Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Cái ác không phải là kẻ thù của bạn

"Mới cứng" - người mẫu Việt Nam
Xúc phạm cá nhân không khó xua tan, một khi bạn tìm cách phóng thích cường độ tích lũy vốn sẽ biến thành cơn thịnh nộ không sao kiềm chế được. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Với tư cách là những cá nhân, bạn và tôi đều không thể giải quyết vấn đề tà ác trên quy mô tập thể; thế là cảm giác bất lực này khuếch đại thành niềm tin cho rằng cuối cùng cái thiện sẽ không chiến thắng được. Nhưng để vật lộn với cái ác, bạn phải quan sát nó, không ở trong tình trạng hoảng loạn hoặc như kẻ bàng quan ngắm nhìn cảnh vật, mà với cùng sự tập trung chú ý như khi bạn dành cho bất kỳ vấn đề nào bạn quan tâm một cách nghiêm túc. Nhiều người thấy quan sát cái ác là điều cấm kị; chủ đề của hầu hết các bộ phim kinh dị là nếu bạn đến khá gần, bạn sẽ gặt hái thứ bạn xứng đáng có được. Thế nhưng, những sự kiện về tà ác cá nhân lại nhạt nhẽo vô vị hơn là gây kinh dị. Bên trong tất cả chúng ta đều có những xung lực được cung cấp nhiên liệu bằng cảm giác bất công. Nếu không, chúng ta cảm thấy rằng người nào đó là không thể tha thứ được vì đã khiến cho chúng ta bị tổn thương, từ đó mà nung nấu hận thù và bất bình.
Khi bạn bị đối xử bất công hoặc bị người khác gây tổn thương, cảm giác tự nhiên là tức giận. Nếu cơn tức giận này không thể phát tiết ra được, nó sẽ sục sôi và tăng trưởng bên trong cái quầng tối. Chửa mắng té tát khi sức kìm nén không còn hiệu nghiệm nữa; cơn giận này dẫn đến một chu kỳ bạo lực. Tội lỗi có thể khiến cho bạn cảm thấy mình giống như người xấu đơn giản vì bạn ấp ủ xung lực hay ý nghĩ tà ác. Đây la fm kiểu ràng buộc kép: Nếu bạn chửi mắng té tát rồi đáp trả tổn thương đã gây ra cho minh, thì bạn đã làm điều ác; nhưng nếu bạn vẫn còn giữ cơn tức giận trong lòng và ấp ủ nó, thì bạn có thể thấy mình đúng là kẻ tà ác.
Thiếu nữ mặc yếm - ảnh Việt Nam xưa
Song le, bạo lực có thể được thuần phục bằng cách chia cắt nó ra thành nhiều mảnh nhỏ khả dĩ khống chế được. Các xúc cảm tiêu cực lấy dưỡng chất từ một số khía cạnh của quầng tối vốn rất dễ kiềm chế:
-Cái quầng tối thì u ám. Mọi người đều có một cái quầng tối do tình trạng tương phản giữa bóng tối và ánh sáng.
-Cái quầng tối thì bí ẩn. Chung ta lưu giữ các xung lực và xúc cảm ở đó nhằm hy vọng giữ được sự riêng tư.
-Cái quàng tối này nguy hiểm. Các tình cảm bị ức chế có sức mạnh thuyết phục chúng ta rằng chúng có thể hủy diệt chúng ta hoặc làm cho chúng ta phát rồ lên.
-Cái quầng tối này hàm ngụ trong huyền thoại. Các xung lực của nó chống lại mọi lý lẽ, chúng dễ bộc phát và vô cùng ngoan cố.
-Cái quầng tối này thật sơ khai. Những con người văn minh thấy việc khám phá lĩnh vực này thật không xứng đáng với thân phận của họ, bởi vì nó sặc mùi hôi thối của nhà xác, ngục tù, nhà thương điên và nhà vệ sinh công cộng.
Tiêu cực cho rằng sức mạnh áp đảo của nó xuất phát từ sự kiện nó thu lấy dưỡng chất cùng một lúc từ tất cả các tính chất bí ẩn, đen tối, sơ khai, bất chấp lý lẽ, nguy hiểm và huyền hoặc vừa kể; do đó, nếu bạn chia cắt nó mỗi lúc thành một tính chất, tiêu cực sẽ suy yếu đi nhiều. Thế nhưng, tiến trình giảm lược tà ác này sẽ không có sức thuyết phục cho đến khi bạn ứng dụng nó vào bản thân.
Và ngay bây giờ chúng ta hãy làm việc đó. Lấy vấn đề nhạy cảm hiện nay là chủ nghĩa khủng bố làm ví dụ. Theo bất kỳ định nghĩa nào, bắt người vô tội phải gánh chịu nỗi kinh hoàng đều là hành vi hèn nhát, là kiểu tà ác đê tiện đáng khinh. Giờ đây hãy tiến gần hơn nữa. Hãy hình dung chính bạn cực kỳ phẫn nộ vì không chịu đựng được nữa bởi lòng căm thù tôn giáo sục sôi đến mức có lẽ bạn sẽ sẵn sàng giết người. (Nếu thấy rằng đối với cá nhân bạn, chủ nghĩa khủng bố không đủ sức lôi cuốn, thì thay vào đó hãy xét đến cảm giác bạn có thể có với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ước muốn báo thù hoặc tình trạng lạm dụng quyền lực trong gia đình chẳng hạn – bất cứ vấn đề nào tạo ra xung lực giết người bên trong bạn).
"Phía sau" - Hotgirl Việt Nam
Bất kể xung lực bên trong bạn tà ác đến mức nào đi nữa, nó cũng có thể bị chia cắt thành các bước để giải quyết:
Tính đen tối – Hãy tự vấn xem liệu thực sự bạn đang ấp ủ xung lực này, thể hiện dưới dạng con người bạn nhìn thấy trong gương vào mỗi buổi sáng hay không.
Bóng tối được giải quyết bằng cách đem ánh sáng ý thức soi rọi vào nó. Sigmund Freud gọi việc này là thay thế Bản Năng Vô Thức (ld) bằng Tự Ngã (Ego), tức là “Nó” (“it” – cái không có tên gọi bên trong chúng ta) cần phải được triệu hồi vào lãnh địa của “Tôi” (con người bạn biết là chính bạn). Nói đơn giản hơn, ý thức cần phải tiến sâu vào vùng đất nơi nó đã từng bị ngăn chặn.
Tính bí ẩn – Hãy phó thác xung lực tà ác bên trong bạn cho những đáng tin cậy.
Tính bí ẩn được giải quyết bằng cách trung thực đối mặt với những sự việc dường như đáng hổ thẹn hoặc khiến cho bạn có cảm giác tội lỗi. Bạn thẳng thắn đối mặt với từng cảm giác nảy sinh, tuyệt không tìm cách tránh né cũng không phủ nhận nó.
Tính nguy hiểm – Hãy phát tiết cơn giận, rồi lưu lại với nó khi nó giảm bớt cường độ. Hãy đinh ninh rằng sự phát tiết này không đơn thuần là trút bỏ cơn giận dữ, mà thực sự là buông bỏ cơn thịnh nộ bên trong bạn.
Tính chất nguy hiểm được giải quyết theo cách tháo ngòi nổ của quả bom; tức là bạn thấy cơn giận dữ có khả năng nổ ra đang ẩn náu bên trong và bạn xua tan nó. Sân hận là động cơ chủ yếu của các xung lực tà ác. Giống như tất cả mọi xung lực, nó xuất hiện dưới nhiều mức độ khác nhau và ngay đến một cơn thịnh nộ dữ dội cũng có thể được làm dịu đi cho đến mức chỉ là cơn thịnh nộ khống chế được, rồi xuống đến mức cơn giận có lý do chính đáng, và tiếp tục xuống đến mức là nỗi bất bình chính đáng và cuối cùng là cảm giác bị xúc phạm có tính cá nhân. Xúc phạm cá nhân không khó xua tan, một khi bạn tìm cách phóng thích cường độ tích lũy vốn sẽ biến thành cơn thịnh nộ không sao kiềm chế được.
"Quỷ Mare ngồi trên nạn nhân" - tranh của hoạ sĩ Henry Fuseli 
Tính huyền thoại – Hãy nêu tên một vị anh hùng đã giải quyết những tình huống giống như những tình cảm của bạn bằng biện pháp khác biệt hẳn mà vẫn còn xứng danh anh hùng. Bạo lực vốn là một khía cạnh thuộc chủ nghĩa anh hùng, nhưng nhiều đức tính khác cũng vậy.
Huyền thoại giàu sức tưởng tượng và sáng tạo. Do đó, bạn có thể lấy bất kỳ huyền thoại nào rồi hóa trang nó theo các dáng vẻ khác biệt nhau – bản thân quỷ Satan biến thành vai hề trong các vở kịch về cuộc đời các vị thánh Kitô giáo thời Trung Cổ, biến thành mánh khóe trực tiếp gợi ý cho các vai côn đồ đậm nét hài hước trong các bộ phim James Bond. Huyền thoại không có ý nghĩa khác ngoài sự biến dạng; do đó, bình diện này trao tặng cho chúng ta phương thức rất hữu hiệu nhằm biến các loài quỷ dữ thành trợ thủ cho các vị thần linh hoặc thành những kẻ thù đã bị gục ngã trước các thiên thần.
Tính bất chấp lý lẽ – Hãy tìm cho ra lý lẽ vững chắc để bạn không hành động nhân cơn thịnh nộ của mình. Đừng làm việc này theo cảm tính: Hãy xem chính bạn là người cố vấn trưởng thành giúp đỡ một thiếu niên ương bướng sắp sửa hủy hoại cuộc đời của nó. Bạn sẽ nói gì khiến cho cậu ta thấy được lý lẽ hơn thiệt đây?
Khía cạnh bất chấp lý lẽ được giải quyết bằng sự thuyết phục và lôgic. Tình cảm thường lý thú và mạnh mẽ hơn lý lẽ rất nhiều, nhưng chúng sẽ không có khả năng đào thoát khỏi thế giới của chúng, nơi chỉ có các tình cảm hiện hành mà thôi, cho đến khi tiến trình tư duy đem lại cho chúng một lý do để cảm nhận khác đi. Một mình chúng không có lý trí xen vào, các xúc cảm tồn tại nguyên vẹn rồi gia tăng cường độ theo thời gian. (Hãy hình dung chính bạn giận điên lên vì một cậu bé đội mũ đỏ làm hỏng ổ khóa xe của bạn. Cậu ta bỏ chạy và trốn thoát. Ngày hôm sau bạn trông thấy cậu bé và chạy vội lại, nhưng khi cậu bé quay đầu lại thì ra là đứa trẻ khác. Cơn thịnh nộ biến thành lời xin lỗi bởi vì lý trí cho biết: bạn đã nhầm người).
"Đèn chùm" - siêu mẫu đồ lót châu Âu
Tính sơ khai – Không một lời bào chữa hoặc lý sự, hãy biểu lộ cơn thịnh nộ của bạn giống như một con thú đang lên cơn – gầm gừ, rống to, quằn quại, rồi nằm ườn ra đó. Hãy để cho những gì sơ khai hoang dã mặc sức sơ khai hoang dã bên trong những cú tâng an toàn của chúng.
Những cảm xúc sơ khai được giải quyết ở bình diện riêng của chúng dưới dạng những xúc cảm được lưu giữ lại bên trong não bộ cấp thấp. Bạn tháo bỏ lớp ngụy trang là con người văn minh. Bình diện ý thức này hoạt đồng còn sâu sắc hơn cả các loại tình cảm thông thường – chính cái lãnh địa sơ khai nhất này, gọi là bộ óc động vật thuộc lớp bò sát, giải thích tất cả mọi dạng stress như là cuộc đấu tranh một mất một còn để tồn tại. Ở bình diện này, cảm nhận “hợp lý” của bạn về tình trạng bất công được trải nghiệm như là cơn hoảng loạn mù quáng và như là hành động dã man mù quáng.
Ngay cho dù các xung lực của bạn có lẽ chưa hề vượt khỏi giới hạn để biến thành bạo lực, thì các xung lực bình thường cũng khuếch đại lên bên trong cái quầng tối, nơi bạn không thể nhìn thấy chúng. Bất kỳ lúc nào nghe thấy chính mình có dấu hiệu bực tức hay giận dữ tuyệt không có thức gì khiêu khích bạn, bất kỳ lúc nào thấy mình suýt bật khóc chẳng vì lý do gì cả, thì bạn thực sự đang cảm nhận tác động của các luồng năng lượng tiêu cực đang ngấm ngầm tích lũy trong cái quầng tối.
Cái quầng tối đã quá quen thuộc với tình trạng bị ức chế; do đó, việc tiếp cận với vùng này trong tâm trí thật không dễ dàng chút nào. Tấn công trực diện cũng không đem lại hiệu quả. Cái quầng tối này biết cách kháng cự; nó có khả năng đóng sầm cửa và che giấu năng lượng đen tối của nó càng sâu hơn nữa. Xin nhớ lại khái niệm tẩy não từ thể loại bi kịch Hy Lạp, trong đó người ta cho rằng chỉ nhờ làm cho khán giả hoảng sợ sâu sắc thì họ mới có thể cởi mở tâm hồn mà mủi lòng thương xót kẻ khác. Tẩy não (catharsis) là một hình thức thanh tẩy (purification). Trong trường hợp này, bằng cách để cho khán giả chứng kiến những hành động đáng sợ trong cuộc đời của nhân vật trên sàn diễn, hiệu quả giải trừ đạt được cũng chỉ là thứ yếu thôi. Thế nên, dạng lừa phỉnh này không luôn luôn phát huy tác dụng. Hôm nay bạn có thể đi xem một bộ phim kinh dị rồi khi ra khỏi rạp bạn hoàn toàn không bị lay chuyển, não bộ cao cấp lại lẩm bẩm: “Trước đây tôi đã từng thấy qua những cảnh tượng đặc biệt ấy rồi”. (Tương tự, sau 50 năm trình chiếu các hình ảnh kinh tởm của chiến tranh và bạo lực, các bản tin trên tivi chỉ làm cho khán giả càng quen thuộc với các hình ảnh ấy, hoặc tệ hơn nữa, biến chúng thành phương tiện giải trí). Thế nhưng, sự giải trừ là tự nhiên đối với cơ thể con người và đơn giản nhờ quan sát các luồng năng lượng quầng tối này, chúng ta cho chúng tiếp cận với bình diện hữu thức của tâm trí.
Người ta cho rằng phương tiện đen tối trong bản tính con người có sức mạnh không gì ngăn chặn nổi: Quỷ Satan đã thăng tiến lên ngang tầm với vị Thượng Đế tiêu cực. Nhưng khi bị chia cắt thành những mảnh nhỏ, cái tà ác hó ra là đáp ứng lệch lạc đối với các tình huống thường nhật. Hãy hình dung bạn đang ngồi một mình vào ban đêm trong căn nhà trống trải hoang vắng. Tiếng động chợt vang lên, dường như có ai đó đột nhập vào nhà. Tức thì bạn nhận ra tiếng cửa mở cọt kẹt. Mọi giác quan tiếp tục đong đầy cảnh giác; cơ thể bạn như đông cứng lại. Phải khó khăn lắm bạn mới không kêu to lên, song nỗi lo âu cực kỳ lớn lao đã vọt ra khỏi chỗ ẩn náu của nó. Kẻ cướp! Giết người! Mọi người đều phãi chịu đựng những phút giây khốn khổ này trước khi biết rõ tiếng kẹt cửa hóa ra là tấm ván sàn long ra hoặc ai đó bất ngờ đến viếng nhà. Nhưng điều gì thực sự diễn ra trong khoảng khắc khiếp hãi đó?
Đậu hũ thối - món ăn của Đài Loan.
Tâm trí bạn nhận lấy một mảnh nhỏ dữ kiện vô nghĩa ở mỗi trường chung quanh, rồi gán cho nó một ý nghĩa. Tự bản thân nó, tiếng cửa kẽo kẹt chẳng đáng kể gì, nhưng nếu bạn bất thức ấp ủ nỗi sợ hãi bị tấn công trong đêm tối – và không một ai có thể ngừng ấp ủ nỗi sợ hãi ấy cả – bước nhảy từ mảnh nhỏ dữ kiện giác quan cho đến nỗi lo âu bộc phát dữ dội dường như có tính tự động. Thế nhưng, trong cái khoảng hở giữa tiếng động và phản ứng của bạn, sự liên tưởng rón rén xâm nhập vào và chính sự khuếch đại liên tưởng (“Ai đó đang đột nhập! Tôi sắp bị giết chết!) đã gây nguy hiểm.
Điều quan trọng ở đây chính là tà ác nảy sinh ở khoảng hở giữa cơ thể và tâm trí. Trong vương quốc tà ác không có kẻ cai trụ đầy quyền lực nào cả. Satan khởi thủy là khoảnh khắc tiếp nhận dữ kiến giác quan rồi trở nên hoang dã không sao kiềm chế được. Hãy xét trường hợp sợ đáp các chuyến bay, một trong các dạng bệnh ám ảnh sợ hãi phổ biến nhất. Những người mắc phải chứng ám ảnh này thường có ký ức sinh động về thời điểm nó khởi sự phát tác. Họ đang ở trên chuyến bay rồi đột nhiên, giống như tiếng cửa kẽo kẹt vang lên trong đêm, tiếng động cơ máy bay gầm rú lên hoặc một cú nhồi xóc khiến cho ý thức của họ tăng thêm phần mẫn cảm. Những cảm giác vô nghĩa như chấn động ở khoang hành khách cùng sự tăng giảm cường độ âm thanh của động cơ máy bay đột nhiên khiến cho họ có cảm giác đầy đe dọa.
Giữa những cảm giác này và phản ứng sợ hãi có một khoảng hở kéo dài chừng một phần giây đồng hồ. Dù nhỏ bé như thế, khoảng hở này vẫn để cho sự liên tưởng (“Chúng ta sắp bị rơi! Tôi sắp chết!”) gắn liền chính nó với cảm giác đang hiện hành trong cơ thể. Giây phút sau đó, các dấu hiệu điển hình – lòng bàn tay đổ mồ hôi, miệng khô khốc, mạch đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn – tăng thêm sức thuyết phục của mối đe dọa.
Theo Những bí ẩn huyền diệu của sự sống
Cùng chiêm ngưỡng hình ảnh sexy và gợi cảm của Lí Tuyết, một hoạt náo viên nổi tiếng làng bóng rổ Trung Quốc .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét