Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Hồi giáo tại Trung Đông

"Nấm linh chi" - người đẹp châu Á
Trung Đông còn được gọi là Cận Đông (Near East/Middle East) bao gồm một giải đất chạy dài từ Thổ Nhĩ Kỳ đến các nước Bắc Phi và Ai Cập. Về chủng tộc, Trung Đông gồm có: Do Thái, Ả Rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Kurds, Armenians và Berbers. Về tôn giáo, Hồi giáo chiếm 90% dân số Trung Đông, tức khoảng 300 triệu tín đồ hoặc 1/4 tổng số tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới. Số còn lại là tín đồ Do Thái giáo và Kitô giáo. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Trung Đông được chia ra làm 3 khu vực rõ rệt:
1. Khu vực Bắc Phi: Các nước ở phía bắc của Châu Phi Da Đen (Black Africa) gồm có Maroc, Tunisia, Algeria, Lybia và Ai Cập. Đại đa số các dân tộc sống ở vùng này đều là những người da trắng gốc Địa Trung Hải. 
2. Khu vực Cao Nguyên: Các nước ở vùng này được gọi chung là "Các nước ở vùng cao" (Levantine Countries) gồm có Syria, Palestine, Israel, Jordan và Iraq. 
3. Các nước Vùng Vịnh (Gulf Countries) là các nước ở sát Vịnh Ba Tư, gồm có Ba Tư (Iran) Kuweit, Quatar, Saudi Arabia, Yemen, Oman, United Arab Emerald và Baharain. 
Về văn hóa, toàn vùng Trung Đông đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 13. Lịch sử thế giới đã gọi những thế kỷ này là Thời đại Hoàng kim (The Golden Age) của những người Hồi giáo Trung Đông. Vào thời đó, những người Ả Rập rất ham chuộng nền văn hóa Hy Lạp và chú trọng đến việc nghiên cứu toán học, thiên văn và khoa học thực nghiệm. Họ thực hành theo lời dạy của Muhammad trong kinh Koran: "Ai bỏ nhà đi tìm sự hiểu biết là đi đúng con đường của Chúa. Lạy Chúa! Xin ngài hãy ban thêm sự hiểu biết cho con". 
Đầu thế kỷ 8, tại Baghdad thủ đô của Iraq xây dựng trường đại học đầu tiên trên thế giới. Họ gọi là "Căn nhà của sự khôn ngoan" (House of Wisdom). Baghdad trở thành một trung tâm văn hóa lớn nhất thế giới. 
"Nud" - tranh của họa sĩ Vũ Xuân Hiển
Năm 800, các tác phẩm của Aristote và Plato đều đã được dịch sang tiếng Arabic và được phổ biến trong toàn vùng Trung Đông. Đến giữa thế kỷ 9, các sách y khoa của Hy Lạp được dịch sang tiếng Arabic. Cuối thế kỷ 9, rất nhiều sách dịch về khoa thiên văn và địa lý được phổ biến tại Trung Đông. 
Do các kiến thức học hỏi được từ Hy Lạp, người Ả Rập Hồi Giáo đã phát minh ra máy Astrolable dùng để đo độ cao của các thiên thể. Họ biến chế máy Astrolable thành một thứ địa bàn để các tín đồ Hồi giáo dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng tìm được hướng Mecca để quay mặt về thánh địa khi cầu nguyện. 
Tại thánh địa Mecca có đền thờ Káaba, tiếng Ả Rập có nghĩa là "Nhà Của Chúa" (House of God). Người Ả Rập tin rằng ngôi nhà của Chúa đã được xây dựng lần đầu tiên bởi tổ phụ Abraham. Năm 1166, nhà địa dư học Ả Rập Al-Idrisi là người đầu tiên trên thế giới vẽ bản đồ trái đất hình cầu rất chính xác. Cũng trong khoảng thời gian này, người Ả Rập chế ra đồng hồ quả lắc để coi giờ. 
Một ngôi sao sáng ngời trong thế giới toán học là nhà toán học Hồi giáo Ba Tư Muhammad Ibu Musa. Ông đã phát minh ra một môn toán học nhằm mục đích "Phục hồi những phần đã bị tách rời" (to restore the broken parts), tiếng Ả Rập gọi là Al-Jabr. Danh từ này được người Hy Lạp phiên âm thành Algebra tức là môn Đại số học. Môn toán học này được Musa phát minh năm 850.
Đầu thế kỷ 11, một ngôi sao lớn về quang học xuất hiện tại Ai Cập. Đó là nhà khoa học Hồi giáo Alhazen. Ông chuyên tâm nghiên cứu các sách Hy Lạp về khúc xạ và phản chiếu ánh sáng. Ông là người đầu tiên trên thế giới giải thích hiện tượng cầu vồng và quang phổ. Thế giới khoa học ngày nay tôn vinh ông là ông tổ sáng lập ngành quang học hiện đại. 
Nhờ có những sách y khoa dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Arabic trong hai thế kỷ 8 và 9, đến thế kỷ 10, người Hồi giáo Ả Rập đã phát minh và đóng góp cho nhân loại rất nhiều tiến bộ về y khoa trên nhiều lĩnh vực: 
1. Sử dụng Anesthasia trong giải phẫu. 
2. Sát trùng vết thương. 
3. Phát giác việc lây bệnh do sự tiếp cận với người có bệnh và qua đường hô hấp. 
4. Tách rời dược khoa và y khoa thành hai ngành riêng. 
5. Do sa mạc thường có bão cát gây đau mắt nên người Ả Rập lập ra ngành nhãn khoa riêng. 
6. Năm 925, nhà khoa học Abu Razi cho in bộ sách "Bách Khoa Tự Điển Y Khoa" đầu tiên trên thế giới. Mãi tới hơn 5 thế kỷ sau tức vào năm 1486, bộ sách này mới được dịch sang tiếng La Tinh để phổ biến tại Âu Châu. 
"Gợi nhớ" - thiếu nữ Trung Quốc
Về văn chương, bộ truyện vĩ đại được in thành nhiều chục tập (volumes) nổi tiếng khắp thế giới và đã được dịch ra đủ các thứ ngôn ngữ, đó là chuyện "Ngàn Lẻ Một Đêm". Đây là một tổng hợp đủ các chuyện thần thoại thời Babylon cổ xưa, các chuyện dân gian Ả Rập (Arab Legends) và pha trộn với những chuyện thần tiên của Ấn Độ (Indian fairy tales). 
Về kiến trúc, người Ả Rập Hồi Giáo là những người phát minh ra cách xây những chiếc vòm nhọn đầu (pointed arch) từ thế kỷ 8 để kiến tạo những chiếc cầu bắc qua sông. Người Âu Châu sau này bắt chước để lập ra lối kiến trúc Gothic. 
Khi hoàng đế Constantine lập nên Công giáo La Mã vào năm 325. Kể từ đây, giáo hội Công giáo và đế quốc La Mã ra sức thâu góp các sách của nền văn minh Hy Lạp để thiêu hủy. Toàn bộ các sách của giáo phái Kitô lớn nhất thời đó là Gnostic bị đốt, 27.000 cuộn giấy (paprus rolls) có liên quan đến những sách Phúc Âm thật đều bị hủy diệt. Đến cuối thế kỷ 5 hầu như tất cả các sách khoa học, triết học của Hy Lạp đều không còn trên lãnh thổ của đế quốc La Mã và giáo hội Công giáo. Tội ác của Công giáo La Mã đã làm cho nền văn minh của nhân loại thụt lùi 15 thế kỷ. Người có công sưu tầm và duy trì những cuốn sách quí giá của nền văn minh Hy Lạp để lưu lại cho thế giới chúng ta ngày nay chính là một ông vua Hồi giáo Ả Rập: Caliph Al-Mamun. 
Caliph Al-Mamun lên ngôi tại Baghdad năm 813. Việc đầu tiên là thành lập "Nhà của sự khôn ngoan" (House of Widom). Ông cho người đi khắp nơi tìm kiếm các sách cổ của Hy Lạp mang về Baghdad rồi thuê người Hy Lạp biết tiếng Ả Rập dịch tất cả các sách đó. Trong suốt 20 năm cai trị, vua Al. Mamun đã dồn hết tâm huyết vào công trình văn hóa độc đáo này. Các nhà trí thức Hồi giáo ở Trung Đông thời đó nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến của nhà vua và họ đã tiếp tay để biến các thủ đô Hồi giáo thành những trung tâm văn hóa nổi tiếng như: Alexandria (Ai Cập) Antioch Edessa (Thổ Nhĩ Kỳ) Condova (Tây Ban Nha, lúc này là thuộc địa của đế quốc Hồi giáo). 
Hồi giáo Trung Đông sống trong thời Hoàng kim của nền văn minh từ cuối thế kỷ 8 đến đầu thế kỷ 11. Rồi từ đầu thế kỷ 11, những đoàn Thập Tự quân của Công giáo La Mã tràn sang tàn phá Trung Đông, với 7 cuộc thánh chiến đẫm máu, khiến cho toàn vùng lâm vào tình trạng suy thoái về mọi mặt...
Phụ nữ Hà Thành những năm đầu Âu hóa - ảnh Việt Nam xưa
Dưới cái nhìn của phương Tây, thế giới Hồi giáo Ả Rập ở Trung Đông là một xã hội thất bại mà nguyên nhân chính là sự cuồng tín tôn giáo. Trong khi đó, những người Ả Rập Hồi giáo lại qui hết mọi nguyên nhân thất bại của họ cho phương Tây. Do đó họ nung nấu lòng thù hận và tổ chức khủng bố để rửa hận. Tất cả mọi hành vi sát nhân tàn bạo của họ, kể cả việc sát hại những người vô tội trong những cuộc khủng bố, đều được biện minh bằng những lời Chúa trong Thiên Kinh Koran. Họ càng căm thù bao nhiêu lại càng trở thành cuồng tín trong niềm tin tôn giáo bấy nhiêu. 
Xã hội Ả Rập Hồi giáo Trung Đông đi vào một cái vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Sự cuồng tín của giới lãnh đạo và quần chúng làm cho xã hội Ả Rập càng ngày càng khép kín đối với thế giới bên ngoài, đời sống kinh tế suy sụp trở thành lạc hậu. 
Làm thế nào để giải thoát sự bế tắc của một xã hội thất bại tại Trung Đông? Nguyên nhân chính đưa đến sự bế tắc của các quốc gia Hồi giáo Trung Đông là không có sự phân cách giữa tôn giáo với chính quyền. Thông thường trong những quốc gia sùng đạo, các Mullahs (học sĩ Hồi Giáo) là những nhà lãnh đạo chính trị. Họ nhân danh tôn giáo để hô hào thánh chiến, thực chất là đề cao những hành vi chém giết thô bạo. 
Trong các nước Hồi Giáo sùng tín, người ta không thể phân biệt được ranh giới giáo quyền với chính quyền, cũng không thể phân biệt được đâu là giáo luật và đâu là luật pháp quốc gia. Trong thế kỷ 19, nhiều trí thức Hồi Giáo đã nhìn thấy điều đó và họ đã viết sách để lên tiếng đòi cải cách xã hội Hồi Giáo. Một trong những người đó là triết gia Ai Cập Fouad Zakariya. Theo ông, điều tiên quyết để cứu các nước Hồi giáo Ả Rập là phải "tách rời đền thờ ra khỏi quốc gia" (Seperation of Mosque from State). Người ta gọi chủ thuyết này là Chủ nghĩa Thế tục hóa xã hội (Secularism). 
Zakariya dám đưa ra những nhận định táo bạo: Thế giới Ả Rập không thể nào xây dựng được một xã hội văn minh tiến bộ nếu cứ khư khư giữ lấy những tư tưởng lạc hậu của thời kỳ bộ lạc ở sa mạc vào thế kỷ thứ 7 (thời của giáo chủ Muhammad lập đạo)! Ông cũng nêu rõ: dù bất cứ là tôn giáo nào thì luôn luôn tôn giáo cũng chỉ là một sự sùng bái có tính riêng tư của các cá nhân mà thôi. Không ai có quyền đem cái sự sùng bái riêng tư đó áp đặt lên cả quốc gia để buộc mọi người cũng phải sùng bái như họ. Ông kêu gọi mọi người đứng lên đập tan các chế độ Hồi giáo bảo thủ để giải phóng xã hội. Những lời kêu gọi của Fouad Zakariya đã được nhiều chính trị gia hưởng ứng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Iran: 
"Vệt son" - người mẫu Việt Nam
1. MUSTAPHA KEMAL - Ông sinh năm 1881 tại Thổ Nhĩ Kỳ, làm tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ từ 1923 đến 1938. Ông là người đã thực hiện thành công cuộc cách mạng thế tục hóa xã hội Hồi giáo, chấm dứt đế quốc Ottoman sau gần 5 thế kỷ thống trị. Hoàng đế và toàn bộ triều đình Ottoman đều bị bắt và bị đưa đi đày chung thân. Toàn bộ luật pháp của Hồi giáo bị xé bỏ. Các trung tâm Hồi giáo bị đóng cửa. Âm Lịch Hồi giáo bị thay thế bằng Dương Lịch để hòa đồng cùng thế giới. Năm 1930, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức chấm dứt chế độ đa thê, hủy bỏ mọi hình thức áp chế phụ nữ như tục lệ đeo mạng che mặt hoặc áo choàng phủ kín toàn thân. Nam giới bị cấm đội mũ Fez theo kiểu Ả Rập Hồi giáo. Chữ viết theo kiểu Arabic bị thay thế bằng mẫu tự la tinh. Nữ tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ là bà Tanser Ciller trong nhiệm kỳ 1993-1996. Trong thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ không còn được coi là một quốc gia Hồi Giáo nữa. Cuộc cách mạng thành công của Mustapha đã giải thoát Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi thế giới đóng kín và thất bại của chủ nghĩa bảo thủ cực đoan Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một nước Cộng Hòa tự do dân chủ thật sự và đang phát triển mọi mặt. 
2. JASMAL NASSER - Ông sinh năm 1918, làm thủ tướng Ai Cập từ 1954 đến 1956. Sau đó, Ai Cập biến thành một nước Cộng Hòa với danh xưng là "Cộng Hòa Ả Rập thống nhất". Nasser được bầu làm tổng thống từ 1958 đến 1970. Ông chủ trương thực hiện chủ nghĩa thế tục hóa (Secularism) bằng cách loại trừ mọi ảnh hưởng của Hồi giáo ra khỏi chính trị. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 20, tại Ai Cập đã có một phong trào Hồi giáo cực đoan mệnh danh là "Huynh Đệ Hồi giáo" (Muslim Brotherhood). Phong trào này do Sayid Quitb (1906-1966) sáng lập, chủ trương dùng các thủ đoạn khủng bố để ngăn cản và vô hiệu hóa mọi nỗ lực cải cách xã hội Hồi giáo. 
3. Vua Ba Tư REZA PAHLAVI - Ông là một nhân vật đặc biệt vì sinh ra và lớn lên trong gia đình sùng đạo nhưng đã trở thành một người rất căm ghét đạo Hồi và muốn hủy diệt đạo này. Ông sinh năm 1878, lên ngôi vua năm 1921, cai trị Ba Tư trong 20 năm. Ngay khi vừa lên ngôi, vua Pahlavi đã ra lệnh giải tán Ulama tức "Hội đồng các học sĩ Hồi giáo", một cơ quan cao nhất về tôn giáo tại Ba Tư. Luật Hồi giáo Sharia bị thay thế bằng luật pháp quốc gia do Quốc hội biểu quyết. Các ngày lễ tôn giáo đều bị hủy bỏ. Việc tổ chức đi hành hương thánh địa Mecca bị cấm chỉ. Phụ nữ không được đeo mạng. 
Năm 1935, những người Hồi giáo cuồng tín đã xúi giục phụ nữ biểu tình chống chủ trương thế tục hóa của nhà vua. Trong dịp này, vị giáo chủ cao cấp nhất của Hồi giáo Ba Tư là Aytollah Muddaris cũng bị ám sát chết. 
Năm 1941, vua Pahlavi truyền ngôi cho con là Muhammad Reza Pahlavi. Ngay khi tân vương lên ngôi, các học viên thuộc các trường Hồi giáo (tương tự như các học viên Taliban ở Afganistan) đã biểu tình chống nhà vua. Sau đó, tất cả các trường đào tạo các học sĩ Hồi giáo trên toàn quốc bị đóng cửa và tất cả các Ulama đều bị bắt, đa số bị giết, số còn lại đều bị tù. 
Tân vương Pahlavi cho thành lập một tổ chức mật vụ chuyên việc truy lùng những kẻ muốn khôi phục đạo Hồi tại Ba Tư. Lính mật vụ có quyền tiền trảm hậu tấu, không cần một án lệnh nào của tòa án. Các biện pháp trị an của vua Pahlavi quá mạnh tay nên đã gây quá nhiều bất mãn trong quần chúng. 
Năm 1979, học sĩ Khomeini lưu vong tại Pháp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ vua Pahlavi thành công. Khomeini trở thành tổng thống đầu tiên của nước Cộng Hòa Hồi giáo Iran. 
Khomeini là một học sĩ của giáo phái Shiite rất cực đoan và độc tài. Chẳng bao lâu sau, Khomeini mất hết mọi nhiệt tình ủng hộ của quần chúng lúc ban đầu. Dân Iran chợt nhận ra là sống dưới chế độ quân chủ của dòng Pahlavi còn được tự do hạnh phúc hơn nhiều. Dưới chế độ "Cộng Hòa Hồi Giáo", toàn dân bị dồn vào thế bị kìm kẹp bởi các thứ luật lệ của tôn giáo vừa hủ lậu vừa dã man: Bị cáo về một tội trộm thường cũng bị chặt chân, chặt tay. Mọi sinh hoạt ca nhạc hay chiếu phim đều bị cấm. Phụ nữ bị buộc phải mặc áo choàng đen phủ kín từ đầu đến mắt cá chân... Điều nguy hiểm là Khomeini gây hận thù với giáo phái đa số Sunni và đưa cả nước vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa. Khomeini chết năm 1989. 
Cơm gà Biryani.
Trong khi đó, cuộc cách mạng của Nasser tại Ai Cập và những nỗ lực thế tục hóa của hai cha con vua Pahlavi tại Iran đều đã bị thất bại. Tình trạng bất ổn tại Trung Đông có thể gây tổn hại cho nền hòa bình thế giới. Vì thế, nhiều chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi cộng đồng thế giới giúp cho toàn khối Ả Rập Hồi giáo một số chương trình như sau để cải thiện đời sống quần chúng: 
1. Đô thị hóa xã hội Ả Rập để xóa bỏ hẳn lối sống lang thang trong sa mạc đã có từ nhiều ngàn năm qua. 
2. Đầu tư đại qui mô vào công cuộc giáo dục giới trẻ nhằm đào tạo những thế hệ Ả Rập mới có khả năng đưa toàn xã hội Ả Rập hòa nhập vào thời đại mới trong cộng đồng nhân loại. Chỉ có sự hiểu biết của những thế hệ trẻ mới có khả năng mở rộng tầm nhìn của quần chúng để cứu họ thoát khỏi sự mê hoặc của tôn giáo và sự lừa mị của giới lãnh đạo độc tài. 
Theo thống kê năm 2000, các nước Hồi Giáo Ả Rập ở Trung Đông có một tỷ lệ những người trẻ (dưới 15 tuổi) rất cao:
- Saudi Arabia: 43% 
- Iraq: 42% 
- Palestine: 45% 
Nếu những lớp người trẻ đó hấp thụ được một nền giáo dục khai phóng, họ sẽ làm thay đổi nếp sống và nếp nghĩ của người Ả Rập. Chủ nghĩa tôn sùng bạo lực và chủ nghĩa khủng bố phát sinh chủ yếu do tinh thần cuồng tín tôn giáo. Giáo dục là phương tiện hữu hiệu nhất diệt trừ nạn cuồng tín tôn giáo và do đó sẽ diệt trừ tận gốc nạn khủng bố như hiện nay đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Chỉ có sự giáo dục mới giải thoát tập thể tín đồ thoát ra khỏi vùng bóng tối tâm linh. 
Các nước Hồi Giáo bảo thủ hiện nay đều là những xã hội khép kín, trong đó giới học sĩ ulamas hoàn toàn thao túng đời sống tinh thần của các tín đồ. Cái gọi là sự học vấn của các trường tôn giáo hoặc sự uyên bác của các học sĩ Ulamas thực chất chỉ là một môn học về những điều huyền hoặc của thần học. 
"Gió biển" - Hotgirl châu Âu
Thế giới Hồi Giáo Ả Rập ngày nay vì tự ti mặc cảm đã co cụm lại thành những xã hội khép kín. Giới lãnh đạo không muốn dân chúng biết sự thật của thế giới bên ngoài cho nên họ rất căm ghét tất cả mọi phương tiện truyền thông quốc tế. Nhiều nước Hồi giáo ban hành luật cấm TV, Video, phim ảnh và các sách báo ngoại văn. 
Trong cuộc họp của Tổ Chức Các Quốc Gia Hồi Giáo OIC (Organization of Islamic Countries) gồm các đại biểu của 56 quốc gia thành viên họp tại thủ đô Kualua Lumpur của Malaysia ngày 27-2-2000, nhiều đại biểu đã hô hào các nước Hồi giáo đoàn kết để chống lại kỹ thuật tin học Internet vì nó có thể "tiêu diệt các giá trị Hồi giáo". 
Những người Do Thái và Ả Rập Hồi giáo đã chém giết nhau rất nhiều phen kể từ khi Israel trở thành vương quốc với vị vua đầu tiên là Saul, vào năm 1025 trước công nguyên. Vương quốc Israel tồn tại đến năm 70 sau Công Nguyên thì bị quân La Mã kéo đến san bằng và tàn sát người Do Thái vô số kể. Do đó, người Do Thái phải bỏ nước ra đi lang thang khắp nơi trên thế giới. 
Năm 1948, quốc gia Do Thái được thành lập trên phần đất của người Palestine đang sinh sống. Sự lập quốc Do Thái đã khiến cho hàng triệu người Palestine trở thành những người vô gia cư (homeless). Sự bất mãn của những người Ả Rập Hồi giáo bắt đầu từ đó. Theo lệnh của Liên Hiệp Quốc thì Do Thái không được chiếm thành phố Jerusalem vì thành phố này là thánh địa chung của cả 3 tôn giáo: Do Thái, Kitô và Hồi giáo. Nhưng vào năm 1967, Israel đã chiếm thành phố Jerusalem làm thủ đô của riêng mình. Vụ này đã làm cho toàn thế giới Hồi giáo phẫn nộ. 
Từ năm 1970, thế giới Hồi giáo tổ chức Hội nghị hàng năm để kêu gọi toàn thể các tín đồ Hồi giáo đoàn kết chống lại Israel để giải phóng thánh địa Jerusalem. Israel vin vào Thánh Kinh Cựu Ước, công khai tuyên bố không bao giờ chịu rút khỏi Jerusalem vì đó là "một sứ mạng tôn giáo" (a religious mission). Họ nói vùng Tây Ngạn sông Jordan(West Bank) hiện có 3 triệu dân Palestine cư trú, chính là hai tỉnh Judea và Samaria của Do Thái trong Thánh Kinh Cựu Ước.  
Cô râu, chú dể...???
Nói chung, người Ả Rập luôn luôn kết tội Israel là kẻ gây chiến vì Israel đã đến chiếm đất của người Palestine và dùng bạo lực đuổi họ ra khỏi nơi cư trú hợp pháp lâu đời của họ. Trong khi đó, người Do Thái luôn luôn đem Thánh Kinh và Thiên Chúa ra làm chứng cho quyền sở hữu của mình. 
Hơn một tỷ tín đồ Hồi Giáo cũng có niềm tin xác tín về Ngày Phán Xét Cuối Cùng tại thung lũng Kindron như niềm tin của những người Do Thái và Kitô. Nhưng vị chủ tọa phiên xử là Thiên Chúa Allah. Ngay chương mở đầu của kinh Koran đã xác định điều đó: "Nhân danh Thiên Chúa Allah, Đấng chủ tọa của ngày Phán Xét Cuối Cùng" (In the name of Allah, Master of The Day of Last Judgement - Koran 1: 4). Người Do Thái càng vin vào Thánh Kinh là sách ghi Lời Chúa để biện giải cho các hành vi chiến tranh của mình bao nhiêu thì người Ả Rập Hồi Giáo cũng vin vào kinh Koran để cổ vũ người Palestine và toàn khối Ả Rập phải quyết tâm tận diệt Do Thái bấy nhiêu. 
Ngay từ khi Đạo Hồi được thành lập vào đầu thế kỷ 7, Muhammad đã kêu gọi tín đồ tẩy chay những người Do Thái và Kitô: "Hỡi các tín đồ! Đừng bao giờ làm bạn với bọn Do Thái và Kitô. Bất cứ ai làm bạn với chúng, sẽ trở thành một kẻ bất chính trong bọn chúng. Thiên Chúa không bao giờ dẫn đường chỉ lối cho những kẻ bất chính" (Oh you who believe! Do not take the Jews and the Christians for friends and who amongst you take them for a friend then he is one of them. Allah does not guide the unjust people - Koran 5: 51) 
Ngày 21-7-2001, chính quyền Palestine của Arafat phổ biến trên các phương tiện truyền thông một bản thông cáo chính trị nhưng được mệnh danh là "Giáo lệnh số 4" (Religious teaching No.4): "Thiên Chúa cấm chỉ thừa nhận sự hiện hữu một quốc gia Israel và ngài ra lệnh phải tiêu diệt nó." Để cụ thể hóa mệnh lệnh này, chính quyền Palestine đã đưa ra 8 điều sau đây: 
1. Xác nhận Do Thái là kẻ thù của Thiên Chúa. 
2. Toàn thể Hồi giáo phát động thánh chiến để chống lại Do Thái. 
3. Tiêu diệt Do Thái là một nghĩa vụ tôn giáo. 
4. Palestine chiến đấu tại tiền tuyến, thế giới Hồi giáo là hậu phương yểm trợ tiền tuyến. 
5. Toàn thể lãnh thổ Israel phải thuộc về Palestine. Bất cứ ai cắt đất của Palestine cho Do Thái đều phải sa hỏa ngục đời đời kiếp kiếp. 
6. Mọi thỏa ước ký kết với Do Thái đều chỉ có giá trị chiến thuật tạm thời. 
7. Bất cứ ai trốn tránh nghĩa vụ thánh chiến chống Do Thái sẽ bị Chúa trừng phạt. 
8. Sự tiêu diệt hoàn toàn Israel là một sự bảo đảm tuyệt đối nhân danh Thiên Chúa Allah".
Trong công báo chính thức của chính quyền Palestine (Al-Jadila) ngày 18-5-2001 có đăng một bản Huấn thị của chính phủ, trong đó có câu: "Ngày của mọi người chết sống lại để dự phiên xử cuối cùng sẽ không xảy ra cho đến khi nào người Hồi giáo gây chiến tranh chống Do Thái và tiêu diệt chúng". Một viên chức cao cấp của Bộ Tư Pháp Palestine xuất hiện trên màn ảnh truyền hình ngày 13-10-2001 kêu gọi nhân dân Palestine: "Do Thái là kẻ nói láo và khủng bố. Cho nên điều cần thiết là phải giết chúng theo lời Chúa. Cấm không ai được thương xót chúng. Đừng thương xót, hãy giết chúng ở khắp mọi nơi".
bacbaphi.com.vn.vn
(Bài có biên tập cho gọn)
"Sexxy" - người đẹp Kim Dung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét