Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Từ bi hỷ xả

"Mềm mại" - Hot girl Trương Hằng
Từ bi hỷ xả là bốn đức tính tối cao để giúp chúng ta kiềm chế lòng tham, sân, si. Nhờ trí tuệ sáng suốt chúng ta lúc nào cũng làm chủ bốn tên đại ác này, không cho nó có cơ hội hoành hành thì chúng ta sẽ biến khổ đau thành những hạnh phúc chân thật. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Khi chúng ta làm một điều gì không hài lòng người khác thì chúng ta thường hay nói đùa là nên lấy lòng từ bi mà hỷ xả cho. Sự va chạm trong cuộc đời đã mang đến cho chúng ta lắm nổi đau buồn. Thế thì cái gì đạ tạo ra sự vui cũng như cái khổ? Xin thưa đó là cái tâm. Đã là con người, thì tham, sân, si luôn luôn chế ngự cái tâm của chúng ta. Nó muốn cho cái tâm của chúng ta bị mê muội để làm nô lệ cho nó. Chúng ta càng mê muội, thì tâm càng vọng động. Mà tâm còn vọng động thì chúng ta còn đau khổ.
Cuộc đời thì ngắn ngủi, mà đời người thì nhiều đau khổ, thử hỏi chúng ta sống còn có vui thú gì nữa đâu? Nói thế để chúng ta biết đâu là trắng, đâu là đen, chứ chủ trương của Phật giáo không phải là bi quan, nhu nhược và không có tinh thần tiến thủ. Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ thì làm sao mà bi quan cho được. Muốn khai trừ vọng tưởng ở trong tâm để cho tâm được an vui và thanh tịnh, chúng ta phải dùng đèn trí tuệ để phá tan đám mây đen hắc ám vô minh này. Khi chúng ta không còn quan niệm hẹp hòi, vị kỷ, thì cái tâm của chúng ta từ từ mở rộng, không còn chấp trước để thương yêu mọi người và mang lại hạnh phúc cho kẻ khác tức là tự tạo hạnh phúc cho chính mình. Cái tâm mà chúng ta nói ở đây chính là cái tâm vô lượng đó.
Vậy tâm vô lượng có những cái gì?
Tâm vô lượng thì bao gồm: Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Trước hết hãy tìm hiểu thế nào là Từ và Bi?
Từ là mến thương và vì mến thương mà chúng ta tạo ra cái vui cho người. Còn Bi là lòng thương xót rộng lớn trước những nỗi khổ đau của người khác và quyết tâm làm mọi cách để diệt trừ những đau khổ này. Đức Phật đã dạy đời là biển khổ, có nghĩa là cái khổ của chúng sinh thật là mênh mông rộng lớn. Thật vậy, khi có con người, có vũ trụ, tức là có khổ. Vì vô minh, chúng ta sống trong cảnh khổ mà cứ tưởng là mình đang vui sướng. Lấy giả làm chân, chúng ta đã gây ra không biết bao nhiêu là nhân khổ. Mà chúng ta quên đi là hễ tạo nhân khổ thì tất nhiên chính mình phải chịu lấy quả khổ. Chứ có ai trồng đậu mà được khoai bao giờ? Nhưng mà người đời thì không chấp nhận như thế, hể khổ thì họ than trời trách đất, rên xiết thảm khóc, làm cho cuộc đời đen tối lại càng tối đen hơn. Cuộc sống đã khổ sở nay lại càng khổ sở thêm. Chúng ta thấy không gian vô tận, thế giới vô biên, thì cái khổ cũng mênh mông vô tận như thế đó. Nói tóm lại, Từ Bi là nhận thức những cái khổ, và tìm mọi cách diệt trừ những cái khổ này để mang lại yên vui hạnh phúc.
Trong phần Tứ Diệu Đế, Đức Phật đã cặn kẻ nói rõ tất cả những nỗi đau khổ trên thế gian nầy (khổ đế) và Ngài chỉ cho chúng ta nguồn căn phát sinh ra những nỗi khổ này (tập đế). Sau đó, Ngài mới cho chúng ta thấy cái vui của Niết Bàn (diệt đế) và cuối cùng thì đưa ra phương pháp để đạt đến cảnh vui này (đạo đế). Do đó khổ đế, tập đế tức là Từ còn diệt đế, đạo đế tức là Bi. Vậy Tứ Diệu Đế là Từ Bi.
Còn Hỷ, Xả thì sao?
Hỷ có nghĩa là vui theo. Nhưng vui theo cái gì?
Khi bạn bè hay thân bằng quyến thuộc của chúng ta làm những việc sai xấu chẳng hạn như say sưa, trộm cướp, hoặc sát sinh. Thay vì chúng ta hết sức khuyên can họ, chúng ta lại đồng lòng với họ đi vào con đường ác. Như thế, thì sự vui theo ở đây có nghĩa là khuyến khích, đồng lõa với kẻ ác vậy. Chính chúng ta đã tự tạo cho mình ác nghiệp đấy.
Còn nếu họ làm những điều thiện chẳng hạn như giúp đở người nghèo khổ, ra tay phụ giúp công việc cho người già cả, giúp đở khích lệ cho kẻ tâm trí tối tăm, đem niềm vui đến cho trẻ em… thì việc vui theo này là một bước tiến trên con đường thiện nghiệp.
Vậy chúng ta phải dùng trí tuệ sáng suốt để phân định cái hay, cái dỡ của chữ Hỷ mà vui theo chớ đừng đụng cái gì vui theo cái nấy thì vô minh sẽ trấn áp cái tâm vô lượng của chúng ta.
Còn Xả là từ bỏ, không chấp, không kể nữa.
Cái khó trong thế gian này là làm thế nào để kìm chế cái ái dục và càng khó hơn nữa là chúng ta đang sống trong một xã hội quá phức tạp thì ái dục sẽ phát sinh dể dàng hơn. Chúng ta phải sáng suốt phân biệt cho rõ ràng đâu là nhu cầu và đâu là ái dục. Đạo Phật chỉ chủ trương tiêu diệt dục vọng để tâm được thanh tịnh, không còn phiền não, không còn chấp trước và cuối cùng có cơ hội chứng được Niết Bàn. Chớ Đạo Phật không bao giờ chủ trương tiêu diệt nhu cầu của cuộc sống cả. Tại sao mà chúng tôi biết chắc như vậy? Khi xưa lúc chưa thành Phật, thì chính Đức Phật đã tu khổ hạnh đến nỗi thân tàn ma dại mà Ngài chẳng đạt được kết quả gì.
Sau cùng, Ngài chọn con đường trung đạo là phải giữ tấm thân nầy để phát huy trí tuệ bởi vì nếu thân thể suy nhược thì trí tuệ sẽ yếu kém. Tấm thân tứ đại đối với Đức Phật chỉ dùng như là chiếc bè để đưa Ngài vượt qua biển trầm luân và đến bờ giác ngộ mà thôi. Khi đã đến được bờ giác ngộ thì chúng ta phải bỏ chiếc bè kia lại và bước lên bờ để tự giải thoát. Đây chính là cứu cánh của Đạo Phật. Còn chúng ta là những Phật tử tại gia thì chúng ta cũng phải có cơm ăn, nhà ở và những phương tiện căn bản cho cuộc sống. Đây chỉ là nhu cầu mà thôi. Nhưng nếu nhà càng lớn thì chúng ta phải làm nô lệ cho nó. Xe càng mắc tiền thì chúng ta lại càng lo âu. Nên nhớ rằng, một khi chúng ta vượt qua giới hạn của nhu cầu, thì ái dục sẽ hiện lên, và đây chính là căn nguyên cội rễ của nỗi khổ đau.
Vậy Xả ở đây có nghĩa là phải lìa bỏ cho được ái dục. Chúng ta nên nhớ rằng một khi lòng sân hận nổi lên thì tâm từ bi bị lấn áp, nỗi ưu sầu của chúng ta càng tăng thì tâm hỷ không phát hiện và nếu ái dục còn nặng nề thì tâm xả sẽ không bao giờ được phát sinh.
Nói tóm lại, từ bi hỷ xả là bốn đức tính tối cao để giúp chúng ta kiềm chế lòng tham, sân, si. Nhờ trí tuệ sáng suốt chúng ta lúc nào cũng làm chủ bốn tên đại ác nầy, không cho nó có cơ hội hoành hành thì chúng ta sẽ biến khổ đau trên đời này thành những hạnh phúc chân thật.
Từ Bi - Bác Ái
Bác ái là tình thương phát xuất từ con tim mà đã là từ con tim thì có lúc chúng ta thương, có lúc chúng ta ghét, buồn giận... Còn từ bi là tình thương phát xuất từ trong trí tuệ nên lúc nào cũng sáng suốt. Nói như thế thì giửa Từ bi và Bác ái có nhiều chỗ tương đồng cũng như dị biệt.
Như trên đã nói, Từ là đem niềm vui cho tất cả chúng sinh, còn Bi là diệt trừ nỗi khổ cho tất cả mọi loài. Chữ chúng sinh và mọi loài ở đây mà Đức Phật muốn nói là bao gồm cả con người và sinh vật. Còn diệt khổ của chữ Bi là tận diệt cội nguồn gốc rễ của nỗi khổ. Nói một cách khác là người có lòng Bi thì vừa xoa dịu nỗi đau khổ trong hiện tại mà còn ngăn ngừa cái khổ tái phát trong tương lai.
Sau cùng, khi chúng ta nói về hai chữ Từ Bi thì có nghĩa là mang lại sự vui sướng cho con người cũng như tất cả những sinh vật trên hoàn cầu và sự sung sướng này bắt đầu từ quá khứ, đến hiện tại, và chuyển qua tương lai của kiếp sau. Còn Bác ái thì chỉ chủ trương phần chính về con người mà không để ý đến súc vật, cho vui trong hiện tại mà không nghĩ đến cái Quả trong tương lai. 
Làm việc chi cũng lấy lòng thành làm gốc. Vì thế chúng sinh khi tu đạo mà không dụng công chí thành thì làm sao được sự lợi ích lành bệnh dứt khổ.
Ánh Đạo Vàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét