Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

2- Văn kiện xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến trước 30-4-1975

Tuần tra trên biển đảo Trường Sa.
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. (ảnh không liên quan đến bài viết)

5- Dụ số 10 ngày 29 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 13 (30.3.1938).
(Trích Nam triều Quốc ngữ công báo số 8, năm 1938, trang 233)
Nguyên văn:
Năm 1938 - Số 8
CUNG LỤC DỤ SỐ 10 NGÀY 29 THÁNG 2 NĂM BẢO ĐẠI THỨ 13 (30 MARS 1938)
Chiếu chỉ các Cù lao Hoàng sa (Archipel des îles Paracel) thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam - Ngãi; đến đời Đức Thế tổ Cao hoàng đế vẫn để y như cũ là vì nguyên trước sự giao thông với các Cù lao ấy đều do các cửa bể tỉnh Nam - Ngãi.
Chiếu chỉ nhờ sự tiến bộ trong việc hàng hải nên việc giao thông ngày nay có thay đổi, vả lại viên Đại diện Chánh phủ Nam triều ủy phái ra kinh lý các cù lao ấy cùng quan Đại diện Chánh phủ Bảo hộ có tâu rằng nên tháp các cù lao Hoàng sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên thời được thuận tiện hơn. DỤ
Độc khoản - Trước chuẩn tháp nhập các cù lao Hoàng sa (Archipel des îles Paracel) vào địa hạt tỉnh Thừa thiên; về phương diện hành chánh, các cù lao ấy thuộc dưới quyền quan Tỉnh hiến tỉnh ấy.
Khâm thử
Trà My với nét quyến rũ bikini.
6- Nghị định số 3282 ngày 5.5.1939 của Toàn quyền Đông Dương.
Nghị định này sửa đổi lại nghị định số 156 - SC ký ngày 15.6.1932(2)
Nội dung xin được phiên dịch như sau:
TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
ĐỆ NHỊ ĐẲNG BẮC ĐẨU BỘI TINH
Số 3282
Chiếu sắc lệnh ngày 20.10.1911, ấn định quyền hạn của quan Toàn quyền và tổ chức tài chánh và hành chánh Đông dương;
Chiếu sắc lệnh ngày 5.8.1936;
Chiếu nghị định ngày 28.12.1934 ấn định điều khoản về phụ cấp và trợ cấp.
Chiếu nghị định số 156- SC ngày 15.6.1932 ấn định việc thiết lập một đơn vị hành chánh tại quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên ( Trung Kỳ) mang danh là quận Hoàng Sa;
Do đề nghị của khâm sứ Trung Kỳ;
NGHỊ ĐỊNH
Điều thứ nhất: Nghị định số 156- SC ngày 15.6.1932 nay được sửa đổi như sau:
“Điều thứ nhất:- Hai đơn vị hành chánh được thành lập tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (Trung Kỳ) dưới danh xưng là Sở đại lý “Croissant và phụ cận” và Sở đại lý “Amphyrite và phụ cận”. Ranh giới giữa hai sở này được phân bởi kinh tuyến số 112, trừ rặng đá ngầm Vuladdore hoàn toàn phụ thuộc vào sở đại lý Croissant.
“Điều thứ hai:- Những phái viên hành chánh đứng đầu hai sở đại lý này với tư cách là ủy viên của công sứ Pháp tại Thừa Thiên Huế sẽ ở tại đảo Pattle và đảo Boisée.
“ Điều thứ ba:- Hằng năm trong chức vụ ấy mỗi phái viên sẽ được hưởng phụ cấp đại diện và kinh lý là bốn trăm đồng (400,00) đã dự liệu ở nghị định ngày 28.12.1934. Phụ cấp này sẽ được ngân sách địa phương Trung Kỳ đài thọ, theo chương 12, điều 6, đọan 3”.
Điều thứ hai:- Phó Toàn Quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, chiếu nhiệm vụ, lãnh thi hành nghị định này.
Hà Nội, ngày 5.5.1939

Ký tên: J.Brévié
“Trăng tròn” - tranh của họa sĩ Malaysia Ling Chee Yuen
7- Bản tuyên bố tại Hội nghị San Francisco của Thủ tướng Trần văn Hữu, chính phủ Quốc gia Việt Nam trong thời kỳ người Pháp dùng lá bài Bảo Đại.
(Trích trong France - Asie, số 66-67 [Novembre - Décembre 1951], tr.502-505)
Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham dự, trong đó có 3 lời tuyên bố của 3 đại diện Việt, Miên, Lào. Ở đây, chúng ta chỉ chú trọng đến lời tuyên bố chánh thức của đại diện Việt Nam.
Đính kèm sau đây là bản dịch lời tuyên bố của Thủ tướng Trần Văn Hữu tại hội nghị San Francisco ngày 6 và 7.1951.
“Những quốc gia liên hiệp (Pháp) tại hội nghị San Francisco ngày 6 và 7.9.1951.
Việt-Nam
Bản tuyên ngôn của Thủ Tướng Trần Văn Hữu
Kính thưa Ông Chủ tịch,

Kính thưa quí vị đại biểu,
Kính thưa quí vị,
Thật là nghiêm trọng và cảm kích cho Việt-Nam được đến San Francisco tham dự công việc của hội nghị hòa bình với Nhật Bản.
Sở dĩ chúng tôi được hiện diện tại đây là nhờ các tử sĩ của chúng tôi và lòng hy sinh vô bờ bến của dân tộc chúng tôi, dân tộc đã chịu đựng biết bao là đau khổ để được sống còn và giành sự trường tồn cho nòi giống đã có hơn 4.000 năm lịch sử.
Nếu mỗi dân tộc đã thống khổ do sự chiếm đóng của Nhật Bản, có quyền tham gia hội nghị này, như tất cả diễn giả liên tiếp hai ngày nay đã đồng thanh nhìn nhận, mặc dù thuộc ý thức hệ nào đi nữa cũng vậy thì cái quyền của Việt Nam lên tiếng về hòa ước hòa bình với Nhật Bản lại càng dĩ nhiên hơn lúc nào hết, vì không ai không biết rằng, trong tất cả các quốc gia Á châu, Việt Nam là một nước chịu nhiều đau khổ nhất về tài sản cũng như về tính mạng của người dân. Và tôi thiếu sót phận sự tối thiểu đối với đồng bào quá vãng, nếu giờ phút này tôi không hướng một ý nghĩ thành kính đến một triệu dân Việt mà hoàn cảnh bi thảm của sự chiếm đóng đã đưa đến cái chết đau thương. Những hư hại vật chất mà đất nước chúng tôi gánh chịu không phải là ít và tất cả nền kinh tế của chúng tôi bị ảnh hưởng một cách trầm trọng. Cầu cống và đường xá bị cắt đứt, làng xã bị triệt hạ hoàn toàn, nhà thương và trường học bị thiệt hại, bến tàu và đường sắt bị dội bom, tất cả đều phải làm lại, đều cần thiết phải làm lại, nhưng than ôi, cần có các nguồn tài nguyên quá cao so với khả năng hiện hữu của chúng tôi.
Cho nên, trong lúc khen ngợi sự rộng lượng của các tác giả dự án thỏa hiệp này, chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu hội nghị ghi nhận.
Là những người Á châu, chúng tôi thành thật hân hoan trước những viễn tưởng mới mẻ mở rộng ra cho một quốc gia Á đông sau khi kết thúc thỏa hiệp hòa bình này. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng hết sức góp phần vào sự phục hưng của một dân tộc Á Đông bình dị và cần mẫn như nước Nhật Bản đây, chúng tôi tin chắc rằng tất cả những người dân Châu Á phải là những người phát khởi thịnh vượng chung của mình, họ cũng trông cậy nơi chính mình để xa lánh mọi chế độ đế quốc và trong việc thiết lập một trạng thái quốc tế mới, một sự liên đới Á châu cũng cần thiết như một sự liên đới Âu châu vậy.
Điều này không có ý muốn nói là sẽ có một ngày nào đó hai sự đoàn kết này sẽ chống đối lẫn nhau. Điều này chỉ muốn nói một cách giản dị là các dân tộc Á châu một khi đã được các quốc gia Tây phương hoàn thành việc giúp đỡ họ xây dựng hòa bình, tôi nói rằng một khi mà hòa bình đã vãn hồi, các dân tộc Á châu không thể sẽ là gánh nặng cho kẻ khác, mà trái lại họ phải nhớ nằm lòng là họ phải tự bảo vệ mạng sống họ bằng những phương tiện riêng của họ. Điều đó ít nhất cũng là tham vọng của Việt Nam mà dù cho có phải chịu nhiều thăng trầm cực nhọc họ vẫn tự hào là đã không lúc nào để nhụt chí. Nhưng một dân tộc độc lập phải là một dân tộc tự hào và cũng bởi sự tự hào, theo chúng tôi, có cái giá, giá đó tuy không thể nào bằng sự tự hào của Nhật Bản nhưng chúng tôi tới đây để yêu cầu được chữ ký của 51 quốc gia hội viên của hội nghị này mà tái lập lại một đời sống quốc gia xứng đáng và tự hào.
Những đường cong trên cơ thể Kelly Brook được xem là một kiệt tác.
Tuy nhiên nếu dự thảo hiệp ước này đòi hỏi thẳng thắn cái quyền đền bồi lại tất cả những hư hại mà chính Nhật Bản hoặc là tác giả, hoặc là ngẫu nhiên đã xảy ra, những đền bồi được dự liệu bằng các cung cấp dịch vụ, trong trường hợp của Việt Nam mà không được đền bồi bằng những nguyên liệu, thì chắc chắn sẽ chẳng có hiệu quả gì cả. Tất cả mọi thứ Việt Nam cũng cần như Nhật Bản, một số trợ giúp quan trọng để tái tạo nền kinh tế của mình. Từ đó nếu nhận những đền bồi chánh yếu bằng những cung cấp dịch vụ thì chẳng khác nào như là đi tín nhiệm một thứ tiền không thể lưu hành (dùng ở xứ của mình).
Chúng tôi vì vậy sẽ phải đòi hỏi nghiên cứu lại các phương thức bồi hoàn khác hữu hiệu hơn và nhất là chúng tôi phải tính, ngoại trừ những phương tiện tạm thời, tới một sự đền bồi thường thức vào cái ngày mà chúng tôi ước mong là sẽ rất gần, cái ngày mà nền kinh tế của Nhật Bản được phục hưng để họ có thể đương đầu với tất cả mọi bắt buộc.
Việt Nam sẽ thất vọng biết bao nếu mọi người gán ép cho các đòi hỏi của chúng tôi khác hơn các ý tưởng là nền kinh tế Việt Nam cũng cần phải trỗi dậy cũng như Việt Nam cần phải có một số cải thiện xã hội quan trọng. Đối tượng cuối cùng chỉ có thể đạt được nếu chúng ta để các tài nguyên quan trọng dự vào; các tài nguyên mà hiện tại trong giờ phút này phải nhường chỗ một phần lớn cho sự bảo tồn sự tự do và nền hòa bình của chúng tôi.
Cũng thế chúng tôi mong muốn, trong lĩnh vực của chúng tôi, một phương cách an ninh tập thể để hoàn tất những nỗ lực của chúng tôi.
Tôi rất sung sướng vì về việc này, đại diện nổi bật của Pháp ngày hôm qua cũng tại chính diễn đàn này, đã trình bày cùng các mối bận tâm như của chúng tôi.
Một hòa ước tương trợ lẫn nhau, để bảo vệ tất cả mọi xứ sở bị cùng các hiểm nguy như nhau, sẽ bảo đảm được một nền hòa bình bền vững trên một phần thế giới.
Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này.
Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.(3)
Dưới mối lợi lộc mà chúng tôi vừa trình bày, chúng tôi nhìn nhận là dự án thỏa hiệp này, được soạn ra rập y khuôn tinh thần của Hiến chương Liên Hợp Quốc đã xóa bỏ tất cả tính chất trừng phạt hoặc hạn chế, thiết lập một sự cố gắng sống động để hòa giải tiến bộ nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Chúng tôi mong mỏi chân thành là Nhật Bản sẽ lợi dụng triệt để dữ kiện này để nền hòa bình thế giới được củng cố.
Ải Nam Quan - ảnh Việt Nam xưa
8- Sắc lệnh số 174.N.V. ngày 13 tháng 7 năm 1961 đặt Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang
(Trích : Quy pháp vựng tập, tr, 365).
Sau đây là nguyên văn sắc lệnh:
Sắc lệnh số 174-NV ngày 13 tháng bảy năm 1961 đặt quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang.
TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA
Chiếu sắc lệnh số 124-TTP ngày 28 tháng 5 năm 1961 ấn định thành phần Chánh phủ;
Chiếu dụ số 57-a ngày 24 tháng 10 năm 1956 cải tổ nền hành chánh Việt Nam;
Chiếu nghị định ngày 32 tháng 2 năm 1939 sửa đổi và bổ túc nghị định số 156-SC (sis)(4) ngày 15.6.1932, ấn định tổ chức hành chánh tại quần đảo Hoàng sa;
Chiếu dụ số 10 ngày 30 tháng 3 năm 1938 sáp nhập quần đảo Hoàng sa và địa phận tỉnh Thừa Thiên;
Chiếu nghị định số 335-Nc/P6 ngày 24 tháng 6 năm 1958 và các văn kiện kế tiếp ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Quảng Nam;
Chiếu đề nghị của Bộ trưởng Nội vụ;
SẮC LỆNH
Điều thứ 1 - Quần đảo Hoàng sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam. 
Điều thư 2 - Một đơn vị hành chánh trọn đảo này bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định hải, trực thuộc quận Hòa Vang.
Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh.
Điều thư 3 - Bộ trưởng Nội vụ, tỉnh trưởng Thừa Thiên và tỉnh trưởng Quảng nam, chiếu nhiệm vụ, lãnh thi hành sắc lệnh này.
Sài gòn, ngày 13 tháng 7 năm 1961

NGÔ ĐÌNH DIỆM
Ông, bà Trần Đăng Đại
“Sơn ca” - diễn viên Ngân Khánh
Chú thích:
1. Bài viết được thực hiện trước 30.4.1975. Tựa do NXB Trẻ đặt.
2. Xem Bulletin Administratif de I’Annam năm 1930, số9, trang 872.
3. Nguyên văn chữ Pháp đoạn văn quan trọng liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như sau: “Et comme il faut franchement profiler de toutes occasions pour élouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les iles Spratly et Paracel qui de tout temps ont fait partie du Viet Nam”. Cf “Conférence de San Francisco”, France-Asie, p.66-67 (Novembre - Decembre 1951), p.505.
4. (I) In lầm, SC thay vì SG.
Mâm cỗ dân tộc Thái.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét