"Ngọc ngà" - Hot girl Nhật Bản |
Dân họ Hùng là tộc người duy nhất trên trái đất này bị tráo mất tổ tiên - lịch sử và nền văn minh khi triều đại “Hiếu” của Trung Hoa bị biến thành nhà “Tây Hán” hay Tây Hãn quốc tức nhà nước của dân Mongoloit. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Vua khai sáng: Hưng Đức Lang.
Danh hiệu khác trong sử Việt: Lý Bôn, Lý Nam Đế.
Danh hiệu khác trong sử Hoa: Lưu Bang - Hán (Hiếu) Cao Tổ.
Quốc hiệu: Vạn xuân.
Niên đại: Năm 206-8 TCN.
Hùng Trịnh nghĩa là vương đất Trịnh việc này đã chỉ rõ nơi khởi phát đế nghiệp của Lý Bôn là vùng Trịnh Châu phía Bắc Hà Nam ngày nay.
Hưng Đức Lang có ý nghĩa: Hưng ta đã biết ở phần trên (Hưng - Suy). Đức là biến âm của Đế , Lang cũng có nghĩa là vương, nên gọi là Hưng Đức hay Hưng Lang thì đúng hơn. Đây là sai lầm thường thấy của người Việt như: Núi Thái Sơn, Sông Hương Giang…
Câu đối ở đền thờ Lý Nam Đế:
Hưng Vương vỹ lược lưu thiên cổ
Tế thế phong công ký Vạn Xuân.
Câu trên tuy tiếng Hán nhưng nghĩa rõ ràng, không cần dịch. Đáng lưu ý ở đây là câu đối này gọi Lý Nam Đế là Hưng Vương, một cái tên chưa hề được ghi chép trong sử sách.
Phép biến âm phù thủy đã biến ‘Hưng Đức’ thành ‘Hán đế’ tức đại hãn Mông Cổ.
Sử Trung Hoa không biết vô tình hay hữu ý thường lờ họ Triệu của nhà Tần… thay vào đấy dùng chữ Dinh, như Tần Thủy Hoàng tên là Triệu Chính nhưng sử Trung Hoa thường ghi là Dinh Chính. Hay Doanh Chính, Thực ra ‘Triệu’ là biến âm của từ ‘Chậu’ trong ngôn ngữ Thái Lào "chủ-chúa" trong tiếng Việt, vậy Triệu Chính chỉ có nghĩa là chúa tên Chính chứ không phải họ Triệu tên Chính.
"Cổng thành Huế" - tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung |
Tương tự triều Lý Bôn Hưng Đế cũng thế, theo qui luật về danh xưng các vương triều Trung Hoa thì thời Lý Bôn - Lưu Bang phải gọi là triều “Hiếu” mới đúng; tất cả các vua triều này đều có đế hiệu với chữ “Hiếu” đứng đầu như: Hiếu Cao Tổ, Hiếu Cảnh Đế, Hiếu Vũ Đế… nhưng sử Trung Hoa lại gọi là triều ‘Tây Hán’ hay ‘Tiền Hán’, không hiểu vì lẽ gì?
Do hiềm khích giữa Lưu Bang và Hạng Vũ khi phân phong đất đai trước của đế quốc Tần, Hạng Vũ đã đẩy Lưu Bang đến vùng xa xôi hiểm trở nhất là Bắc Tứ Xuyên - Nam Thiểm Tây đấy là nơi khỉ ho cò gáy đến nỗi không những quân mà cả tướng ngày nào cũng có người bỏ trốn trong đó có cả Hàn Tín, may mà tể tướng Tiêu Hà đuổi kịp dỗ dành nên quay lại. Nói như thế để ta hình dung ra cảnh sinh họat tiêu điều không bóng người... trái ngược với điều Hoa sử nói Thiểm Tây là đất trung tâm của nhà Chu tức là chốn phồn hoa đô hội... không lẽ tất cả dân nhà Chu đã chết sạch?
Khi lên ngôi dù lòng không muốn nhưng Lý Bôn buộc phải phong cho một số tướng lãnh, công thần tước vương và cắt đất cho họ làm chư hầu, trong đó:
Hàn Tín được phong ở nước Sở - Hồ Nam. Bành Việt được phong ở đất Long, sử Trung Hoa gọi là Lương Vương (ta nhớ lại: Lạc Long → Lục Lương) tức Quảng Đông ngày nay. Anh Bố được phong là Hoài Nam Vương đất Phong ở nam sông Hoài.
Về sau các vương này đều bị cáo giác làm phản và bị giết, đất đai bị thu hồi. Sau khi diệt Hoài Nam Vương Anh Bố Hưng Đế về thăm đất Bái, trong một bữa tiệc nơi đất cũ, nơi có núi Mang Đãng thưở xưa, ông vua Trung Hoa người tiền Mường (?) này ngâm 4 câu thơ còn ghi trong sử sách đặc biệt có câu: “Đại phong khởi hề vân phi dương” dịch là "Gió lớn thổi hề mây bay lên". Ý nghĩa lịch sử nằm ở chữ ‘phong’ và chữ ‘vân’. Phong chỉ Phong Châu hay đất Phong nơi sinh ra Lý Bôn, vân là tên cả vùng đất nay là Vân Nam, xưa là đất Văn Lang (hay Văn Vương) thường được gọi tắt là đất Vân.
"Che đậy" - người đẹp Hoa ngữ |
Việc mở rộng cương vực về miền Bắc (phương hiện nay) Hoàng Hà đã được bắt đầu từ thời Trụ Vương nhà Ân Thương, rẻo đất giáp bờ bắc Hoàng Hà ngày nay thuộc Hà Nam là nơi xây Biệt Đô Triều Ca, miền đất xưa có Biệt Đô Triều ca này tên là Hà Nội trùng với tên thủ đô Việt Nam ngày nay. Sang đời Tần tướng Mông Điềm đã vượt sông chiếm vùng đất từ Hoàng Hà lên đến Trường Thành lập thành 44 huyện; đấy là đất của người Lu (Liêu) thuộc chủng Mongoloit, trong chiến tranh Hưng - Suy (Hán Sở) vì nội chiến vùng này không có người phòng thủ nên rơi vào tay Hung Nô, Hiếu Cao Tổ sau khi lên ngôi toan chiếm lại nhưng Hung Nô lúc ấy đã quá mạnh đành chịu thất bại - phải áp dụng chính sách hòa thân không chiến tranh.
Trong cuộc Hán sở tranh hùng quân của Lưu bang có nhiều người Hung nô phương bắc (nay) nên với Lưu bang không có sự phân biệt Hán Hoa , hoàng tộc Trung hoa và dòng thủ lãnh các tộc Hung nô đã có nhiều cuộc hôn nhân , rất có thể trong số các hoàng tử công chúa cũng đã có người mang 2 dòng máu, điều này thể hiện quan điểm chính trị thực dụng của Lưu Bang do thực tế vùng đất ông đứng chân mà ra.
Nhưng với vợ ông bà Lữ hậu thì khác: trong cái tầm mắt hạn hẹp nhỏ nhoi của đàn bà lại chứa cái rất to lớn đó là ý thức dân tộc: Hoa là Hoa Hán là Hán... chính vì vậy khi Hiếu Cao mất, quyền hành thực sự nằm trong tay Lã Hậu, bà là người cứng cỏi và có tham vọng đoạt ngôi vua cho họ Lữ, chúng ta sẽ có một chương nói về triều đại họ Lữ mà từ trước đến nay đã bị dấu nhẹm.
Từ khi Lưu bang mất thì Hung nô đã thực sự trở thành quốc nạn đối với người Trung Hoa, tấn công cướp phá liên miên mãi cho đến đời vua thứ 6 là Hiếu Vũ Đế, Trung Hoa phục hưng đánh bại dồn Hung Nô về tận sa mạc ở tây bắc Đây là đời thịnh trị huy hoàng của Trung Hoa.
Theo sử Việt: Lý Bôn - Lưu Bang là Lý Nam Đế, chữ Nam này đã chỉ rõ vùng kinh đô của triều Hiếu nằm ở phía Nam (xưa) Trung Hoa, Triều Hiếu Trung Hoa có văn trị võ công hiển hách, cả vùng đất mênh mông của người Mongoloit ở ngoài Trường Thành phía Bắc (hiện nay) Trung Hoa đã bị chinh phục, phông phải chỉ mở rộng lãnh thổ, tầm nhìn Trung Hoa cũng được mở mang rất nhiều qua các chuyến đi sứ về hướng tây của Trương Khiên, Tô Vũ…
Tự điển Hoa ngữ đầu tiên ra đời ở thời này có trên 6.000 từ, đây có lẽ cũng là cuốn tự điển đầu tiên của nhân loại.
Từ đời Hán Văn Đế tức năm 163 TCN, Trung Hoa bắt đầu dùng niên hiệu vua làm lịch, từ đó mới có thể xác định thời gian của lịch sử Trung Hoa, trước đây dùng lịch Can Chi, lịch này cứ 60 năm lại trở về từ đầu nên khó biết đích xác các sự kiện lịch sử vì 60 năm lại có 1 năm trùng tên; nhưng như thế cũng chưa phải là ổn vì trong sử Trung hoa còn nhiều niên hiệu trùng nhau.
Về chợ - ảnh Việt Nam xưa |
Sau khi Lữ Hậu mất, Trung Hoa chia thành lưỡng triều Bắc và Nam, phải đến đời Hiếu Vũ Đế đánh bại Nam Việt Vũ của nước Nam Việt thống nhất Trung Hoa. Lịch sử mới coi đó là cái mốc chính thức thành lập “Đế quốc Hiếu”, nên Lý Triệt có đế hiệu là Hiếu Vũ Đế tương tự như Hạ Vũ tổ nhà Hạ, Thành Thang Võ Vương người kiến lập triều Thương, Chu Vũ đế người khởi đầu triều đại Chu, riêng triều Hiếu đã trải 6 đời vua đến Lý Triệt một quân vương hiển hách thu giang sơn về một mối mới được gọi là “Hiếu Vũ” tức vua khai sáng triều đại.
Chi tiết lịch sử về đoàn đi sứ về phương Tây của Trương Khiên muốn tìm đến nước Thiên Trúc khi đi đến Côn Minh bị chặn lại, họ phải đi vòng đến nước Điền Việt ở Vân Nam, được vua Điền Việt hết sức giúp đỡ… cho ta thấy đầu đời Hiếu Vũ Đế nhà Hiếu không làm chủ phía Nam (hướng hiện nay) Trung Hoa vì đây là vùng ảnh hưởng của nước Nam Việt.
Nhà Hiếu từ Hiếu Cao Tổ Lý Bôn đến vua cuối là Nhũ Tử Anh tổng cộng là 13 đời vua, trị vì Trung Hoa từ năm 206 TCN đến năm 8 sau CN là dấu ấn quan trọng trong lịch sử Trung Hoa,
các sử gia Hán tộc đã dùng thủ thuật chữ nghĩa biến Hưng Đế thành Hãn Đế (tức vua Hung Nô); chỉ một động tác nhỏ mà thành công hoàn toàn trong việc thoán đoạt độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người. Hưng Đế biến thành Hãn Đế, dân tộc họ Hùng hàng chục ngàn năm lịch sử bỗng biến thành dân Hãn của Khả Hãn kéo theo hàng loạt từ “biến chất”.
Hãn Quốc: nước của Khả Hãn biến thành Hán Quốc. Hãn tộc biến ra Hán tộc.
Người họ Hùng còn gọi là người Hoa bỗng chốc trở thành người Hán tức Hãn tộc. Sự kiện hy hữu này tới 2.000 năm sau mới nhìn ra; người Trung Hoa ngày nay vẫn vui vẻ nhận mình là người Hán tức con dân Đại Hãn, rất hãnh diện nên cứ mở miệng là Xưng... nam tử hán đại trượng phu...
Dân Họ Hùng là tộc người duy nhất trên trái đất này bị tráo mất tổ tiên - lịch sử và nền văn minh khi triều đại “Hiếu” của Trung Hoa bị biến thành nhà “Tây Hán” hay Tây Hãn Quốc tức nhà nước của dân Mongoloit.
"Rực lửa" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Bản thân vương hiệu: Hưng Đức Lang tức Hưng Đế bị bẻ quặt thành Hán Đế từ đó đẻ ra nhà Tây Hán. Thực ra trong lịch sử Trung Hoa triều Canh Thủy Đế Lưu Huyền mới là ông tổ của nước Hán hay hãn Quốc.
Sử Việt đã sai rất lớn khi chép Lý Bôn cũng là Lý Bí rồi dồn các sự kiện lịch sử ở hai thời đại thành một khiến hậu thế rối bời mãi đến nay vẫn chưa nhìn ra lịch sử thật của dân tộc mình.
Bách Việt Trùng cửu góp ý:
Đại Việt sử ký toàn thư chép về Tiền Lý Nam Đế:
"Vua họ Lý, tên húy là Bí, người Thái Bình (phủ) Long Hưng".
Theo thần phả Tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ truyền ở đền Giang Xá, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội, bản chính do Nguyễn Bính soạn năm Nhâm Thân (1572) thì "vua Lý tên Bí (còn gọi là Bôn), tên chữ là Cử Long Hưng. Bố ông tên Lý Toản, mẹ là Lê Thị Oánh...".
Như vậy "Long Hưng" không chỉ là tên quê mà còn là tên gọi Lý Nam Đế. Long Hưng tương ứng với "Hưng vương" như trong câu đối trên đền thờ Lý Nam Đế:
Hưng Vương vĩ lược lưu thiên cổ
Tế thế phong công ký Vạn Xuân.
"Hưng" hay "Hên, Hơn", đọc trệch ra thành "Hớn, Hán".
Đại Nam quốc sử diễn ca (thế kỷ XIX) về sự xuất hiện của Lý Nam Đế:
"Cỏ cây chan chứa bụi trần
Thái Bình mới có Lý Phần Hưng Vương"
Và khi vua lên ngôi:
"Vạn Xuân mới đặt quốc danh
Cải nguyên Thiên Đức, đô thành Long Biên
Lịch đồ vừa mới kỷ niên
Hưng Vương khí tượng cũng nên một đời"
Thậm chí trong tác phẩm không hề nói tới tên Lý Nam Đế mà chỉ gọi là Hưng Vương. Không thể phủ nhận được, Hưng Vương chính là tên gọi của Lý Nam Đế cho mãi tới gần đây vẫn được sử dụng. Cũng như câu đối ở điện Lý Nam Đế:
"Hưng Vương vĩ lược lưu thiên cổ
Tế thế phong công ký Vạn Xuân"
Theo Dòng Hùng Việt
Thịt heo luộc chấm mắm ruốc. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét