Thiên giới |
Tu trì Pháp môn của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát có thể tăng trưởng công đức trí tuệ. Ký ức kiên cố được thông biện, Khẩu diễn tám vạn Diệu Pháp, biết rõ chân nghĩa của vạn Pháp, tiêu trừ ngu muội và các quả báo, nghiệp chướng của Ngữ nghiệp như câm ngọng.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tiếng Phạn gọi là Mạn Thù Sư Lợi (Manjushri) dịch là Diệu Cát Tường, Diệu Âm, Phổ Thư, Nhu Thư, Kính Thư … trong Hiển giáo thường cùng với Phổ Hiển Bồ Tát thành đôi, thường thị giả bên tả và bên hữu Phật Thích Ca Mâu Ni, chuyên giữ Môn Trí Tuệ.
Trong hàng Bồ Tát Ngài thường được xưng là trí tuệ đệ nhất. Y theo Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh: Phần bản Đức Văn Thù xưa là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật cũng gọi là Văn Thù Phật, mật giáo gọi là Cát Tường Kim Cương hay Bát Nhã Kim Cương.
Sự tưởng biến hoá của Đức Văn Thù rất nhiều như Hài Đồng Văn Thù, Ngữ Sư Tử Văn Thù, Ngữ Vương Văn Thù, Bạch Văn Thù, Hắc Văn Thù, Hồng Văn Thù…
Văn Thù Sư Lợi thân sáng hồng như Mặt Trời mới mọc, đầu đội mũ ngũ Phật nêu biểu ngũ trí Phật. Năm kế trên đỉnh đầu nêu biểu Nội chứng Ngũ trí. Tay phải nâng cao cây kiếm Bát Nhã nêu biểu đoạn tất cả vô minh ngu muội hôn ám, tay trái bên hông kết ấn chuyển Pháp Luân cầm cành Hoa Sen xanh, ngón tay hướng lên trên, hoa cao ngang tai, trên hoa sen là Kinh Bát Nhã La Mật Đa tiếng Phạn nêu biểu trí tuệ Bát Nhã rộng sâu như Kinh Điển. Tất cả châu báu Anh Lạc nêu biểu Báo Thân viên mãn, ngồi thế Kiết già Kim Cương an trụ trên Nhật Luân Hoa Sen.
Ngũ Đài Sơn, một trong Ngũ Đại Danh Sơn của Trung Quốc là Tịnh độ của Đức Văn Thù.
Người Tây Tạng lưu truyền rằng: Các đời vua anh minh, tinh thông Ngũ Minh, bác học hay các thành tựu giả đều là Hoá Thân chuyển thế của Ngài Văn Thù Sư Lợi. Những tổ sư truyền thừa của dòng Tát Ca có Ngài Tát Ca Biện Trí Đạt, Long Khiếm Ba Tôn Giả, Tông Khách Ba Tổ Sư là Hoá Thân chuyển thế của Đức Văn Thù.
Vua Tạng là Tùng Tán Can Bố, Xích Tùng Đức Chân cũng là Văn Thù Hoá Thân.
Tu trì Pháp môn của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có thể tăng trưởng công đức trí tuệ. Ký ức kiên cố được thông biện, Khẩu diễn tám vạn Diệu Pháp, biết rõ chân nghĩa của vạn Pháp, tiêu trừ ngu muội và các quả báo, nghiệp chướng của Ngữ nghiệp như câm ngọng.
Văn Thù Sư Lợi Bồ tát |
Phật Dược Sư - Bhaiṣajyaguru Buddha
Phật Dược Sư (tiếng Phạn: bhaiṣajyaguru; chữ Hán: 藥師佛; nghĩa là "vị Phật thầy thuốc"), còn gọi là Dược Sư Lưu Li Quang Phật, (bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha; 藥師琉璃光佛), là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly). Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện.
Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp và Thiên vương.
Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.
Các lời nguyện của Phật Dược Sư
- Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.
- Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.
- Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện.
- Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.
- Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.
- Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.
- Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
- Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới.(cần tìm hiểu thêm)
- Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về chính đạo.
- Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.
- Đem thức ăn cho người đói khát.
- Đem áo quần cho người rét mướt.
Phật Dược Sư |
Phật Thích-Ca Mâu-Ni - Sākyamuni Buddha
Thích-ca Mâu-ni (zh. 釋迦牟尼, sa. śākyamuni, pi. sakkamuni, dịch nghĩa là "Trí giả trầm lặng (muni) của dòng Thích-ca". Đây là danh hiệu của Tất-đạt-đa Cồ-đàm (sa. siddhārtha gautama, zh. 悉達多 瞿曇), người sáng lập Phật giáo. Thái tử Tất-đạt-đa mang tên này sau khi từ bỏ các vị thầy và tự mình tìm đường giải thoát. Danh hiệu "Thích-ca Mâu-ni" thường được dùng để chỉ vị Phật lịch sử đã từng sống trên Trái Đất này, nhằm phân biệt với các vị Phật khác.
Dòng Thích-ca vốn là vương tộc, cai trị một trong 16 vương quốc của Ấn Độ thời bấy giờ, ngày nay thuộc miền Nam Nepal. Kinh đô thời đó là Ca-tì-la-vệ (sa. kapilavastu), là nơi Phật sinh ra và trưởng thành. Vua cha là Tịnh Phạn (sa. śuddhodana, pi. suddhodana), trị vì tiểu vương quốc Thích-ca.
Thời bấy giờ, tiểu vương quốc dòng Thích-ca có một hội đồng trưởng lão tham gia quốc sự, nhưng vương quốc này bị phụ thuộc vào nước Kiêu-tát-la (sa. kośala). Ngay trong thời Phật còn tại thế, tiểu vương quốc Thích-ca bị một quốc vương của Kiêu-tát-la đem quân xâm chiếm và tiêu diệt gần hết. Sau khi Phật thành đạo và trở lại Ca-tì-la-vệ giảng dạy, nhiều vị trong dòng dõi Thích-ca xin gia nhập Tăng-già. Tại đó, người thợ cạo Ưu-ba-li (sa., pi. upāli) xin gia nhập, trở thành tăng sĩ trước và vì vậy được xem cao quý hơn các vị lĩnh đạo trong hoàng gia gia nhập sau.
Phật Thích Ca |
Đại Thế Chí Bồ Tát - Mahasthamaprapta Bodhisattva
Ý nghĩa danh hiệu
Bồ tát Đại thế chí còn gọi là Đắc đại thế Bồ tát, Đại tinh tấn Bồ tát, Vô biên quang Bồ tát... Đại thế chí Bồ tát vì Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh trong mười phương thế giới thoát khổ thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề. Đắc đại thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới điều phục và tiếp độ hạng chúng sanh cang cường khó độ. Đại tinh tấn Bồ tát vì Bồ tát có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền não và giáo hoá chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Vô biên quang Bồ tát vì nơi thân Bồ tát có màu vàng tử kim chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào có duyên thấy liền được thấy ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương thế giới.
Thân tướng của Bồ tát
Theo kinh Quán vô lượng thọ, Bồ tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quang của Bồ tát có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu có 500 đài báu, trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một hình báu, khác hình tượng Quan thế âm Bồ tát.
Theo phẩm A lợi đa la đà la ni a lỗ lực, hai Bồ tát đều toàn thân màu vàng, phóng hào quang trắng, tay phải cầm phất trần trắng, tay trái cầm hoa sen, thân hình Bồ tát Đại thế chí nhỏ hơn Quán Thế Âm.
Còn trong Hiện đồ mạn đồ la thai tạng giới của Mật tông, ngài là vị thứ hai ở phương trên trong viện Quan âm, ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón giữa đặt trước ngực. Mật hiệu là Trì luân kim cương, hình Tam muội da là hoa sen mới nở.
Tiền thân của Bồ tát
Theo kinh Quán vô lượng thọ, vô lượng hằng sa kiếp về trước thời Phật Bảo tạng, ngài là thái tử Ni Ma và Bồ tát Quán thế âm là thái tử Bất Huyền con của vua Vô Tránh Niệm. Bấy giờ vua Vô tránh niệm cùng với hai vị thái tử đến đạo tràng cúng dường Phật Bảo tạng. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, vua cùng hai vị thái tử phát Bồ đề tâm... được Phật thọ ký tương lai sẽ thành Phật.
Vua Vô tránh niệm tương lai sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà Như lai ở thế giới Tây phương Cực Lạc, thái tử Bất huyền sẽ thành Phật hiệu là Biến xuất nhất thiết quang minh công đức sơn vương Như lai, còn thái tử Ni ma sẽ thành Phật hiệu là Thiện trụ công đức bảo vương Như lai.
Theo Quang Minh
Đại Thế Chí Bồ tát |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét