Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

10 nền văn minh cổ đại bí ẩn nhất thế giới

"Chỗi ngọc" - Hot girl Linh Phương
Các nền văn minh cổ đại là nền tảng căn bản của văn minh nhân loại. Lịch sử loài người đã ghi nhận có tới 7 nền văn minh cổ đại như Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà, Maya... Đến nay, không ít trong số đó chỉ còn là những dòng chữ trong sử sách, còn những thành trì, đền đài... đã đột ngột biến mất mà nguyên nhân là câu hỏi chưa có lời giải cuối cùng. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Thành Troy - hư hay thực 

Câu chuyện về thành Troy được gắn liền với hai trường thi của Homer: Iliad và Odyssey trong thần thoại Hy Lạp. Trong khi rất nhiều các nền văn minh cổ đại để lại di tích vật chất cho hậu thế thì thành Troy được coi như một câu chuyện trong trí tưởng tượng của người xưa bởi trên trái đất thời hiện đại, người ta không thấy dấu vết của bức thành gắn liền với cuộc chiến tranh bất hủ và con ngựa gỗ huyền thoại. 
Thế nhưng theo những nghiên cứu mới đây của các nhà sử học, thành Troy là có thật. Họ khẳng định rằng cách đây hơn 3.000 năm, thành Troy nằm trên một đỉnh đồi, gần bến cảng thông ra biển Aegae (hiện cảng này đã bị cát vùi lấp). Khi những nhà buôn Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha dong thuyền từ biển Aegae tới Biển Đen, họ đều dừng chân ở Troy để tiếp tế lương thực và giải trí. Những dấu tích khảo cổ học mới được phát hiện như: mảnh thuyền và cọc sắt nằm rải rác dưới những lớp đất cách thành Troy (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) khoảng 4 km là bằng chứng cho thấy chiến thuyền Hy Lạp đã từng đậu ở đây trước khi tấn công vào thành, giống như lời kể của Homer trong anh hùng ca Iliad. 
Vì sao thành Troy biến mất? Đó là câu hỏi mà nhiều thế hệ các nhà khoa học mất công đi tìm câu trả lời. 
Giáo sư vật lý Amos Nur tại Đại học Stanford, Mỹ cho biết: “Chúng tôi tin rằng các thảm họa tự nhiên, đặc biệt là động đất, đã đóng vai trò quan trọng trong sự mất tích bí ẩn của nhiều nền văn minh”. Các nhà khoa học khác của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ lại phát triển một giả thuyết hoàn toàn khác. Khi nghiên cứu vùng phía đông Địa Trung Hải ở cuối thời kỳ đồ đồng, họ cho rằng một trận động đất lớn có thể là thủ phạm chính đằng sau sự biến mất của nhiều thành phố như Troy, Mycenae và Knossos. Các thành phố này đã bị quét khỏi bản đồ thế giới trong khoảng năm 1.225 - 1.175 trước Công nguyên. Và luận điểm này đã được Hiệp hội Địa lý, Vật lý Mỹ ủng hộ. 
Văn hóa Harappa - những pháo đài bằng đất sét nung 
Một nền văn minh cổ đại nằm trong tổng thể các nền văn minh Sông Ấn là một nền văn minh thời Cổ đại phát triển vào khoảng thời gian từ năm 2.800 đến năm 1.800 trước Công nguyên. Sử sách còn ghi nhận sự phát triển cao của nền văn minh này về sự phát triển kinh tế, thương mại, nông nghiệp, nghệ thuật, chữ viết... Nhưng nền văn hóa này đã biến mất mà nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa rõ nhưng hàng loạt đền thờ được phát hiện đã chứng minh cho sự tồn tại. 
Giả thuyết phổ biến nhất làdo người du mục Arian (tiếng Anh: Aryan) xuất hiện và đánh chiếm. Giả thuyết thứ hai được nhiều người chấp nhận là về những biến đổi khí hậu. Vào khoảng 1.800 năm trước Công nguyên, khí hậu trong lưu vực sông Ấn thay đổi, trở nên lạnh và khô hơn, sông Ghaggra-Hakra trở nên khô cạn làm biến đổi kiến tạo mảng, nguồn nước của hệ thống sông bị chuyển hướng về đồng bằng sông Hằng dẫn đến sự suy tàn của nền văn minh Harappa. 
Các thuyết khác cho rằng sự suy tàn của nền văn minh sông Ấn có liên quan đến việc vương quốc người Sumer chấm dứt và các quan hệ buôn bán với vương quốc này đã không còn nữa, hay xung đột quân sự và bệnh tật đã chấm dứt nền văn hóa này. Nguyên nhân quyết định cho sự suy vong vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Giáo sư Amos Nur và đồng nghiệp Prasad, khi xem xét lịch sử địa chấn, đã nhận thấy có những trận động đất thảm khốc đổ xuống vùng ven biển gần biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Theo giả thuyết của họ, một hoặc nhiều chấn động lớn có thể đã làm vỏ trái đất di chuyển, kéo theo việc chặn dòng chảy của một con sông lớn trong vùng. Nền sản xuất nông nghiệp bị phá hủy, các trận lụt nghiêm trọng xảy ra và cuối cùng vùi lấp các thành phố dưới bùn lầy. 
Và nền văn minh Maya 
Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ từ năm 1.000 trước Công nguyên. Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian. Những di tích khảo cổ học đã chứng minh người Maya đã phát triển khái niệm “số 0” vào năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần 900 năm, xác định chính xác độ dài của một năm, thời gian trái đất quay hết một vòng quanh mặt trời, chính xác hơn rất nhiều lịch được châu Âu sử dụng vào thời đó. Không những thế, tôn giáo của người Maya cũng rất đặc biệt vì có sự kết hợp giữa lễ nghi với các chu kỳ của vũ trụ. 
Cùng chung số phận với thành Troy và văn minh Harappa, hai thành phố Quirigua (Đông Guatemala ngày nay) và Benque Viejo, vốn là trung tâm văn hóa của người Maya trong thời kỳ đỉnh cao, đột ngột biến mất vào cuối thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên. Nhiều nhà sử học trên thế giới cho rằng sự biến mất này là hậu quả của những cuộc chiến liên miên, ban đầu là ngay trong bộ tộc của người Maya nhằm tranh giành quyền lực và sau đó là của người Maya chống lại sự xâm lăng mang tên đế quốc Tây Ban Nha. Nhưng kết quả nghiên cứu của nhà địa - vật lý Robert Kovach lại cho chúng ta một nguyên nhân hủy diệt khác: một trận động đất kinh hoàng. 
Những cơn giận dữ của hành tinh vốn là nguyên nhân của đổ nát nhưng đến nay, đây còn được xác định là nguyên nhân dẫn đến sự mất tích bí hiểm của nhiều nền văn minh trong lịch sử loài người. 
Dưới đây là 10 nền văn minh cổ đại bí ẩn nhất thế giới:
1. Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư khổng lồ Sphinx (Ai Cập) 
Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ là sự tập trung dày đặc các công trình xây dựng vĩ đại. Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư khổng lồ Sphinx là quà tặng vô giá - một trong bảy kì quan thế giới mà Ai Cập cổ đại để lại cho nhân loại. Mặc dù theo thời gian, chúng bị phá hủy phần nào, các đền thờ xung quanh cũng bị đổ nát nhưng kích thước của công trình hùng vĩ này vẫn khiến nhiều du khách phải sửng sốt.
Được đánh dấu như một trong những thành tựu đáng ngạc nhiên nhất trong lịch sử loài người, cho đến bây giờ, cách thức các thợ xây cổ đại áp dụng vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
2. Vòng đá cổ Stonehenge (Great Britain) 
Những dấu tích cổ đại xa xưa nhất của con người tại đây, là những công trình tượng đài trên các ngọn đồi vùng Wiltshire nước Anh. 
Nó bao gồm các tảng đá lớn, được xếp thành một hình tròn, được bố trí theo một ý nghĩa thiên văn của thời cổ đại, mà cho tới nay vẫn là một bí ẩn lớn của thế giới, vẫn đang được khám phá. Vòng đá cổ Stonehenge được xây dựng khoảng 2500 trước Công Nguyên.
3. Đảo Phục Sinh (Chile) 
Đảo Phục Sinh nằm ở Đông Nam Thái Bình Dương thuộc Chile, vốn nổi tiếng với những bức tượng hình người bằng đá khổng lồ mang tên là Moai có tuổi thọ khoảng 6000 năm.
Nhà thám hiểm Hà Lan Jacob Roggeveen, được tin là người đầu tiên khám phá ra hòn đảo này, vào ngày Chủ nhật Phục Sinh năm 1722, vì thế nó có tên gọi là đảo Phục Sinh. Các pho tượng nằm rải rác, khắp nơi trên hòn đảo là một phần của việc thờ cúng tổ tiên. Lí do vì sao dân cư cổ xưa có thể dựng những bức tượng này, cho tới nay vẫn là một điều bí ẩn.
4. Khối cự thạch cổ Baalbeck (Lebanon) 
Baalbeck một thành phố ở miền đông Lebanon, nó là một thành phố phồn thịnh khi mà người Hy Lạp chiếm nó năm 331 trước công nguyên và trở thành một thuộc địa của Hoàng đế La Mã Augustus. 
Người La Mã đã cho xây dựng ba đền thờ Baalbeck ở Lebanon có niên đại từ 2000 năm trước công nguyên. Điều làm nên sự kỳ diệu của cấu trúc bằng đá này là nền móng đồ sộ của những ngôi đền La Mã, có những tảng đá có trọng lượng xấp xỉ 350 tấn. Điều bí ẩn là chúng đã được xẻ ra, đẽo tạc, và vận chuyển qua hàng dặm, nâng lên tới độ cao 7m, để đặt bên trên những tảng đá nhỏ hơn như thế nào.
5. Pháo đài Machu Picchu (Peru) 
Machu picchu là một tàn tích Inca thời tiền Columbo, ở độ cao 2.400m ẩn trong dãy Andes trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba Peru. Bị thế giới bên ngoài lãng quên từ nhiều thế kỷ, dù người dân vẫn biết tới nó và được tái khám phá trở lại bởi nhà khảo cổ học Hiram Bingham vào năm 1911.
6. Đường kẻ Nazca lines (Peru) 
Các đường kẻ Nazca Lines được tìm thấy trên sa mạc cách Lima, Peru được xem là hiện tượng rất bí ẩn. 
Các đường kẻ này nằm trên một vùng đất dài và rộng lớn được con người phát hiện ra đầu thập niên 30 ở thế kỷ trước. Những đường thẳng này rất hoàn hảo, chạy thẳng và đôi lúc chạy song song với nhau, nhìn từ xa trông giống như một đường băng hay hình con chim khổng lồ được khắc họa trên mặt đất. Nhiều giả thiết cho rằng, hình vẽ này là dùng để nhận biết độ cao, dùng cho dự báo thời tiết hoặc có thể là cho mục đích tín ngưỡng…
7. Tiahuanacu (Bolivia) 
Tihuanacu hay còn được gọi là Tiwanaku vẫn còn là một bí ẩn lớn với khoa học thế giới chính xác về độ tuổi, được ước tính xây dựng khoảng từ năm 300 đến 700 với đá và công nghệ đặc biệt. 
Có nhiều ý kiến cho rằng, Tiahuanaco là một thánh điện để thực hiện các nghi lễ thiêng liêng với một nền văn hóa, đã lây lan sang nhiều khu vực lân cận. Những người cổ đại, đã xây dựng một kim tự tháp bằng đá được gọi là Akapana, là một trong những công trình vĩ đại nhất ở Nam Mỹ thời kỳ trước khi Columbus phát hiện ra “tân thế giới” và tạo nên ý nghĩa tâm linh lớn cho nền văn minh Tiwanaku. 
Bí ẩn về Sacsayhuaman và Tiahuanaco: Ở châu Nam Mỹ có 2 nơi thần bí: Sacsayhuaman và thành Tiahuanaco hấp dẫn đông đảo các nhà khảo cổ trên thế giới. 
Ở Tiahuanaco thần bí, trong vũng bùn đã khô cạn các nhà khảo cổ tìm thấy một loại lịch thiên văn đưa ra những căn cứ và sự thực, chứng minh rằng: Sinh vật làm ra và sử dụng loại lịch thiên văn này có một nền văn mình và văn hóa cao hơn rất nhiều so với loài người chúng ta ngày nay. Ở đây các nhà khảo cổ còn có một phát hiện kỳ lạ nữa là Tượng đại thần. Tượng thần được tạc bởi nguyên một khối nham thạch màu hồng, dài 8,5m nặng hơn 30 tấn, được tìm thấy trong Cổ thần miếu. Các nhà khoa học đã không thể lý giải được hàng trăm ký hiệu vô cùng tinh xảo trên áo của tượng thần và kỹ thuật xây dựng công trình kiến trúc để bảo tồn tượng thần rất nguyên thủy nhưng lại vô cùng siêu việt. Chính từ sự nguyên thủy của kỹ thuật xây dựng này mà công trình đó mới được gọi là Cổ thần miếu. 
Belami và Aron trong cuốn "Tượng đại thần của Tiahuanaco" đã có những giải thích tương đối hợp lý đối với những ký hiệu đó. Họ cho rằng, những ký hiệu này ghi lại rất nhiều kiến thức thiên văn học, hơn nữa những tri thức đó lấy sự thực Trái đất hình tròn làm cơ sở. Những quan điểm này của họ hoàn toàn đồng nhất với quan điểm của Horbeca trong cuốn "Học thuyết vệ tinh".Trong khi đó, cuốn sách của Horbeca xuất bản năm 1930 sớm hơn 5 năm so với việc phát hiện ra bức tượng thần. "Học thuyết vệ tinh" chỉ ra, có một vệ tinh đã từng bị Trái đất hút. Khi vệ tinh bị kéo về phái Trái đất thì tốc độ quay của Trái đất trở nên rất chậm, cuối cùng thì vệ tinh bị vỡ ra làm nhiều mảnh và sản sinh ra Mặt trăng. Những ký hiệu trên tượng thần cũng ghi lại một cách chính xác lý luận về hiện tượng thiên văn này. Hồi đó, một năm Trái đất có 290 ngày, mỗi năm vệ tinh quay quanh Trái đất 427 vòng. Do vậy, tính ra lịch thiên văn trên tượng thần đã ghi lại hiện tượng thiên văn từ 27.000 năm trước. Belami và Aron đã viết trong sách: "Nói tóm lại là ấn tượng của bài văn trên tượng thần là một ghi chép để lại cho hậu thế". 
Nói một cách chính xác, tượng thần đó là một vật rất cổ. Nếu chỉ nói rằng "đây là tượng thần cổ đại" thì chưa chuẩn nên các nhà khoa học cần có một cách giải thích chính xác hơn nữa. Nếu cách giải thích của Belami và Aron đủ chứng thực thì không thể không đặt câu hỏi: Như vậy, ngay cả việc xây nhà cũng cần phải học tập những người có khả năng tích lũy những kiến thức thiên văn ấy ư? Những kiến thức ấy họ học từ đâu, có thể nào từ một nền văn minh của người ngoài hành tinh? Bất luận thế nào, tượng thần và lịch thiên văn ấy đã thể hiện tính phức tạp của một tri thức làm cho chúng ta vô cùng kinh ngạc. 
Thành Tiahuanaco nằm trên cao nguyên cao 5000m so với mực nước biển còn chứa đầy những điều thần bí. Xuất phát từ Cuzco của Vicero, đi mấy ngày tàu biển và tàu hỏa chúng ta mới đến được địa điểm khai quật thành phố. Cảnh tượng cao nguyên này trông giống như một hành tinh khác: 
Về mặt sức khỏe, đối với một người không phải là dân bản địa thì khó có thể chịu đựng được bởi áp suất ở đây rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/3 so với mặt biển; hàm lượng dưỡng khí trong không trung vô cùng ít, chỉ chiếm 1/3 mức bình thường. Nhưng trên cao nguyên này đã từng có một thành phố. Bây giờ chỉ còn lại một đống phế tích hoang tàn, khắp nơi đầy những dấu ấn bí mật cổ xưa thần bí khôn lường. Bức tường của Thành Tiahuanaco được xây bằng những tảng nham thạch nặng 150 tấn, xếp lên những tảng đá nặng 70 tấn. Mặt ngoài của đá được mài sáng bóng, độ lớn của các góc ghép với nhau cũng chính xác tuyệt đối, đều dùng mộng bằng đồng để liên kết, thế mà chúng gắn với nhau rất chặt. Ở một số tảng đá nặng khoảng 10 tấn, các nhà khảo cổ học phát hiện ra một số lỗ sâu tới 3m, những cái lỗ này được dùng để làm gì cho tới nay vẫn chưa ai giải thích được. 
Từ một tảng đá bảy lên, người ta nhìn thấy ở dưới có những phiến đá mài lớn dài tới 5m, có những vòi nước bằng đá dài 2m to 1m giống như những thứ đồ chơi rơi lả tả trên mặt đất. Có thể những di vật này do một đại họa nào đó tạo nên, những ống nước này được chế tác rất tinh xảo so với ống nước xi măng cực chuẩn ngày nay cũng còn thua kém nhiều. Tổ tiên của người Thành Tiahuanaco không có những công cụ tiên tiến, tại sao họ lại làm ra được những ống nước vô cùng tinh xảo như vậy? Điều này thực sự cho tới nay chưa ai giải thích được. 
Trong cái sân đã được sửa chữa, các nhà khảo cổ tìm thấy một đống lộn xộn với những đầu tạc tượng bằng đá. Nhưng khi xem kỹ lại mới thấy những đầu tượng này thể hiện nhiều giống người khác nhau: người môi mỏng, người môi dày, người mũi dài, người mũi tẹt, người tai to dày, người tai nhỏ mỏng, người lộ rõ góc cạnh, người ôn hòa nhã nhặn và còn có một số đầu tượng đội những cái mũ kỳ lạ. Tại sao có nhiều giống người khác nhau đến thế? 
Ở đây còn có Cổng Mặt trời được làm từ một tảng đá nguyên khối lớn, nặng tới khoảng 10 tấn. Hai bên Cổng có những bức đồ án hình vuông, quây lấy một bức tượng giống như tượng phi thần (Thần biết bay). Truyền thuyết của Thành Tiahuanaco kể lại rằng, ngày xưa có một phi thuyền từ trên trời bay xuống. Từ phi thuyền có một phụ nữ tên là Malianna bước ra với nhiệm vụ sẽ trở thành"Người phụ nữ vĩ đại" của Trái đất. Malianna chỉ có 4 ngón tay, giữa các ngón tay đều có màng. Bà mẹ vĩ đại Malianna sinh được 70 người con cho Trái đất, sau đó bay về trời. Ở Tiahuanaco cũng có bức tường đá vẽ một sinh vật có 4 ngón, tuy nhiên niên đại của bức tranh này chưa thể xác định được. 
Ngoài Thành Tiahuanaco ra, di tích đáng để người ta nói tới là Pháo đài Sacsayhuaman, cách thành Inca nổi tiếng không đầy 900m. Chúng ta không thể tưởng tượng nổi vào thời ấy các cư dân ở đây đã dùng kỹ thuật gì mà từ bãi đá họ chọn ra những tảng đá lớn nặng tới hơn 150 tấn, sau đó vận chuyển tới một nơi rất xa để tiến hành gia công đục đẽo Pháo đài phòng ngự Sacsayhuaman. Khi đã đục đẽo đủ 4 tầng, họ chuyển pháo đài về đặt trong một núi lửa. Tảng đá khổng lồ này đã được điêu khắc tinh xảo và tỉ mỉ, có hình thang và sườn dốc, có hốc mắt và đường hoa văn hình xoắn ốc trang trí, làm nên một tảng đá lớn vô tiền khoáng hậu như vậy chẳng phải là cái thú nhàn tản của người Inca cổ ư? Nhưng thật khó tưởng tượng nổi người Inca cổ có thể dùng bàn tay của mình, dựa vào chính sức lực của mình để khai thác rồi vận chuyển và đục đẽo những tảng đá khổng lồ thành một pháo đài đẹp kỹ vĩ. Chắc hẳn, để làm được việc này họ cần phải có một sức mạnh ghê gớm. Nhưng người Inca cổ làm việc này để đạt mục đích gì và đã làm như thế nào? 
Ngoài ra, ở một nơi cách tảng đá khổng lồ trên 800m các nhà khảo cổ còn phát hiện thấy một tảng nham thạch dạng pha lê, loại nham thạch này chỉ có thể hình thành từ đá nung với nhiệt độ cực cao. 
Nơi cỏ dại um tùm của thành Tiahuanaco còn có những ngọn núi nhỏ, những ngọn núi này đích thực là do con người tạo nên. Đỉnh núi bằng phẳng, diện tích rộng 5000m2. Không biết những ngọn núi ấy có tàng trữ vật liệu kiến trúc gì không? Cho đến nay, vẫn chưa có ai tìm hiểu về điều kỳ diệu này. 
8. Chichen Itza (Mexico) 
Chichen Itza là một địa điểm khảo cổ thời tiền Colombo, do nền văn minh Maya xây dựng, nằm ở trung tâm phía bắc Bán đảo Yucatan, Mexico. Địa điểm này chứa đựng vô số các phong cách kiến trúc lớn, khác nhau lớn như El Castillo (đền thờ của Kukulkán) và đền thờ của Warriors. Nó được xây dựng bởi một bộ tộc của người Maya là Itzáes trong thế kỷ thứ 9 và phát triển thành một thủ đô trong khu vực chính cho đến thế kỷ thứ 12. Nguồn gốc thực sự của người Itza vẫn còn bí ẩn.
9. Những quả cầu đá bí ẩn (the Stone Spheres of Costa Rica) 
Một trong những bí ẩn lạ lùng nhất, được các nhà khảo cổ học phát hiện ở đồng bằng sông Diquis, Costa Rica. 
Kể từ năm 1930, hàng trăm quả cầu bằng đá này, đã được tìm thấy có kích thước từ vài cm đến hơn 2m và một số có cân nặng tới 16 tấn. Các nhà khoa học tin rằng chúng được tạo thành với hình dạng này từ khoảng trước năm 200 trước công nguyên. Những quả cầu lớn này là tác phẩm điêu khắc bằng đá nguyên khối được thực hiện bởi bàn tay của con người.
10. Thành phố dưới nước tại Nhật Bản 
Được phát hiện, bởi một hướng dẫn viên lặn khoảng 20 năm trước, trên bờ biển phía nam của Yonaguni, Nhật Bản. Tàn tích ngập dươi nước này có ước tính khoảng 8.000 năm tuổi, tranh cãi đã nảy sinh xung quanh một kim tự tháp bí ẩn được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Những cấu trúc này dường như đã được trổ khắc ngay trong khối đá, sử dụng những công cụ trước đây được cho là không có sẵn ở các nền văn hóa cổ trong khu vực này. 
Theo Tiền Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét