Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

1- Văn kiện xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến trước 30-4-1975(1)

-Oái... sao họ lại soi mặt nhau thế nhỉ...???
Theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam được ban hành vào tháng 4 năm 2007, huyện Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) có 3 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Trường Sa và các xã Song Tử Tây, Sinh Tồn. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Thị trấn Trường Sa được thành lập trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận. Xã Song Tử Tây được thành lập trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận. Xã Sinh Tồn được thành lập trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
1- Nghị định số 156 - SC do Toàn quyền Đông Dương ký ngày 15.6.1932.
Thiết lập tổ chức hành chánh tại quần đảo Hoàng Sa (không tìm ra nguyên văn, chỉ biết được do theo nghị định số 3282 ký ngày 5.5.1939).
Người đẹp Khánh My khoe ba vòng gợi cảm.
2- Thông tri ngày 19.7.1933 của Bộ Ngoại giao (Pháp quốc), liên quan đến việc hải quân Pháp chiếm hữu một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa và phụ cận.(2)
Sau đây là bản dịch Thông tri - Bộ Ngoại giao:
Thông tri ngày 19.7.1933 liên quan đến việc những đơn vị hải quân Pháp chiếm cứ một số hải đảo.
Chánh phủ Pháp đã cử những đơn vị hải quân chiếm cứ những đảo là tiểu đảo định rõ dưới đây:
a) Hải đảo Trường sa (Spratly), nằm tại 8°39’ Bắc vĩ tuyến và 111°55’ kinh tuyến Tây Greenwich, cũng như các tiểu đảo phụ thuộc. (Sự chiếm hữu thực hiện ngày 13.4.1933).
b) Tiểu đảo Caye d’Amboine, nằm tại 7°25’, Bắc vĩ tuyến và 112°55’ kinh tuyến Tây Greenwich, cũng như các tiểu đảo phụ thuộc. (Sự chiếm hữu thực hiện ngày 7.4.1933).
c)  Tiểu đảo Itu Aba, nằm tại 10°22’ Bắc vĩ tuyến và 114°21’ kinh tuyến Tây Greenwich, cũng như các tiểu đảo phụ thuộc. (Sự chiếm hữu thực hiện ngày 10.4.1933).
d) Nhóm Hải Đảo, nằm tại 11°29’ Bắc vĩ tuyến và 114°21’ kinh tuyến Tây Greenwich, cũng như các tiểu đảo phụ thuộc. (Sự chiếm hữu thực hiện ngày 10.4.1933).
e) Tiểu đảo Loaito, nằm tại 10°42’ Bắc vĩ tuyến và 114°25’ kinh tuyến Tây, cũng như các tiểu đảo phụ thuộc. (Sự chiếm hữu thực hiện ngày 11.4.1933).
f) Hải đảo Thi Tu, nằm tại 11°7’ Bắc vĩ tuyến và 114°16’ Tây kinh tuyến Greenwich, cũng như những tiểu đảo phụ thuộc. (Sự chiếm hữu thực hiện ngày 12.4.1933).
Những hải đảo và tiểu đảo ghi trên từ nay sẽ thuộc chủ quyền Pháp quốc.
"Đường cây Yên Phụ" - tranh của họa sĩ Lan Hương
3- Thông tri của Bộ Ngoại Giao (Pháp quốc), liên quan đến việc các đơn vị hải quân Pháp chiếm một số hải đảo.(3)
Nội dung bản thông tri này gần y hệt như nội dung bản thông tri của Bộ Ngoại Giao ở trên, đăng ở Journal officiel de la République Francaise, 25.7.1933, trang 7394, duy khác một vài điều theo thứ tự sau:
a) Đề mục thông tri bỏ “le 19 Juillet 1933” (19.7.1933).
2. Chữa lại năm chiếm đảo Spratly, thay vì 13.4.1933 thì sửa là 13.4.1930.
b) Cuối thông tri ghi thêm: “Thông tri này đề thay thế thông tri trước, đăng trong công báo ngày 25.7.1933 nơi trang 7794”.
Như vậy chính vì thông tri đăng công báo ngày 25.7.1933 nhầm lẫn 1933 với 1930, nên mới có thông tri mới này nhằm cải chánh, còn lại thì nội dung hoàn toàn giống nhau.
Rosie Huntington - một thiên thần của hãng đồ lót nổi tiếng Victoria's Secret.
4- Nghị định số 4762. CP ngày 21.12.1933 do Thống đốc M.J.Krautheimer ký nhập quần đảo Spratly (Trường Sa) và các tiểu đảo Caye d’ Amboine, Itu-Aba, nhóm Hai Đảo, Loaito và Thi-Tu vào địa phận tỉnh Bà Rịa(4)
Tài liệu cũng thấy đăng trong Bulletin administratif de la Cochinchine, 4.1.1934, trang 28, nhưng không kê rõ số nghị định và do ai ký, xin phiên dịch như sau: 
THỐNG ĐỐC NAM KỲ
Đệ tam đẳng Bắc đẩu bội tinh
Chiếu sắc lệnh ngày 20.10.1911; Chiếu sắc lệnh ngày 9.6.1922 ấn định việc cải tổ Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ và những bản văn kế tiếp; Chiếu thông tri đăng trong công báo Cộng hòa Pháp quốc ngày 26.7.1933 của Bộ Ngoại giao, liên quan đến việc chiếm hữu một số hải đảo do những đơn vị hải quân Pháp thực hiện; Chiếu các thư số 634 và 2243-AP ngày 24.8 và 14.9.1933 của Toàn quyền Đông Dương, liên quan đến việc sáp nhập ngững hải đảo và tiểu đảo thuộc Trường Sa (Spratly) hay đảo Bão Tố (Tempête); Chiếu các cuộc thảo luận của Hội đồng thuộc địa ngày 23.10.1933; Hội đồng tư vấn đã tham khảo ý kiến.
NGHỊ ĐỊNH
Điều khoản thứ 1 - Đảo Trường Sa (Spratly) và các tiểu đảo Caye d’Amboine, Itu Aba, nhóm Hai Đảo, Loaito và Thi Tu thuộc Trường Sa, nằm trên biển Đông Hải được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa. Điều khoản thứ 2 - Tỉnh trưởng Bà Rịa và Giám đốc Sở Địa chánh và Họa đồ chiếu nhiệm vụ, thi hành nghị định này.
Saigon ngay 21.12.1933
Ký tên: J.KRAUTHEIMER 
Ông, bà Trần Đăng Đại

Chú thích:
1. Bài viết được thực hiện trước 30.4.1975. Tựa do NXB Trẻ đặt.
2. Xem Journal Officiel de La République FranCaise, 25 Juillet 1933, phần Avis Communication: Ministère des Affaires Etrangères, p.7794.
3. Journal officiel de la République Francaise, 26 Juillet 1933, p.7837
4. Nguyên văn nghị định hiện tàng trữ tại Văn khố Quốc gia (69 Gia Long, Sài Gòn) số hiệu có ghi rõ do Thống đốc M.J.Krantheimer ký.
Bán mía ở Sài Gòn - ảnh Việt Nam xưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét