Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Đường chín đoạn

-Ai da... cái "lưỡi bò" này là do đứa nào trước đây nghịch ngợm lấy bút lông ngoằng vào... ai da... bây giờ như cục xương mắc ngang họng... ai da... nuốt không trôi... ai da...!!!
Đường chín đoạn (Trung văn giản thể: 九段线; phồn thể:九段線, âm Hán - Việt: Cửu đoạn tuyến), còn gọi là Đường lưỡi bò, Đường chữ U, là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chủ trương. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Lịch sử
Đường chín đoạn được hình thành dựa trên cơ sở "đường mười một đoạn" của chính phủ Trung Hoa dân  quốc. Đường mười một đoạn là đường quốc giới trên biển Đông do mười một đoạn liên tục tạo thành, xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 trong phụ đồ "Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải" của "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa dân quốc" do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập vẫn xác định cương vực trên biển Đông theo "đường mười một đoạn" của Trung Hoa dân quốc, đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, trở thành "đường chín đoạn".
Đặc điểm
Đường chín đoạn bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippinnes, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%(1).
Các sự kiện nổi lên trong quan hệ Việt Trung như cản trở hợp đồng của BP với Việt Nam trong vùng Nam Côn Sơn (năm 2007), cản trở hợp đồng của Exxon Mobil với Việt Nam (năm 2008)(2), vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam năm 2007(3), vụ căng thẳng giữa tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của Mỹ với một số tàu Trung Quốc đầu năm 2009(4) đều nằm trong ranh giới đường chín đoạn trên biển này.
Khánh Thi hút hồn với dáng vẻ sexy.
Vấn đề công nhận
Từ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới chín đoạn vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa dân quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hay biển lịch sử(2), dù Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới chín đoạn, thí dụ như: khảo sát vùng bãi ngầm James sát bờ biển Malaysia(năm 1983), ký hợp đồng khảo sát vùng Tư Chính với Crestone (năm 1992), quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới chín đoạn (năm 2006)(2).
Sau vụ đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam năm 1988, một số học giả Trung Quốc nói rằng ranh giới chín đoạn là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc(2). Tuy nhiên, dù Trung Quốc có đề cập tới chủ quyền lịch sử của họ ở Biển Nam Trung Hoa hay chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận, phát ngôn chính thức của Trung Quốc cũng chưa bao giờ chính thức nói là phạm vi của những vùng biển đó là ranh giới chín đoạn. Phản đối quan điểm của nhóm các học giả trên, nhóm thứ hai cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng hoà Trung Hoa khó có thể biện minh được cho tính chất tuỳ tiện, thiếu hệ thống tọa độ cũng như khái niệm vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, không thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan.
Tại cuộc Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2009, báo cáo của ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông, đã phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực “đường lưỡi bò” theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi bò vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982.
Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ(5)(6).
Ngày 5 tháng 4 năm 2011, Philippinesgửi thư ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là "không có căn cứ theo luật quốc tế"(7). Bản thân Trung Quốc cũng không thống nhất với chính họ về việc này.(8)
Nhìn vào bức tranh này, 99% số người được hỏi sẽ nói, đó là ảnh chụp.
Chú thích:
1. Lê Minh Phiếu - Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông) (11 tháng 1 năm 2009). "Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với biển Đông" (bằng tiếng Việt). TuanVietnam.net. Truy cập 5 tháng 5 năm 2012.
2. Dương Danh Huy - Phạm Thu Xuân - Nguyễn Thái Linh - Lê Vĩnh Trương - Lê Minh Phiếu (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông) (13 tháng 3 năm 2009). "Tranh chấp biển Đông và vai trò của Liên Hiệp Quốc" (bằng Tiếng Việt). TuanVietnam.net. Truy cập 5 tháng 5 năm 2012. 
3. Nhã Trân (28 tháng 7 năm 2007). "Vụ Hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh" (bằng Tiếng Việt). Đài Á Châu Tự do. Truy cập 5 tháng 5 năm 2012. 
4. Hải Ninh (10 tháng 3 năm 2009). "Mỹ cáo buộc tàu Trung Quốc khiêu khích" (bằng Tiếng Việt). VNExpress. Truy cập 5 tháng 5 năm 2012.
5. "Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại biển Đông" (bằng Tiếng Việt). Quỹ Nghiên cứu Biển Đông (11 tháng 1 năm 2010). Truy cập 5 tháng 5 năm 2012.
6. Lam Điền (3 tháng 9 năm 2009). "Một "đường lưỡi bò" vô căn cứ" (bằng Tiếng Việt). Tuổi trẻ. Truy cập 5 tháng 5 năm 2012.
7. "Philippines phản đối Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc" (bằng Tiếng Việt). BBC Tiếng Việt (14 tháng 4 năm 2011). Truy cập 5 tháng 5 năm 2012.
8. Nguyên Phong (26 tháng 4 năm 2011). "Trung Quốc tự mâu thuẫn về "đường lưỡi bò" (bằng Tiếng Việt). Thanh niên. Truy cập 5 tháng 5 năm 2012. 

Theo Wikipidia
Dưới góc máy của nhiếp ảnh gia Nguyễn Long, siêu mẫu ăn ảnh Hằng Nguyễn đã tự tin khoe nét gợi cảm và quyến rũ với lợi thế vòng 1 đầy sức thu hút.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét