Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Tài liệu lịch sử chứng minh các quần đảo ở biển Đông chưa bao giờ là lãnh thổ Trung Quốc (P3)

Tháng 8-2010, Nga đã bàn giao cho Việt Nam tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont có thể trang bị cho một tiểu đoàn. Gồm 4 xe phóng tên lửa, mỗi xe phóng trang bị 4 quả tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont.
Nguyên sử chép Quách Thủ Kính tiến hành đo đạch thiên văn “bốn biển” năm 1279 theo lệnh của vua Nguyên. Các học giả Trung Quốc căn cứ vào số độ đo được ở “Nam Hải” (150 Bắc Cực, tương đương vĩ độ Bắc ngày nay) để giải thích rằng, điểm đo đạc thiên văn của Quách Thủ Kính ở “Nam Hải” chính là trên quần đảo Hoàng Sa ngày nay để rồi coi đó là “hành động hành xử chủ quyền của chính phủ Trung Quốc” và “cương vực đời Nguyên bao gồm cả các đảo ở biển Đông(1)
• Ba là, về việc đo đạc thiên văn của Quách Thủ Kính năm 1279: 
Nguyên Sử cũng cho biết, việc đo đạc thiên văn do Quách Thủ Kính tiến hành mang tính chất nghiên cứu khoa học, tìm hiểu vận động của vũ trụ (mặt trời, mặt trăng, các vì sao) để “làm lịch mới” (quyển 164, tờ 4b-5a). 
Với tính chất như vậy và được tiến hành trên phạm vi rộng, vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Trung Quốc thời đó, nên được chép là “trắc nghiệm bốn biển”. Từ ngữ “bốn biển” người Trung Quốc sử dụng với nghĩa như từ ngữ “thế giới” ngày nay. Cũng vì lẽ đó, người ta thấy 27 nơi tiến hành đo đạc, có cả “Cao Ly”, nay là Triều Tiên, “Thiết Lặc”, vùng đất đến nay thuộc Xibia, Liên Bang Nga, “Bắc Hải”, nay là Bắc Băng Dương, “Nam Hải” nay là biển Đông. 
Nếu hiểu biển Đông thời đó nằm trong “cương vực đời Nguyên”, thì Triều Tiên, Si-bia, Bắc Băng Dương cũng thuộc “cương vực đời Nguyên cả sao? Biết rằng, cương vực đời Nguyên chép trong Nguyên Sử và thể hiện trên bản đồ đời Nguyên (Quảng Dư Đồ của Chu Tư Bản) phía Nam chỉ đến đảo ở biển Đông, phía Bắc không quá sa mạc Gobi. 
"Sắc đỏ" - siêu mẫu Hồng Quế
• Bốn là, việc chính phủ Trung Quốc kháng nghị người Đức thăm dò “các đảo Nam Hải” năm 1883:
Các học giả Trung Quốc không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh hành động này. Song, nhiều nguồn thông tin mà nay còn thấy cho biết công việc thăm dò, đo đạc của người Đức ở biển Đông trong những năm 1881-1884 tiến hành thuận lợi và tài liệu thu được trong cuộc thăm dò đã được biên soạn thành sách. 
Một bài báo đăng trên Tạp chí Phương Đông năm 1910 cho biết, hơn 10 năm trước tác giả đã có trong tay tập tài liệu điều tra biển Đông của một người Đức, trong đó quần đảo Hoàng Sa được ghi chép tỉ mỉ mà ông ta đã dịch ra tiếng Trung Quốc. Ông nói, người Đức này đã đi từ Nam lên Bắc, từ Tây sang Đông đo đạc vùng biển này để lập bản đồ hàng hải.(2) 
Theo Thẩm Bằng Phi, trong báo cáo về cuộc điều tra quần đảo Hoàng Sa năm 1928, năm 1883 chính phủ Đức tiến hành đo đạc quần đảo Paracel. Tài liệu thu thập được đã được E.D. Existence và P.W. Position biên soạn thành tài liệu năm 1884.(3) 
Một tài liệu nghiên cứu về quần đảo Paracel của Phủ Toàn quyền Đông Dương năm 1921 ghi nhận rằng: “Người Đức từ năm 1881 đến 1884 đã tiến hành nghiên cứu thuỷ học một cách kỹ lưỡng các đảo này” và “họ thường tiến hành ở hầu hết các vùng biển Trung Hoa (Hải Nam, Bắc Hải, Vi Châu) cho đến tận Áo Môn (Macau) và Phúc Châu”(4). 
Các nguồn tư liệu thông tin trên chứng minh người Đức đo đạc vẽ bản đồ các quần đảo ở biển Đông không hề gặp bất kỳ cản trờ nào và những công trình nghiên cứu, đo đạc của họ được hoàn tất và công bố. 
Như vậy, câu chuyện Chính phủ Trung Quốc kháng nghị người Đức năm 1883 là điều rất đáng nghi ngờ. Dù việc này có thật cũng vô hiệu. Vì các quần đảo ở biển Đông không hề được đặt dưới chủ quyền của Trung Quốc, Trung Quốc không có tư cách đưa ra bất kỳ lời kháng nghị nào. 
"Trừu tượng" - tranh của họa sĩ Trần Thế Vĩnh
• Năm là, chính quyền địa phương Trung Quốc cứu giúp tàu thuyền nước ngoài lâm nạn: 
Về sự kiện này, các học giả Trung Quốc dẫn hai văn bản đời Càn Long năm thứ 20 (1755) và năm thứ 27 (1762) chép việc tàu thuyền nước ngoài bị đắm ở “Cửu Châu Dương (thuộc) Vạn Châu” và ở “Thất Châu Dương”, Chính phủ nhà Thanh lệnh cho quan chức địa phương chu cấp cho người sống sót về nước.(5) 
Như trên đề cập, “Thất Châu Dương” là tên chỉ vùng biển kế cận đảo ở biển Đông về phía Đông Nam và “Cửu Châu Dương” đã được tác giả bộ sách Lịch Đại Dư Địa Duyên Cách Hiểm Yếu Đồ (1879) ghi chú là “Thất Châu Dương ngày nay”. 
Điều đó nói lên, cả hai vụ đắm tàu đều xảy ra ở vùng biển kế cận đảo ở biển Đông, không phải là “vùng quần đảo Hoàng Sa”. 
Nhà nghiên cứu Phạm Hân 
Chú thích: 
1. Hàn Chấn Hoa, sách đã dẫn, trang 9 và 47. 
2. Hàn Chân Hoa, sách đã dẫn, trang 133-136. 
3. Trung Quốc Nam Hải Chư Đảo Văn Hiến Vựng Biên Chi Bát, Đài Loan học sinh thư cục, 1974, trang 22-33. 
4. Gouverment Général de l’Indochine - Direction des Affaires Politiques et Indigènes-Note, 6 Mai 1921, phụ lục tài liệu nghiên cứu của giáo sư Monique Chemillier Gendreau nhan đề Aris juridique relatif au statut international des archipels de la mer de Chine (Paracel-Spratlys) (1989). 
5. Bộ sưu tập, trang 68-70.
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Lấp ló" - siêu mẫu nội y châu Âu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét