Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Vụ Án Tản Ðà - Phan Khôi (1)

"Nội trợ" - siêu mẫu nội y châu Âu
Khoảng 1932 đến 1940 sinh hoạt phê bình văn học dưới hình thức phe phái rất hào hứng, sinh động. Để tóm tắt, chúng ta có thể ghi nhận sinh hoạt phê bình văn học trong thời gian này như là những vụ án văn học. (ảnh không liên quan đến bài viết)
1- Vụ án báo chí
Chưa bao giờ báo chí Việt Nam bút chiến với nhau dữ dội như bấy giờ. Các cuộc bút chiến này, trọng tâm có lẽ là sự cạnh tranh nghề nghiệp, tranh dành độc giả, nhưng cũng gián tiếp đặt ra được nhiều vấn đề, làm sáng tỏ nhiều lập trường văn nghệ, sửa chữa được nhiều lộn xộn trong nghề viết văn.
Các báo chia thành bốn khối:
- khối A của các nhà mệnh danh là cựu học với các tờ báo ra đời từ 1932 hay trước năm 1932 mà còn hoạt động cho tới năm 1934.
- Khối B của nhóm Tự Lực Văn Đoàn với Phong Hoá và Ngày Nay.
- Khối C của các báo ra đời từ 1934 trở đi, đối lập, phản kháng lại Tự Lực Văn Đoàn.
- Khối D của nhóm mác-xít với các ông Hải Triều, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng…
"Chùa Thầy" - tranh của họa sĩ Lê Đức Tuấn
2- Vụ án cũ và mới
Mặc dầu được Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí cố gắng đứng ra giàn hoà trong một thời gian khá lâu, phe mới cũ cũng bất đắc dĩ phải đụng nhau. Cuộc đụng độ bắt đầu khai mào vào khoảng từ 1931.
Phan Khôi, từ khoảng 1931 trở đi, đã lái Phụ Nữ tân văn, đi vào con đường canh tân. Nhiều cây bút, mà đặc biệt là cây bút Phan Khôi, bắt đầu tấn công nền cựu học, tấn công Nho giáo, kết án chế độ đại gia đình, công kích kịch liệt chế độ Tam Cương. An Nam tạp chí của Tản Đà nhảy vào chiến trường. Hai nhà nho, nhà nho Nguyễn Khắc Hiếu và nhà nho Phan Khôi, giao tranh ác liệt trong một thời gian khá lâu. Sau này, năm 1932, xem ra Đông Thanh tạp chí và Văn Học tạp chí, đứng về phe Tản Đà, để phản đối những kết án của Phan Khôi đối với nền đạo đức Đông phương, nếu không bằng các bài bút chiến trực tiếp thì cũng bằng các bài trình bày cái hay cái đẹp của đạo đức Đông phương.
Nhưng từ khi Phong Hoá ra đời, thì một mặt trận đã giàn ra, đẩy mạnh chiến dịch mà Phan Khôi chỉ mới khai mào. Cuộc tranh luận mới cũ được Phong Hoá đặt lên làm tôn chỉ cho cơ quan ngôn luận và là mệnh lệnh mà mọi nhà văn thuộc văn phái Tự Lực phải tuân theo. Chẳng những người ta dùng nghị luận để kết án đạo đức cũ mà còn dùng tranh khôi hài, thơ trào phúng, kịch hí lộng, tiểu thuyết tranh đấu để đánh thẳng vào nền cựu học, với ý chí quyết liệt là hạ bệ được nền cựu học.
"Ngây thơ" - người mẫu Nhật Bản
3- Vụ án Phan Khôi - Trần Trọng Kim
Phan Khôi phê bình Nho giáo
Đầu năm 1930, Trần Trọng Kim cho xuất bản tập I Bộ Nho giáo của ông, trình bày khá cặn kẽ về thân thế, sự nghiệp và học thuyết Khổng Tử cùng trường phái nho giáo.
Phan Khôi đã đọc Nho giáo của Trần Trọng Kim rất kỹ lưỡng. Trên Phụ Nữ tân văn số 54, ngày 29-5-1930, sau khi ca ngợi công lao của Trần Trọng Kim, đã công kích ông này lầm lẫn Khổng Học với Tống Nho.
Sau bài đả kích trên, không còn đợi Trần Trọng Kim trả lời, Phan Khôi viết một thôi một hồi về Nho giáo, khi xa khi gần như: "Cuốn sách Nho giáo gợi ý cho chúng tôi, nó bảo rằng: "Người Việt Nam phải viết chữ quốc ngữ cho đúng" (P.N.T.V. số 56, 12-6-1930); "Người mở đường cho luân lý học Á Đông"; "Khổng Tử và cái thuyết"; "Chánh sách của Ngài"; (P.N.T.V. số 57, 19-6-1930). "Thuyết chánh danh đính chính lại cái tên xưng hô của người Việt Nam" (P.N.T.V. số 58, 28-6-1930 và số 59, 3-7-1930).
Trần Trọng Kim trả lời Phan Khôi
Trần Trọng Kim đã theo dõi việc làm của Phan Khôi và để tâm suy nghĩ về những lời lẽ công kích của ông. Chính vì vậy mà Trần Trọng Kim đã lên tiếng trả lời Phan Khôi ở bài: "Mấy lời bàn với Phan tiên sinh về Khổng giáo" (P.N.T.V. số 60, 10-7-1930). Trong bài này, Trần Trọng Kim chấp nhận Phan Khôi có lý ở nhiều điểm, nhưng không trả lời đúng vào cái điểm mà Phan Khôi đã công kích mình.
Phan Khôi viết bài cảnh cáo các nhà học phiệt
Có lẽ vì vậy mà trên Phụ Nữ tân văn số 62, 24-7-1930, trong bài "Cảnh cáo các nhà học phiệt", cho dù mục đích là để tấn công Phạm Quỳnh, Phan Khôi cũng vẫn trách khéo cả Trần Trọng Kim như là cố ý lẩn tránh vào vấn đề chính.
Phan Khôi mời Trần Trọng Kim đến chơi nhà Mr.Logique
Trên Phụ Nữ tân văn số 63, 31-7-1930, nơi bài "Mời Trần Trọng Kim tiên sanh đến nhà Mr.Logique chơi, tại đó, chúng ta sẽ nói chuyện". Phan Khôi vạch rõ những điểm mà Trần Trọng Kim đã né tránh không chịu trực tiếp trả lời, đồng thời Phan Khôi cũng chê trách Khổng Tử và Mạnh Tử là thiếu óc lý luận.
Trần Trọng Kim mời Phan Khôi trở về nhà học ta mà nói truyện
Trần Trọng Kim không còn giữ yên lặng nữa. Trên ba số báo, Trần Trọng Kim đã lên tiếng trả lời Phan Khôi: bài "Mời Phan Khôi tiên sinh trở về nhà học của ta mà nói truyện" (đăng lên liên tiếp hai số báo, số 71, 25-9-1930, và số 72, 2-10-1930) với bài "Khổng giáo với khoa học", số 74, 16-10-1930). Trần Trọng Kim đã tỏ ra phục thiện, chịu lỗi là đã sơ ý mà trở thành bông lông không trả lời đúng vào các điểm mà Phan Khôi công kích ông. Nhưng rồi Trần Trọng Kim cũng minh xác với Phan Khôi nhiều điểm, nhất là điểm Phan Khôi trách triết gia đông phương thiếu óc suy luận khoa học.
Vấn đề Phan Khôi nêu ra năm 1930, và đến năm 1932, khi cho tái bản Nho giáo, Trần Trọng Kim đã cho sửa chữa, thì Ngô Tất Tố lại khơi lại để công kích Trần Trọng Kim năm 1940.
Cuộc tranh luận này cho ta thấy hai nhà học giả họ Phan và họ Trần đã có thái độ trí thức rất đáng phục. Chính thái độ trí thức ấy đã giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề triết học bấy lâu bị thiên hạ hiểu rất mu mơ.
Bến thuền chợ Lớn (Sài Gòn) - ảnh Việt Nam xưa
4 - Vụ án Tản Ðà - Phan Khôi
Phan Khôi công kích "Cái cười của Con Rồng Cháu Tiên"
Nhân đọc cuốn tiểu thuyết "Cay đắng mùi đời" của nhà văn Hồ Biểu Chánh, Phan Khôi đã viết một bài đại luận về cái cười thường khi rất bỉ ổi, tàn nhẫn của người Việt Nam mình. Bài đó ông đề nó là "Cái cười của con rồng cháu tiên" (P.N.T.V. số 84, 28-5-1931). Phan Khôi đã vạch ra cái khéo léo, tài tình của ngòi bút tả chân Hồ Biểu Chánh trong việc vẽ ra cái cười man rợ, khả ố, đê tiện của cái nòi giống tự xưng là "Con rồng cháu tiên".
"Bộ "Cay đắng mùi đời" hẳn đã có nhiều người nói đến và thấy trong đó tả những gì, khi tôi đọc chắc tôi cũng thấy như người ta. Một bộ tiểu thuyết vẽ ra nhân tình thế thái. Nhất là sự khốn nạn của kẻ nghèo, thật là có ý vị thâm trầm lắm. Vậy mà những điều đó tôi để ra ngoài hết, khi tôi đọc nó tôi chỉ có một cái cảm tưởng về cái cười trong truyện mà thôi. Hẳn tác giả "Cay đắng mùi đời" là ông Hồ Biểu Chánh cũng phải nực cười mà cho tôi là tọc mạch". (P.N.T.V. số 84, 28-5-1931). Trong rất nhiều thí dụ về trường hợp lố bịch của cái cười Việt Nam mình, Phan Khôi đã đưa ra một so sánh: "Có một phần đông người Pháp ở đây ta hằng ngày thấy họ cũng có thể chiêm nghiệm được một dân tộc Pháp. Ví dụ như gặp khi trời mưa, đường trơn, có người nào đó bất kỳ đi vô ý mà trợt té, bấy giờ có năm ba người Pháp đứng đó họ có cười hay không? Tôi, và nhiều người như tôi nữa dám chắc rằng họ chẳng những không cười mà còn chạy lại để đỡ người bị té ấy lên nữa. Còn như Con Rồng cháu Tiên ta, ai không biết chớ tôi, tôi cầm chắc rằng trước khi chạy lại đỡ, họ phải cười một chặp cho no nê đã". (P.N.T.V. số 84, 28-5-1931).
"Khung cửa" - Hot girl châu Á
Phan Khôi công kích Tống Nho
Sau khi, với giọng bông đùa, Phan Khôi đã dám đưa ra mà công kích cái cười khả ố, bần tiện của cả một cái nòi giống tự xưng là Con rồng Cháu tiên, thì, đến ngày 13-8-1931, trên Phụ Nữ tân văn số 95, ông lại cay nghiệt chửi tùm lum cái phong tục man rợ mà người ta xưng tụng là thủ tiết trong xã hội Trung Hoa và Việt Nam.
Theo Phan Khôi, cái luật bắt người đàn bà góa chồng, ở vậy, thủ tiết thờ chồng là một luật rất man rợ, thoái hoá, người Trung Hoa đã bỏ nó từ lâu rồi mà người Việt Nam mình cứ giữ nó khư khư để đàn áp người đàn bà. Dù Phan Khôi muốn đổ cái lỗi ấy cho Tống nho, chứ thực tình Khổng nho chẳng có dạy "cái điều xằng bậy" ấy… Mà ngay đến Tống nho hồi đầu bên Trung Hoa cũng chẳng ai coi cái luật thủ tiết là quan trọng. Phan Khôi kể: "Các nho gia nhà Tống trước Trình Hy đối với phụ nữ có ý rất khoan thứ, nghĩa là không bắt buộc họ phải thủ tiết, chịu thiệt thòi cả đời như Phạm Trọng Yêm (sanh năm 989) có lập ra cái nghĩa trung trang, trong tờ khoán ước có trích ra một phần ruộng để giúp đàn bà cải giá, còn đàn ông tái thú lại không giúp. Ông có con trai là Phạm Thuận Hựu chết non để lại một người vợ góa, sau đó, học trò ông là Vương Đào góa vợ, ông bèn đem người dâu của mình mà gả cho, vả lại mẹ ông Phạm Trọng Yêm trước kia cũng cải giá cho một người họ Chu. Ông theo mẹ về ở với cha ghẻ, đổi họ tên là Chu Thuyết đến sau đỗ đạt rồi ông mới lại theo họ Phạm. Phạm Trọng Yêm là một bậc danh hiền buổi Tống sơ, một nhân vật lớn trong lịch sử mà cũng không hề cho sự cải giá là phi lệ, không hề bắt đàn bà goá thủ tiết; cho đến mẹ ông cải giá, ông cũng chẳng hề lấy làm sỉ nhục gì". (P.N.T.V. số 95, 13-8-1391).
Chính vì vậy, mà Phan Khôi xem ra có thù với Tống Nho, nên hễ có dịp là ông đả kích bọn họ. Lần này chẳng hiểu là lần thứ mấy. Chẳng thế mà ngay ở đoạn đầu số báo này (P.N.T.V. số 95, 13-8-1391) ông phải nhắc đến việc ông đã từng hô hào chống Tống Nho ở số 89 Phụ Nữ tân văn: "Trong bài "Lại nói về tam cang với ngũ luân" ở Phụ Nữ tân văn số 89, tôi có nói rằng: "Trong cái vòng luân lý đạo đức tôi muốn lấy Khổng Mạnh làm thầy, mà đồng thời tôi cũng muốn phế truất Hán Nho và Tống Nho". Tôi nói thế không phải nói bậy đâu. Hán nho như cái thuyết tam cang của họ mà tôi đã bác đi trong mấy bài trước đó, đáng phế truất là đường nào. Tống Nho lại còn nhiều điều không hiệp với Khổng Mạnh mà làm hại cho ta hơn nữa tức như cái luật cấm cải giá là bất công, vô đạo, cướp mất quyền lợi của đàn bà mà không bổ ích gì cho phong hoá, ta nên phế trừ đi là phải".
Thế rồi, trong phần kết của bài Tống nho này, ông hô hào chị em phụ nữ hãy nên "phế trừ" cái tục "trái tính trời" ấy đi: "Tôi lấy làm lạ, cái kêu bằng cái "tiết đó" không phải tánh trời sanh thì sao lại đem nó để càn lên trên cái do tính trời sanh? Tôi thì cứ giữ mực quê quê thiệt thiệt, căn cứ ở câu: "Thực sắc thiên tánh" của Mạnh Tử mà nói rằng: Hễ đàn ông chết vợ thì lấy vợ khác, đàn bà chết chồng thì lấy chồng khác. Còn như cặp vợ chồng nào có cái ái tình đặc biệt, một người chết đi một người đành ở vậy, thì tuỳ ý họ, xã hội không ép buộc gì. Đến như nói cái thứ hai của tánh trời, gặp lúc đáng bỏ phải bỏ, thì, đã cấm đàn bà cải giá xin cũng cấm đàn ông tái thú luôn. "Trong phụ nữ ta có nhiều người chồng chết, ở trong cảnh ngộ rất đáng thương, buồn rầu đủ mọi trăm thứ, vậy mà nói đến truyện cải giá, sợ mang tiếng, nhất định không thì thôi. Có người bóp bụng cắn răng cũng giữ được trót đời; nhưng có người khôn ba năm dại một giờ, thì ra mang cái xấu lại còn hơn cải giá. Lại thường thấy bà góa nào có máu mặt thì bọn điêu thoa trong làng trong họ lập mưu mà vu hãm cho, để mong đoạt lấy gia tài. Những sự đó đều là chịu ảnh hưởng của cái luật cấm cải giá mà ra; vậy thì nó chỉ làm hại cho phong hoá thì có chớ có bổ ích gì đâu? Bởi vậy ta nên phế trừ cái luật ấy đi; từ rày về sau, trong óc chúng ta, cả đàn bà và đàn ông Việt Nam đừng có cái quan niệm ấy nữa" (P.N.T.V. số 95,13-8-1931).
Món ăn từ tôm hùm.
Tản Đà khai chiến với Phan Khôi
Hai bài của Phan Khôi viết ra, một bài vào tháng 5, một bài vào tháng 8 năm 1931, sẽ phải tiếp nhận những nhát búa nặng nề của Tản Đà bắt đầu từ tháng giêng năm 1932. Thực vậy, trên An Nam tạp chí, bắt đầu từ số 26, 23-1-1932, Tản Đà bắt đầu khai chiến dữ dội.
Nơi đây, ta không còn thấy Tản Đà nhà thơ lãng mạn, đôn hậu, mơ màng nữa, mà ta thấy ông khi thì là một quan toà, khi thì là một đao phủ nữa. Chính vì vậy, mà ta thấy ngay ở phần mở bài thứ nhất trong loạt bài được chọn bằng một tiêu đề rất đặc biệt "Một cái tai nạn lưu hành ở Nam Kỳ: Phan Khôi", Tản Đà mở đầu cuộc chiến của ông như thế này: "Cứ những lời của ông Khôi viết ở trong tờ Tân Văn có nhiều những tính chất tầm bậy. (như bài "Cái cười của Con Rồng Cháu Tiên); mà hại cho phụ nữ về phần nhiều (như lời bài kích Tống Nho về câu "ngạ tử sự thậm tiểu, thất tiết sự thậm đại"). Sự hại đó, không phải là ông Khôi có định chí làm hại; chỉ là ông quá dụng sức về nhẽ "ăn cây nào rào cây ấy" viết bài cho Tân Văn phụ nữ thời chiều theo tâm chí của phần nhiều phụ nữ đó mà thôi. Phần nhiều phụ nữ tân thời nay muốn tự do, muốn giải phóng, ông Khôi phun giải phóng, phun tự do. Đối với các độc giả có được lòng thời tờ Tân Văn mới phát đạt; tờ Tân Văn có phát dạt thời giá mua bán bài mới cao. Tờ Tân Văn được lòng độc giả vì ai, thời giá bài người ấy tất phải đắt. Huống chi chủ nhân là Mme Nguyễn Đức Nhuận tức cũng lại là một vị độc giả phụ nữ tân thời. Ngoài chiều ý người mua báo, trong chiều ý người mua bài, ông Phan Khôi mới hết sức viết những lời tầm bậy. Lời tầm bậy đã in lên báo, thời chiều ai mà tức thị hại ai. Đó là do tâm tình mà những lời viết báo của ông Khôi thành ra làm hại cho phụ nữ lưu vậy " (An Nam tạp chí số 26, 23-1-1932).
Theo Tản Đà, việc bài trừ, "giết bỏ" Phan Khôi, chẳng phải là điều thích làm thì làm mà là một bổn phận của "anh em sĩ phu trong phái tân học": "Thuộc về phần riêng của từng người, thời nghĩ như ông tú Khôi cùng tôi, có thể cũng kể là hạng sĩ phu về bên Hán học trong nước ta ở cái thời kỳ hiện tại; nếu ông Khôi mà có làm điều không phải với công chúng, tôi cùng các người khác trong Hán học đều không được tự bảo mình là vô can. Cho nên muốn bài trừ những lỗi tầm bậy của ông Khôi, tức là tôi không có tự vì một phần riêng, mà vì cả các anh em sĩ phu trong phái Hán học.
Nay xin hãy có lời báo cáo để Phụ Nữ tân văn và các bạn phụ nữ trong Nam cùng biết trước, công việc bài trừ còn nhiều, cần phải tra xét tường bạch, và cũng không phải việc cấp bách; xin ai nấy ung dung chờ coi". (An Nam tạp chí số 26, 23-1-1932).
Sau khi đã hứa như vậy ở số 26, ra ngày 23-1-1932, Tản Đà đã giữ lời hứa. Ông viết một thôi ba bản cáo trạng rất gay gắt để buộc tội Phan Khôi trước toà án công luận: bản cáo trạng thứ nhất đăng trên An Nam tạp chí số 29, 20-2-1932, buộc tội Phan Khôi đã xúc phạm đến cả tổ tiên trong bài "Cái cười của Con Rồng Cháu Tiên", hai bản cáo trạng sau, cũng đăng trên tạp chí trên, ở các số 34, ngày 26-4-1932 và số 37, ngày 16-4-1932).
Ông tự lập lấy tòa án: "Nay tôi xin, trước mặt quốc dân, đỡ lời công chúng, quyền làm sự thẩm án thuộc về toà sơ cấp, mong ai nấy cùng nghe" (An Nam tạp chí số 29, 20-2-1932).
Tản Đà dựa vào lai lịch bốn chữ "Con Rồng Cháu Tiên" là bốn chữ cực cao, cực quí chỉ cả tổ tiên của một dân tộc và chỉ cả quốc dân có một lịch sử oai hùng để mà kết án. Phan Khôi nhục mạ chẳng riêng gì người ta đời nay, mà còn nhục mạ cả nòi giống tổ tiên ta xưa kia nữa. Ông tuyên án Phan Khôi đáng xử trảm; nhưng để Phan Khôi được quyền minh oan, nên Tản Đà tạm cho ông được hưởng bản án "trảm giam hậu".
Nhưng đấy chỉ mới là một tội. Phan Khôi còn nhiều tội khác mà Tản Đà tiếp tục đưa ra toà, đặc biệt là cái tội làm đồi trụy phong hoá, Tản Đà mở đầu bản xử án thứ hai: "Trong Phụ Nữ tân văn số 95, ra ngày 13 Aout 1931, ông Phan Khôi có viết bài "Tống Nho với phụ nữ" viết đại ý ở dưới đề mục rằng: "Cái luật cấm cải giá là bất công, vô đạo, cướp mất quyền lợi đàn bà mà không bổ ích gì cho phong hoá nên phế trừ đi là phải". "Xin cứ những lời tầm bậy trong bài ấy, chỉ trích và thuyết minh ra, để phụ nữ trong Nam và chư vị độc giả cùng nghe, rồi sẽ kết tội án Phan Khôi ở cuối" (An Nam tạp chí số 34, 26-4-1932).
Tản Đà cho rằng việc thủ tiết của người đàn bà là một phong tục cao cả có từ đời Khổng Tử chứ đâu phải chỉ mới có từ đời Tống: "Cứ vậy ngẫm ra, tự thấy rằng một đạo trinh tiết của đàn bà Á đông, thực do thượng cổ truyền lại, gốc ở một chữ trong kinh Dịch nẩy mầm ra, đời đời nối tiếp vun bồi, gây thành cái phong hoá tuyệt thanh quí trong nhân loại. Nay Phan Khôi dám cho những sự đó là đàn bà chịu sự thiệt thòi, mà lại qui cái ảnh hưởng trực tiếp là chịu của Tống nho. Thực là loạn ngôn hoặc chúng vậy" (An Nam tạp chí số 34, 26-4-1932).
Tản Đà kết án Phan Khôi là đồi trụy phong hoá và ví Phan Khôi với bọn hạ lưu đã dám nói ra những lời xàm xỡ, Tản Đà viết: "Gian thay! ông Phan Khôi, ác thay! ông Phan Khôi, tiểu nhân thay! ông Phan Khôi.
"Cứ mấy lời luận lý của ông Khôi, nếu không hết sức bài trừ, mà để cho ông được hành những cái gian, cái ác, cái tiểu nhân, thời nay ông đã viết ra bài này, thời mai ông chắc viết ra bài khác, ngấm ngầm truyền bá vào trong tâm lý một số người trong xã hội, xui khiến cho gái bỏ trinh tiết, giai bỏ trung hiếu; phàm những cái tốt đẹp trong đạo làm người như: nhân, từ, tín, hậu, lễ, nghĩa, liêm, sỉ đều bị những lời luận lý vô đạo ấy làm cho đến mất hết giá trị. Nếu lo cho quá, thời một phần nhân đạo chẳng sẽ do đó mà dần dần lấn lún đến trở ra cầm thú cẩu chệ sao? Nguy thật thay!
"Cùng hai câu thực ý của ông Khôi.
"Ông Khôi nói: "Hễ đàn ông chết vợ thì lấy vợ khác; đàn bà chết chồng thì lấy chồng khác".
"Xưa nay, đàn ông chết vợ mà họ lấy vợ khác, đàn bà chết chồng mà lấy chồng khác, vẫn là sự thường trong thế tục; có cần chi đến những nhà học vấn phải ra công luận lý mà khuyên bảo cho chúng ru?
"Đàn ông hoá vợ mà ở yên không lấy vợ khác nữa, hạng người ấy gọi là nghĩa phu, từ xưa đến nay thật ít thấy trong sử sách. Đàn bà hoá chồng mà ở yên không đi lấy chồng khác nữa (người còn trẻ tuổi) hạng người ấy gọi là tiết phụ, so với nghĩa phu thực có số nhiều hơn. Song tóm tự nghìn xưa, nếu có thể cộng được toàn số đàn bà hoá chồng còn trẻ tuổi mà tính xem, chưa dễ nghìn ai mong có một. Vậy thời những người tiết phụ kia sinh ở nhân gian thế, dẫu chưa hẳn như phụng hoàng, kỳ lân trong phi cầm cẩu thú, thời cũng là hòn ngọc ở núi đá hạt châu nơi bể chai. Đời đời vua chúa ơn ban "Tiết hạnh khả phong". Cũng vì là vật quí của đời, đời nên biết quí vậy.
"Tục thuần hậu mỗi ngày càng kém xưa, giá trinh tiết mỗi ngày càng hiếm có; vật quí của đời lại đến lúc đời không biết quí, phong dao lý ngữ, nhiều câu nghe thấy đã thương tâm:
- "Lẳng lơ chết cũng ra ma
Chính truyên chết cũng khiêng ra đầy đồng"
- "Ông chết thì thiệt thân ông,
"Bà tôi sắp sửa lấy chồng nay mai"
- "Bà chết thì thiệt thân bà,
"Ông tôi sắp sửa lấy ba nàng hầu"
"Ba câu ca dao đó, ngẫm như một câu dẫn ở trước nhất, thực là do phong hoá suy đồi tự ở mồm những kẻ hạ lưu xướng ra. Hai câu dẫn thứ hai thứ ba ở sau, hoặc giả còn là có ai đó, vì cái bụng thương cho đời, mới thoát ra những lời chua xót. Tôi tuy chưa dám định nghĩa; song tóm lại chỉ đều là những câu ca dao mà không phải là lời luận lý. Lập thành thế, luận thành lý, thời mới thấy như hai câu của ông Khôi là thứ tư.
- "Đàn ông chết vợ thì lấy vợ khác.
- "Đàn bà chết chồng thì lấy chồng khác".
"Hai chữ "thì" đó, ngẫm ra cho kỹ không có tình nghĩa, chút tơ vương; chính cũng như trong xóm Bình Khang thường có câu "Cuốn chiếu nhân tình sạch" vậy! Hai câu đó trước lúc chưa đem đăng báo, ông Khôi hoặc có cùng ngồi đàm luận với hai vị chủ nhân và chủ nhiệm tờ báo Phụ Nữ tân văn mà đem ra cùng đọc, thì không biết cái cảm tưởng của những người nghe kia như sao? "Nghĩ cho phong hoá đến lúc đã suy đồi, chẳng ai có sức nào giữ được. Song thuộc hành vi riêng của cá nhân, ai có muốn sao cứ tự, thực cũng chưa mấy ai nhẫn tâm dụng lực mong tồi hoại cho cái nền hủ cựu đó chóng đổ đi làm chi. Có chăng, thời là ông Tú Phan Khôi vậy". (An Nam tạp chí số 37, 16-4-1932).
Sau khi đã buộc tội Phan Khôi như trên, Tản Đà long trọng tuyên bản án Phan Khôi như các bạn đọc sau đây: "Hợp hai bài " Bài trừ " An Nam tạp chí số 34 và 37 đây, thời Phan Khôi viết bài "Tống Nho với Phụ nữ" đăng trong Phụ Nữ tân văn số 95 ra ngày 13 Aout 1931 tức là kẻ có tội với danh giáo:
- Vu hãm tiên hiền.
- Loạn ngôn hoặc chúng.
- Bại hoại phong hoá.
"Nay, chiếu theo hình luật Á Đông từ đời vua Thuấn mới đặt, có minh văn trong kinh thư rằng: "Phốc tác giáo hình". Nghĩa là: "Cái roi, dùng làm hình phạt thuộc về sự giáo huấn". Cứ Phan Khôi phạm về tội danh giáo, vậy nên dùng roi để chừng. 
"Chiếu theo các trường dạy nho ta kia xưa, phàm học trò học dốt, đọc không thuộc, hoặc có tội vô lễ thời bắt phải nằm sấp xuống đất, đánh ba roi. Cứ Phan Khôi can phạm ba điều như đã yết trên đây so với những tội học dốt, đọc không thuộc và vô lễ thực lớn hơn gấp trăm. Vậy nên đánh đòn ba trăm roi.
"Chiếu theo pháp lý Á Đông, làm tội người đem ra ở chợ, để cùng có công chúng dự biết. Cứ Phan Khôi phạm về tội danh giáo nên đánh đòn ở trước sân Văn Miếu, để trên có các vị Tiên Thánh, Tiên Hiền cùng giám lãm, dưới có các sĩ phu trong phái Hán học cũng được dự biết.
"Cứ các nhẽ đã sơ thẩm như trên, xin nghĩ kết Phan Khôi phải chịu ba trăm roi đòn, chia đánh ở ba nơi:
- Đánh ở trước sân Văn Miếu Thăng Long là nơi gốc văn vật của sự học nho của nước ta từ triều nhà Lý.
- Đánh ở Huế, là nơi thủ phủ xứ Trung kỳ.
- Ở Quảng Nam, là nơi chốn của tội nhân sinh trưởng học tập.
"Ngoài cái tội án Phan Khôi đã nghĩ kết, chiếu theo thường luật có bắt tội oa chủ; vậy những tiền phí giải Phan Khôi từ Nam ra Bắc, cho lại về đến Huế, về đến Quảng Nam do Ban Trị Sự của Phụ Nữ tân văn phải trích tiền quĩ của báo ấy cung nạp.
"Giở lên các điều án nghị theo như lệ nghị kết về bài Phan Khôi viết: "Cái cười của Con Rồng Cháu Tiên"; riêng bản án này, trên có Toà Thượng Thẩm riêng xét về danh giáo là toàn thể sĩ phu phái Hán học trong nuớc sẽ cùng phúc thẩm, dưới có tội nhân và oa chủ, ai có muốn thân oan, cứ được hết lời thân oan". (An Nam tạp chí số 37, 16-4-1932).
"Nắng nhẹ" - siêu mẫu nội y Nhật Bản
Nguyễn Tiến Lãng đả kích Phan Khôi
Chính trong lúc Tản Đà hăng hái buộc tội như vậy, hình như Phan Khôi vẫn yên lặng không lên tiếng mà chỉ có bạn bè của Phan Khôi lên tiếng một cách gián tiếp. Ấy là theo sự ghi nhận của Nguyễn Tiến Lãng trong bài "Nguyễn Tiến Lãng và Phan Khôi" (An Nam tạp chí số 38, 23-4-1932).
Thực vậy, Nguyễn Tiến Lãng lên tiếng công kích Phan Khôi trong hai bài đăng trong báo Trung Bắc, viết bằng tiếng Pháp, đề là Autour d’une Polémique.
Vì bị Nguyễn Tiến Lãng công kích, Phan Khôi lên tiếng trong bài "Cái học vào lỗ tai ra lỗ miệng" đăng trên Đông Tây số 160, ngày 6-4-32, trong đó Phan Khôi chê Nguyễn Tiến Lãng là dốt, dùng sai tiếng Pháp, không hiểu nghĩa chữ Polémique là gì cả.
Nguyễn Tiến Lãng viết bài kể tội Phan Khôi gửi cho báo Đông Tây, nhưng vì báo Đông Tây không đăng, cho nên Nguyễn Tiến Lãng gửi đăng trên An Nam tạp chí số 38, 23-4-1932, trả lời ít điểm mà Nguyễn Tiến Lãng cho rằng Phan Khôi đã xuyên tạc ông. Đây lời Nguyễn Tiến Lãng:
"Nay tôi giả nhời cho Khôi rõ:
1) Phan Khôi hỏi: "Ông Lãng có thử đọc qua những bài ấy của tôi không?… Theo nhời ông Lãng, đủ biết rằng trong khi viết bài ấy, ông Lãng không có dưới mắt ông tập báo kia có bài của tôi, nhưng trước kia, thì ông có đọc cả, nên bây giờ mới nhớ mà nhắc lại cho".
"Phải, tôi chép nguyên văn đó "nhời văn" ông Phan Khôi hỏi tôi. Nhời văn của Phan Khôi là người chê văn quốc ngữ của tôi "còn chưa xuôi". Nhưng thôi… Nói làm chi. Tôi chỉ đáp câu hỏi kia; vậy tôi đáp.
"Chính phải thế Phan Khôi nghe! Mà tôi không có Phụ Nữ tân văn để giữ luôn ở trong nhà và không gối văn Phan Khôi ở dưới giường để xem đi xem lại luôn luôn, sự ấy Phan Khôi lấy làm lạ du? Xã hội thì hiểu rồi, hiểu cho tôi rằng tôi còn có việc khác và văn khác để xem chớ sao?".
2) Các câu hỏi của Phan Khôi có ý bắt buộc tôi phải đọc lại văn(!) của Phan Khôi rồi viết thêm cho báo Đông Tây mấy cột báo, mà về văn(!) ấy, tôi không đáp; bởi vì ông Tản Đà đã có cái chương trình bài trừ cái nạn văn(!) và tư tưởng(!) Phan Khôi, mà chương trình ấy đã đang thực hành trong An Nam tạp chí rồi. Việc đời còn nhiều, các bực sĩ phu trong xã hội nên chia nhau mỗi người làm một việc. Huống chi "bài trừ Phan Khôi" tôi cần gì phải làm nữa, vì đã có ông Tản Đà.
3) Câu kết của Phan Khôi: "Ai không biết đến đầu đến đuôi hết, thấy bài Nguyễn Tiến Lãng nói như vậy rồi tin đi, ắt phải cho Phan Khôi là người bậy bạ. Hoặc giả ông Nguyễn Tiến Lãng dụng tâm như thế chăng? Ông Nguyễn Tiến Lãng nên hối ngộ liền. Đừng còn nhỏ tuổi mà lập tâm bất chánh như vậy về sau sẽ hỏng!".
"Nguyễn Tiến Lãng tôi đáp: "Phan Khôi bậy bạ hay không bậy bạ, xã hội đã thừa rõ, cho nên Lãng này không cần phải nói thêm; nếu chỉ vì một nhời nói của Lãng mà xã hội từ trước vẫn nhầm vì Khôi, đến nay mới biết Khôi là người thế nào, thì Khôi dù uất bởi ngòi bút này mà đã phải lớn tiếng nhưng Nguyễn Tiến Lãng cũng rất vui lòng vì đã làm được một việc ích. Ông Phan Khôi nên hối ngộ liền! Tuy đã già đời, nhung cũng còn thì giờ cải tà quy chánh, một đời chưa đến nỗi hỏng tất cả!
"Đối với tôi nói thế là đủ; sau này mặc cho Khôi lớn tiếng xin để xã hội nghe cáo trạng của thi sĩ Tản Đà mà cùng cười với tôi". (An Nam tạp chí số 38).
Như các bạn thấy ở đây, giọng điệu của Nguyễn Tiến Lãng đối với Phan Khôi quả thực gay gắt, phũ phàng.
-Nhìn xong... đừng suy luận bậy bạ nha...!!!
Vân Bằng đả kích Phan Khôi
Sau Nguyễn Tiến Lãng, đến lượt Vân Bằng lên tiếng đả kích Phan Khôi (An Nam tạp chí số 39, 30-4-1932) trong bài "Tôi thất vọng về Phan Khôi".
Trước hết Vân Bằng tố cáo Phan Khôi như là người hiếu chiến, gây gổ với mọi người, lập dị muốn làm khác người ta: "Thật vậy, Ông Phan đã có phen khai cuộc "bút chiến" - cái này mới thật là "bút chiến" chứ - cùng ông Trần Trọng Kim về sách Nho giáo. "Đình chiến" được ít lâu ông lại khởi "thế công", khai một cuộc "bút chiến" khác - cái này cũng thật là cuộc "bút chiến" nữa chứ - cùng ông Lê Dư về vấn đề quốc học.
"Ông đã có phen hô hào cảnh cáo những nhà "học phiệt" (xin mở tự vị Khang Hi) làm cho quốc dân đã được hưởng cái thú đọc bài trả lời "mát mẻ" của ông Phạm Quỳnh.
"Ông đã có phen đem cái tài hùng biện ra trước Toà án dư luận làm trạng sư cãi "thí" để thân oan "cho" bà vua Võ Hậu, đã chọn cung nhân bằng đàn ông, để mua vui trong lúc vạn cơ chi hạ"(theo lời ông).
"Ông đã có phen thuyết lý về cái môn "Lô dích" (logique) là môn ông rất sở trường, và ông cũng đã đem cái thuyết "xưng hô" ra dạy đời nữa.
"Vừa đây, ông lại ra công" sáng chế "ra một lối thơ "tân thời, tự do đặc biệt" không cần niêm luật, tự ý vắn dài làm cho nhiều người "Hoài cổ" phải ngậm ngùi thương tiếc "Tám vế" Luật Đường!!! Có lẽ vì sự phát minh lối thơ mới này mà phải mai một đi chăng?
"Đó, cái công trình vĩ đại của ông Phan Khôi đối với quốc văn là như thế. Cho nên văn tài ông được nhiều người bái phục, như lời Ông chủ bút báo Đông Tây Hoàng Tích Chu đã nói rằng: "bạn Phan Khôi" của ông có một bên (xin hiểu là một số người) coi là "Léon Daudet" của Việt Nam. Sau khi đã vô tình đề cao tán dương Phan Khôi như vậy, Vân Bằng trách Phan Khôi là thô lỗ, bỏ cả phong thái nhà nho để dùng những ngôn ngữ tục tằn khi trả lời ông Nguyễn Tiến Lãng: "Vậy mà trái đất xoay mình đâu chừng hai mươi vòng, nghĩa là kể từ ngày tôi đọc bài của ông Phan Khôi đăng trên báo Đông Tây số 160 (6-4-32) đến nay chừng ba tuần lễ, thì bỗng đã làm cho tôi thất vọng! Tôi hay vậy, dạo trước đừng coi báo Đông Tây là hơn mà cũng đừng mừng chi về tài ông Phan Khôi là hơn!
"Xin độc giả chịu khó giở tờ Đông Tây số 160 ra ngày 6-4-32 mà đọc lại bài của ông Phan Khôi nơi cột năm ở trang nhất thì liền thấy sự thất vọng của tôi là có căn cứ. Sự thất vọng của tôi về ông Phan Khôi là do ở cái cái cách "xưng hô" bất lịch sự của ông đối với ông Nguyễn Tiến Lãng, cái cách xưng hô đó dã tỏ ra rằng ông Phan Khôi không nhớ cái lễ độ cảa độc giả và quên mất cái thuyết "vô bất kính" của làng nho!
"Vậy, tôi cứ theo như cái "sự ngay thật người luận biện phải giữ" mà kể cái cách xưng hô của ông Phan trên tờ Đông Tây số 160 như sau này: bắt đầu ông viết "ông Nguyễn Tiến Lãng", sau đến "Lãng ta" sau đến "Va" ! sau đến "Tiến Lãng" sau lại "Ông Nguyễn Tiến Lãng", Nguyễn Tiến Lãng, và Lãng trống trơn vân vân…
"Không những riêng cách xưng hô bất lịch đó, ông lại còn mở cuốn "tự vị riêng" mà dùng những tiếng "Xỏ lá, ba que" (xin lỗi độc giả tôi cũng không hiểu nghĩa rõ) trên bài luận thuyết "tràng giang đại hải " của ông (Đông Tây số 160 cột 5 trang 1) như vậy thật là thiếu cái vẻ lễ độ với công chúng nữa".
Để ra ngoài những lời nặng tiếng nhẹ mà người ta tặng cho nhau trong lúc tranh luận nóng nảy, ta nhận thấy cuộc bút chiến này cũng đã đặt ra những vấn đề xã hội rất đáng chú ý. Cuộc tranh luận này còn cho ta thấy Phan Khôi mới lắm. Chẳng những Tản Đà không chịu được cái mới của ông mà cả đến Nguyễn Tiến Lãng một tiến sĩ Pháp cũng chẳng ưa cái mới mẻ của Phan Khôi.
Nhân vụ rắc rối đối với Tản Đà này, ta nhận thấy Phan Khôi là người có tư tưởng rất mới. Ông muốn xã hội Việt Nam phải đổi mới. Mà theo ông muốn tiến tới phải đánh đổ mọi thứ mặc cảm tự tôn, ỷ lại vào những là bốn ngàn năm văn hiến, những là Con Rồng Cháu Tiên. Ngoài ra ông còn đi trước cả các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn trong chiến dịch hạ bệ Nho giáo, chống chế độ đại gia đình, chống tục cản trở đàn bà goá cải giá.
Thanh Lãng
"Tam giác vàng" - siêu mẫu đồ lót châu Âu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét