Sơn.
Ở phần trên đã nói là: diệt quốc Văn Lang là họ Triệu, họ của vua Tần chứ không phải là Triệu Đà của Nam Việt, đó là năm 256 TCN khi Tần chiếm đất và diệt nhà Đông Chu. Sự kiện này sử Việt lại chép thành: năm 257 trước Công Nguyên, Văn Lang bị Thục Phán diệt và lập nên nước Âu Lạc. Trọng thủy trong vụ án Tráo đổi nổi tiếng của lịch sử là con của Tần vương triệu Tắc chứ không phải con Triệu Đà vua Nam Việt.
Ở những phần trên ta đã thấy Văn Lang và Âu Lạc là 2 tên của cùng một nước.
sử Việt Nam còn lầm lẫn rất nhiều, có khi sai lạc cả đến 1.000 năm.
Nhà Chu là triều đại dài nhất của Trung Hoa và dấu ấn nhà Chu Mãi mãi không hề phai lạt trong sinh hoạt đời thường cũng như tâm linh của người Việt Hoa., tên Văn Lang đã được sử Việt Nam chính thức coi là quốc hiệu thời lập quốc của mình.
Nhà Chu trải qua tổng cộng:
- Tây Chu với 12 đời vua.
- Đông Chu với 25 đời vua. 
Lãnh đạo quốc gia tới 1.000 năm và là triều đại dài nhất trong lịch sử Trung Hoa. 
Chỉ 2 câu thơ của thày Phạm Sư Mạnh:
Kiểu ngoài Bách Man hoàn Cổ lũy (loa)
Quốc tây cự chấn tráng Chân Đăng .
Được đặt đúng vào dòng sử nhà CHU, đối chiếu với hai phong cách của cổ vật Đông sơn là đã đủ chứng lý để viết lại cổ sử Việt nam và Trung hoa.
Ở Nghệ an có Đền Cuông thờ An Dương Vương lập ở núi Mộ Dạ ...chính xác phải là DÃ, DÃ LANG hay vua chày cối là danh hiệu khác của VĂN VƯƠNG có tư liệu ghi là ĐỐI vương cũng nghĩa là vua chày-cối-Âm Dương vương... Cổ Loa chính là Lạc ấp hay đại ấp Lạc dân xây dựng nên là đám ‘ngoan dân’ là qúy tộc đại thần nhà Thương Ân chống đối nhà Châu bị ông Châu Công bắt định cư tại đây để dễ bề kiểm soát, như thế Lạc ấp là nơi hoà hợp hai dòng chủng tộc hai dòng văn hóa Thương Ân và Châu tạo thành con người và nền văn hóa chung Đông châu với những đặc trưng còn lưu dấu nơi hậu duệ là người Việt Nam ngày nay.
Văn vương đồng nghĩa với Văn lang sau trở thành quốc hiệu thiêng liêng của người Việt, nước Văn lang nghĩa là: nước của vua Văn. 
Nước Đại Việt văn hiến ngàn năm , điều đó khỏi phải bàn nhưng có điều lạ mãi cho tới nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi về chữ viết của người Việt cổ.
Tiền nhân người Việt không coi Hán tự (nói theo ngày nay) là chữ của Tàu.
Tại sao người xưa lại gọi là chữ Nho? Phải chăng ‘nho’ là biến âm của ‘nhỏ’ như ta vẫn dùng trong từ điệp ‘nho-nhỏ’ và chữ ‘nho nhỏ’ chính là kiểu chữ tiểu triện như các nhà khoa bảng đã nói.
Nếu Nho là kiểu chữ tiểu triện thì Khoa đẩu chắc chắn là chữ đại triện.
Khoa đẩu thực ra là ký âm hán tự của từ Việt, khoa là ký âm chữ khoác tiếng Việt đồng nghĩa với khuếc như trong khuếc đại nghĩa là làm cho lớn ra. Chữ đẩu là ký âm chữ đầu, như thế Khoa đẩu chỉ có nghĩa là loại chữ Đầu lớn mà thôi.
Về hình tượng ta thấy rất rõ sự liên quan giữa Khoa đẩu hay to đầu và con nòng nọc.
Trong hán tự không hề có điều này.
Văn nòng nọc hay Khoa đẩu là manh mối rất quan trọng trong công việc tìm kiếm chữ Việt cổ vì cổ sử Trung hoa có nói đến tích Việt thường cống Nghiêu đế con rùa trên mai có khắc văn khoa đẩu chép từ thời đựng nước...
Và Khi đập vách nhà Khổng tử thì tìm được kinh Dịch... và nhiều kinh văn khác... tất cả chép bằng văn Khoa đẩu...
Tiền nhân còn nhắn gửi cho chúng ta một thông điệp chỉ dẫn về văn tự xưa đó là bức tranh Đông Hồ: Lão Oa độc giảng, tôi không biết chắc chữ độc ở đây nghĩa là duy nhất hay là đọc nhưng điều đó không quan trọng, điểm nhấn là ở chỗ tại sao cổ nhân lại dùng hình ảnh con cóc tượng trưng cho việc truyền đạt văn hóa, chữ nghĩa...?
Cóc đẻ ra Nòng nọc. 
Chữ đẻ ra Văn.
Lão Oa đẻ ra Khoa đẩu. 
Oa là con cóc đồng âm với Oa là chứa trữ.
Trong tiếng Việt thì: chứa - trữ và giữ chỉ là một và là đồng âm của từ ‘Chữ’, một vật thể hay một hình ảnh dùng chứa hay mang thông tin thì gọi là CHỮ.
- Vật thể hay hình ảnh là phần dương của chữ.
- Thông tin chứa ở trong là phần âm của chữ.
Đoạn: Oa đẻ ra Khoa đẩu trong ngôn ngữ Việt có thể hiểu là :
- Chữ đẻ ra văn Đầu to.
Mà ‘Chữ’ là từ thuần Việt như vậy con của nó là văn Đầu to hay Khoa đẩu phải là của người Việt.
Trước đây do bó hẹp lãnh thổ Văn Lang trên phần đất Bắc và Bắc Trung Việt nên việc truy tìm chữ cổ của người Việt qúa khó khăn tới nay chưa thu được kết quả cụ thể nào, nay với Sử thuyết họ HÙNG ta có thể mở rộng địa bàn tìm kiếm bao gồm cả: Vân Nam - Quý Châu và Quảng Tây và tây Quảng Đông, như thế công việc trở nên khả dĩ hơn nhiều.
Cuối năm 2011 có sự kiện trọng đại đối với lịch sử và văn hóa văn minh người họ Hùng: tìm thấy loại chữ cổ đặt tên là chữ Lạc Việt cách nay khoảng 5000 năm ở Quảng Tây gần biên giới Việt Trung hiện nay, giới khoa học đã xác nhận đấy là tổ tiên xa nhất của chữ Nho trước Giáp Cốt văn cả ngàn năm, như vậy nút thắt hiểm hóc nhất đối với sử thuyết Hùng Việt đã được mở, việc viết lại lịch sử và lịch sử văn minh Trung Hoa trở thành điều bắt buộc.
1) sự việc nhỏ nhưng là thông tin đáng giá cho dòng sử mới của Trung hoa đăng tải trên Internet: ...Nhà Hạ dùng đồng của Cửu châu để đúc Cửu đỉnh, chẳng những nhằm tượng trưng cho Cửu châu, đồng thời biểu thị là nhà Hạ là chủ nhân của Cửu châu, thực hiện được sự thống nhất thiên hạ. 
Sau đó, Cửu đỉnh được coi là tượng trưng của quyền lực, và trở thành vật " truyền quốc chi bảo 傳國之 寶 " của nước Trung Hoa. 
Khi nhà Hạ bị diệt, Cửu đỉnh truyền vào tay nhà Thương. Nhà Thương mất, Cửu đỉnh sang tay nhà Chu. Chu Thành Vương đem Cửu đỉnh bầy ở ấp Giáp Nhục (nay thuộc Lạc Dương tỉnh Hà Nam), để cho người ta biết rằng "mệnh trời " qui về nhà Chu...
Hiện nay Cửu đỉnh bảo vật truyền quốc Trung hoa đi đâu mất?
Có thuyết cho rằng khi Tần Chiêu Vương đem cửu đỉnh về nước Tần, thì một chiếc bị rơi xuống sông Tứ Thuỷ, còn lại tám chiếc mới mang vào Tần. Một thuyết khác nữa cho là dưới thời vua Chu Hiển Vương, Cửu đỉnh bị chìm ở sông Tứ Thuỷ ở Bành Thành, nên khi Tần Thuỷ Hoàng năm 219 TCN trên đường qua Bành Thành, cho hơn một ngàn người xuống mò tìm ở sông Tứ thuỷ nhưng không thấy....
Tứ thủy là sông Tứ, sông Tứ ngày nay là con sông chảy qua Quảng Đông - Quảng Tây rồi đổ ra biển Đông, đấy chính là con sông lớn thứ 3 của Trung Quốc còn gọi là Tây Giang - Châu Giang hay Việt Giang...
Cả kinh đô Đông Châu và Đế quốc Tần đều ở vùng Tây Bắc Trung Quốc sao đỉnh lại chìm xuống sông Tứ - Tứ Thủy - Tây Giang - Châu Giang?
Người ta có thể đánh tráo lịch sử bằng cách gán Tứ Thủy là con sông cỏn con vô danh nào đó gần Bành Thành nhưng xin đừng quên Bành Thành nằm ở Đông Nam Trung Hoa và là con sông nhỏ thì làm sao có thể vận chuyển Cửu đỉnh bằng thuyền lớn?... có lý nào từ Lạc Dương lại cho thuyền chạy một vòng qua Đông Nam Trung Quốc rồi trở về Nam Thiểm Tây?
Theo Dòng Hùng Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét