Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Sơ lược nguồn gốc dân tộc Việt

Theo nghiên cứu của Phạm Việt Châu và Đinh Việt Nhân, Bách Việt là tiếng của người Hán dùng để chỉ tập hợp các sắc dân chủng Việt (phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử) mà người Hoa Hán gặp gỡ và tranh đấu khi họ bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của bộ tộc Bách Việt, theo huyền sử, là nước Xích Quỷ dưới quyền vua Kinh Dương, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Đông.
Từ thuở hồng hoang cổ đại, trước khi định cư ở châu thổ sông Hồng, tổ tiên ta xuất hiện khi nào? Nơi đâu? Chi phái? Sinh sống? Tục lệ? Tính tình? Những vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam đã thuộc Việt tộc? Tại sao vua Quang Trung đòi Lưỡng Quảng? (ảnh không liên quan đến bài viết)
 Để tìm hiểu nguồn gốc tộc Việt, nên dùng sử liệu xưa từ "Kinh Thư" của Khổng Tử và Sử Trung Hoa của Tư Mã Thiên do hai sử gia Việt Nam là Phạm Văn Sơn và Phan Khoang chuyển dịch. Sau đó đối chiếu với truyền thuyết 18 đời vua Hùng trong “Đại Việt Sử Ký” của Ngô sĩ Liên. Có lẽ khách quan nhất.(1) 
Kinh Thư, bộ sử Trung Hoa cổ đại, một trong Ngũ Kinh của Khổng Tử, được ghi chép từ đời các vua Nghiêu, Thuấn đến cuối đời Tây Chu, từ năm 2500 đến 770 trước tây lịch.(2) Với nước ta là thời kỳ truyền thuyết 18 đời vua Hùng. Kinh Thư hầu hết viết sử Tàu, nhưng cũng có vài đoạn ngắn Khổng Tử trình bày địa giới các bộ tộc Không phải tộc Hán ở phía bắc và nam Trung Hoa (cổ). Ông cũng nhắc đến tính tình đời sống các bộ tộc đó. (Kể từ đây trước tây lịch, xin viết: TTL)
Giai đoạn 1: Từ 2500-770 TTL. Theo “Việt Sử Tân Biên" của Phạm Văn Sơn trích Kinh Thư (Trang 35, 36) Từ 2000  năm TTL  và trước đó tộc Hán chỉ sinh sống, tạo thành nhiều nước chư hầu cho Tây Chu(3) quanh quẩn lưu vực sông Hoàng Hà. Phía bắc tộc Hán: rợ Xích Địch (tiền thân rợ Hung Nô), rợ Tây Nhung, Sơn Nhung (sau đó bị đồng hóa thành người Hán).
"Hạt ngọc" - người mẫu châu Á
Phía nam sông Hoàng Hà: Từ lưu vực sông Hoài, sông Dương Tử đến phía nam núi Ngũ Lĩnh là các dân tộc Man Di(4) có tên: Giao Chỉ, Mân Việt, Tây Việt, Việt Thường. Về sau, thế kỷ thứ 2 TTL người Hán dùng chữ Giao Chỉ(5) để đặt tên nước ta bị họ đô hộ gồm: Lưỡng Quảng đảo Hải Nam và miền Bắc Việt Nam gọi là Giao Chỉ bộ (sẽ nói sau). 
Để dễ tìm nguồn gốc hãy xem Man Di là danh từ riêng chỉ các tộc không phải tộc Hán ở phía nam sông Hoàng Hà. Dân Việt ngày nay là trực hệ hoặc gián hệ với các chi phái của Man Di, dân ta vừa qua thời du mục sống đời bộ lạc bán khai.(6) Họ ở nhà sàn giống người thượng thiểu số, phụ nữ mặc đồ kín từ cổ đến chân, đàn ông mặc váy đầu gắn lông chim, trước đó chỉ đóng khố. Nhìn họa tiết hoa văn trên mặt trống đồng ta biết các phục sức của người xưa.
Theo Nguyễn Hiến Lê trong "Lịch sử Văn Minh Thế giới" (trang 123): Tổ Tiên ta là nước Việt Thường, ở vùng đất giữa hồ Động Đình và hồ Phiên Dương, nam ngạn sông Dương Tử(7) đã cống vua Chu Thành Vương thế kỷ 10 TTL (Tây Chu) chim trĩ. Những tộc Việt khác là anh em cùng gốc tộc Man Di.
Kinh Thư và cổ sử Tàu: Các tộc Man Di có 4 đặc điểm: xăm mình, cắt tóc ngắn, khoanh tay, cài áo bên phải (Hán tộc cài áo ở giữa). Họ làm nghề chài lưới, săn bắn, sinh sống gần ao, hồ, sông, biển, ven rừng, thường xăm mình hình con giao long, văn hóa "khác hẳn" Hán tộc. Đấy là những điểm mấu chốt cho các nhà khoa học tìm thấy nguồn gốc ta thêm độc đáo(8). 
Cổ sử Hán viết: "Người Man Di có tính khinh bạc, hiếu chiến, sắc sảo việc binh, không sợ chết. Họ ở núi mà đi đường thủy, lấy thuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa, đến như gió thoảng, đi khó đuổi theo. Họ giỏi thủy chiến, luôn chống trả kịch liệt các cuộc xâm lăng của Hán tộc, ngoài ra tộc Man Di hoài vọng muốn phát triển về phương bắc" (Việt Sử Tân Biên trang 20, 42, 43, 75).
"Hoá học" - Tranh của hoạ sỹ Anatoli Vasiliev
Ta thấy Tộc Hán có vẻ nể sợ tinh thần quật cường của Man Di. Có lẽ Hán đúng. Nhờ đi truyền, hậu duệ Man Di là dân Việt đã thắng các trận thủy chiến quan trọng về sau: 2 lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng, Hàm Tử, Chương Dương, Vân Đồn, Vạn Kiếp... 
Sử gia Việt Nam đối chiếu cổ thư này với địa lý thì các giống Man Di lúc ấy (từ 2500-770  TTL ) sống ở những tỉnh Phúc Kiến, Hồ Bắc, Hồ Nam, Chiết Giang gần hồ Động Đình có núi Ngũ Lĩnh (phía nam sông Dương Tử). Điều này giống với truyền thuyết dân gian "Con rồng cháu Tiên" và 18 đời vua Hùng. Trong Đại Việt Sử Ký của Ngô Sĩ Liên viết: Vua Đế Minh cháu 3 đời vua Thần Nông đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (tỉnh Hồ Nam) gặp nàng tiên, lấy nhau sinh ra Lộc Tục, Lộc Tục làm vua lấy hiệu Kinh Dương Vương(10) Kinh Dương Vương lấy con gái vua Động Đình Hồ là Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra 1 bọc chứa 100 trứng, nở ra 100 con (Bách Việt); 50 theo cha lên núi; 50 theo mẹ xuống biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm vua Hùng Vương thứ nhất. Vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang, quốc hiệu đầu tiên của nước ta. Khoảng năm 2800  TTL .
Theo sử Tàu ghi: Từ 3-4 ngàn năm TTL, một giống dân làm "nghề nông trong sa mạc Gobi" từ tây bắc tràn xuống sông Hoàng Hà, thấy vùng đất phì nhiêu nhiều phù sa thích hợp nông nghiệp. Họ đánh đuổi dân địa phương giống Miêu tộc rồi chiếm cứ sinh sống trở thành người Hán. Từ đó sinh ra ông Bành Tổ, tổ tiên của người Tàu. Cũng từ đó có giả thiết: Miêu tộc là tổ tiên giống Man Di, nên Man Di luôn hoài vọng về phương bắc, nhớ lưu vực sông Hoàng Hà. Không sai thực tế mấy, giới khoa học ngày nay xác định tộc Hán là gốc Mongolic, tộc Man Di hầu hết gốc Indonesien.
Giai đoạn 2: Năm 770-220 TTL (thời Tần Thủy Hoàng): Theo "Trung Quốc Sử Cương" của Phan Khoang: (Trang 1, 62 ) 500 năm kế tiếp, tộc Hán bắt đầu liên tục lấn đất phía nam, tộc Man Di không chịu nổi áp bức của người Hán, hầu hết rời "quê cha đất tổ, lưu vực sông Dương Tử” lần lượt di cư về Hoa Nam, định cư ở Quảng Tây, Quảng Đông, đảo Hải Nam và miền Bắc Việt Nam(11). Một số nhỏ ở lại sinh sống ở lưu vực sông Dương Tử, tất nhiên không lâu sau họ bị đồng hóa thành người Hán và biên giới Trung Hoa vẽ rộng thêm về nam nhưng chưa đến Lưỡng Quảng.
Nghiên cứu cổ sử Trung Hoa, sử gia tây phương Leonard Aurousseau trong "Le Royaume de Văn Lang" viết: Người Việt ngày nay là gốc nước Việt vua Câu Tiễn có Phạm Lãi, Tây Thi; sinh sống vào thế kỷ thứ 6  TTL ở tỉnh Chiết Giang. Thế kỷ thứ 3  TTL nước Việt bị nước Sở đánh thua, toàn bộ dân Việt chạy về nam chia thành các phái: Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt. Lạc Việt ở miền Bắc Việt Nam. Hầu hết sử gia Việt Nam không đồng ý với giả thuyết: "Người Việt gốc nước Việt của Câu Tiễn..." của Leonard Aurousseau (Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn trang 35).
Cũng theo cổ sử Tàu: Giao Chỉ là bộ tộc thường xăm mình hình thủy quái giao long để lặn xuống sông biển, thuồng luồng cá sấu tưởng đồng loại không ăn thịt. Phù hợp với sử ta: Các đời vua Hùng khuyến khích dân chài xăm mình.
“Đại Việt Sử Ký” của Ngô Sĩ Liên ghi: Truyền thuyết triều đại Hùng Vương chấm dứt năm 258 TTL. Kinh đô vua Hùng thứ 18 ở Phong Châu tỉnh Phú Thọ - miền Bắc Việt Nam. Còn kinh đô các vua Hùng khác, nhất là vua Hùng thứ 1, 2 chưa biết nơi đâu? Nếu có, có nghĩa ở phía nam sông Dương Tử, loanh quanh Hoa Nam hoặc miền Bắc Việt Nam (thời kỳ khuyết sử).
"Đợi mong" - Hotgirl Hoa ngữ
Kinh Thư không nói về nước Văn Lang và 18 đời vua Hùng, nhưng Kinh Thư và cổ sử Trung Hoa đồng cho biết: Trước tây lịch dân cư Lưỡng Quảng, đảo Hải Nam và miền Bắc Việt Nam cùng một nguồn gốc không liên hệ gì Hán tộc có tên là Bách Việt (Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim trang 29) và xa xưa hơn: Dòng Dương Tử là "Nguồn Sống" dài đằng đẵng 15, 18 thế kỷ của tổ tiên ta trước tây lịch (đã trình bày bên trên). Đây là những tài liệu quý của Trung Quốc rất khách quan mà sử ta cần quan tâm để đi tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt.
Hầu hết sử ta và Trung Hoa ghi: Từ năm 257 TTL, Thục Phán lật đổ vua Hùng thứ 18, lên làm vua hiệu An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc gồm cả Lưỡng Quảng, kinh đô Phong Khê, tỉnh Phúc Yên. Ông xây thành Cổ Loa (còn di tích). Sử không biết vua An Dương Vương là tộc Việt hay tộc Hán? Lúc đầu ông thần phục nhà Tần, Hán Cao Tổ thắng, ông thần phục nhà Hán nhưng vẫn chống triều đình Trung Hoa. Ngoài mặt ông thần phục, để Âu Lạc hòa bình xây dựng nước; Trung Hoa gây chiến ông kêu gọi dân Việt nghênh chiến, giống các triều đại Lý, Trần, Lê về sau.
Giai đoạn 3: Từ 220 (Tần Thủy Hoàng) đến 111  TTL  (nước ta bị Bắc thuộc lần thứ nhất):
a) Đồ Thư - Sau khi các tộc Man Di di cư về Nam một số lớn hội nhập với Bách Việt (nói chung). Đất rộng người thưa. Năm 220 TTL, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem quân tiến đánh Bách Việt là các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Lưỡng Quảng và miền Bắc Việt Nam. Chiết Giang Phúc Kiến là giống Mân Việt. Lưỡng Quảng và miền Bắc Việt Nam là Tây Việt, Âu Lạc có tù trưởng Dịch Hu Tống và Thục Phán An Dương Vương làm vua. Sau 7 năm chiến tranh (220-214 TTL) nhà Tần tiêu diệt phần lớn Mân Việt, khi Đồ Thư vào Lưỡng Quảng thì bất phân thắng bại với An Dương Vương và Dịch Hu Tống. Rồi Dịch Hu Tống, Đồ Thư tử trận, nhưng quân Hán không rút về bắc, họ vẫn giữ phần đất đã chiếm. Tần Thủy Hoàng ra lệnh thiết lập bộ máy cai trị, gồm tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang một phần tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Việt Sử Tân Biên trang 108).
Nhà Tần đặt tên Quảng Đông là quận Nam Hải, Quảng Tây là quận Quế Lâm. Trận chiến này tuy quân Hán chưa vào nổi miền Bắc Việt Nam  nhưng họ hàng anh em cùng tộc Việt Man Di ở Quảng Đông Quảng Tây, nhất là Phúc Kiến Chiết Giang bị giết hại và mất đất nặng nề. An Dương Vương tiếp tục làm vua Bắc Việt và một phần Quảng Đông Quảng Tây đến 207 TTL. Ông làm vua 50 năm.
Sử liệu giai đoạn 2 và 3, các sử gia VN thường trích từ sử Trung Hoa của Tư Mã Thiên đáng tin cậy nhất, ông Thiên sống khoảng năm 137 TTL đời Hán Võ Đế (bên ta là nhà Triệu)
Nghề rèn - ảnh Việt Nam xưa
b) Triệu Đà và nhà Triệu (207-111 TTL). Tần Thủy Hoàng chết năm 210. Trước khi Hoàng chết, đội quân Hán do Đồ Thư chỉ huy đã xâm lược phần lớn đất đai phía nam như đã trình bày ở giai đoạn 3a. Ông ra lệnh Triệu Đà về Hoa Nam thay thế Đồ Thư kiện toàn việc cai trị phần đất quân Hán mới chiếm đóng. Triệu Đà lập thủ phủ là Phiên Ngung (Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông). Ngay khi ấy Triệu Đà dòm ngó Âu Lạc (miền Bắc Việt Nam). Những năm đầu 2 bên giao hiếu tốt đẹp kết sui gia. Trọng Thủy con trai của Triệu Đà lấy Mỵ Châu con gái vua An Dương Vương.
Sau khi Tần Thủy Hoàng chết (210TTL), con là Hồ Hợi còn nhỏ làm vua, nước Tàu nhiễu nhương.
Lợi dụng Hán Sở tranh hùng (sau đó Hán thắng, Hán Cao Tổ làm vua), năm 207 Triệu Đà xưng vương, ông giết các quan Tàu trung thành với nhà Tần, nhà Hán. Ông đem quân thôn tính Âu Lạc, thống nhất Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam và  miền Bắc Việt Nam thành 1 quốc gia độc lập đặt tên Nam Việt, kinh đô là Phiên Ngung (Quảng Châu ngày nay). Triệu Đà cất quân chiếm Tràng Sa/Hồ Nam, đối địch với triều đình Trung Hoa. Ông làm vua 70 năm, luôn luôn lo mở mang Nam Việt gây cơ sở riêng cho dòng họ Triệu, đồng thời nâng cao đời sống nhân dân. Ông vẫn duy trì phong tục bản địa, để nâng cao dân trí, ông đem đạo lý, văn học Trung Hoa truyền vào Việt tộc, tạo quyền lợi bình đẳng cho bất kỳ địa phương, lúc nầy tộc Việt được đánh dấu thoát ra đời sống bán khai. Nhất là ông có mục đích rõ rệt không chịu lệ thuộc Trung Quốc. Họ nhớ ơn ông. Thời Triệu Đà Nam Việt là đế quốc hùng cường đối thủ các vua Hán phương bắc (Việt Sử Tân Biên tr. 145, 153)
Sau Triệu Đà, con cháu không giỏi như cha(12) thêm nội gián Hán tộc là thái hậu Cù Thị. Năm 111 TTL vua Hán Võ Đế sai Lộ Bác Đức đem quân xâm lăng nước Nam Việt. Thái phó Lữ Gia giết Cù Thị, rồi đem quân bố phòng các nơi hiểm yếu và chống trả... nhưng cuối cùng quân Nam Việt thua. Không những mất Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam mà vùng đất sau cùng của Việt tộc là  miền Bắc Việt Nam còn sót lại cũng bị nhà Hán xâm lăng cai trị. Xin nhớ đó là năm 111 TTL.
Theo "Trung Quốc Sử Cương" trang 70 và "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim: Kể từ năm 111, khởi đầu 1000 năm nước ta bị Bắc thuộc, triều đình Trung Hoa xem Âu Lạc Nam Việt như một quận huyện của họ. Lúc nầy Lưỡng Quảng, đảo Hải Nam và  miền Bắc Việt Nam có tên do nhà Hán đặt: Thương Ngô, Quế Lâm, (Quảng Tây). Nam Hải, Hợp Phố (Quảng Đông). Châu Nhai, Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Cửu Chân, Nhật Nam (miền Bắc Việt Nam) và toàn vùng địa phương lớn gọi chung là Giao Chỉ bộ (tên của một bộ tộc tổ tiên ta từ 2000 năm trước bên bờ sông Dương Tử) đồng chịu sự đô hộ như nhau. Vua quan Hán tộc luôn luôn hà khắc sách nhiễu dân Giao Chỉ đến cùng cực và đưa người Hán từ phương Bắc đến vùng này để đồng hóa tộc Việt trong Giao Chỉ bộ.
Vì gần phương bắc, tất nhiên người Hán đến Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam nhiều nhất. Qua nhiều thế kỷ người Giao Chỉ vùng Lưỡng Quảng bị đồng hóa rõ rệt. Đồng thời để ta quên nguồn gốc, Trung Hoa đổi tên Giao Chỉ bộ nhiều lần như: Giao Châu, An Nam Đô Hộ phủ. Chia để dễ trị, từ từ danh xưng địa phương lớn được thu gọn chỉ trong địa hạt  miền Bắc Việt Nam.
Trong suốt 10 thế kỷ luôn luôn có những anh hùng dân Việt lãnh đạo kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân lật đổ chế độ cai trị của tộc Hán, như Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Nhưng hầu hết chỉ thành công ngắn hạn. Mãi đến năm 939 sau tây lịch Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, dân Việt mới lật qua được trang sử tự chủ cho đến ngày nay, nhưng ta chỉ lấy lại được  miền Bắc Việt Nam mà thôi.
"Hài hòa" - siêu mẫu đồ lót Ngọc Trinh
Thế kỷ 11 đời vua Lý Nhân Tôn, triều đình biết nhà Tống sẽ đem quân đánh nước ta. Tiên hạ thủ vi cường, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem quân đánh Quảng Đông, Quảng Tây tiến sâu lãnh thổ Trung Quốc hàng trăm dặm, giết các quan đầu tỉnh, phá nát các cơ sở tiếp liệu khí giới để đánh nước Nam ở châu Ung, châu Khiêm, châu Liêm. Các ông làm chủ tình hình 1 tháng rồi rút về sông Như Nguyệt, đông bắc kinh đô Thăng Long, đón chờ quân Tống đem đại binh phục thù. 
Không kể Triệu Đà đánh chiếm Trường Sa, Hồ Nam, đây là lần độc nhất trong lịch sử, nước ta đem quân đội tấn công nước Tàu. Lần thứ 2 tấn công nước Tàu bằng ngoại giao dưới thời vua Quang Trung. Sẽ đề cập sau (sau phần Triệu Đà).
Mặc dầu sử gia Phạm Văn Sơn khen ngợi Triệu Đà là nhà quân sự chính trị tài ba, biết lo cho dân cho nước và 70 năm làm vua, Triệu Đà chống Hán, nhưng theo ông Sơn: Triệu Đà thuộc tộc Hán, là quan vua Tần nên ông Sơn coi nước ta bị Bắc thuộc Tàu từ khi Triệu Đà xâm lăng Âu Lạc, truất phế vua An Dương Vương năm 207 TTL. (Việt Sử Tân Biên trang 141).
Ngược lại, sử gia Trần Trọng Kim nhận xét: Triệu Đà tuy gốc Hán nhưng con cháu được sinh ra trên đất Việt, quan trọng nhất: Họ Triệu phục vụ cho đời sống Việt tộc và làm theo ý nguyện nhân dân "Chống Hán", nên sử gia Trần Trọng Kim coi Triệu Đà cùng nhà Triệu là các vua Chính Danh của nước ta và khởi đầu Bắc thuộc lần thứ nhất khi nhà Hán xâm lăng Nam Việt giết con cháu Triệu Đà năm 111 TTL (Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim trang 47).
Vậy! Không hiểu nên xếp Triệu Đà và nước Nam Việt thuộc về Hán tộc hay Việt tộc?
Triệu Đà và nhà Triệu từ 207-111 TTL không những không bị triều đình Trung Hoa cai trị còn là đối thủ của triều đình Trung Hoa thì không thể gọi nước ta bị Bắc thuộc từ năm 207.
Nếu nhà Triệu không bị lật đổ, tiếp tục giữ ngôi và làm theo ý nguyện nhân dân “chống Hán” cho đến ngày nay, cũng tương tự các triều đại: Lý, Trần, Lê... thì vẫn thuộc tộc Việt.
Ví như ngày nay, nếu con cháu của di dân Việt Nam, Trung Quốc làm Tổng Thống Mỹ phục vụ ý nguyện nhân dân Mỹ. Nước Mỹ vẫn là Hoa Kỳ, nước Mỹ không thể là Việt Nam hay Trung Quốc.
Không kể thời 18 đời vua Hùng (truyền thuyết), thì đời vua An Dương Vương năm 257 nhất là thời Triệu Đà 207 TTL, nước ta, các tộc Man Di đã thành lập quốc gia Âu Lạc, Nam Việt bao gồm các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam và  miền Bắc Việt Nam. Hai vua có chủ trương rõ rệt: nâng cao đời sống nhân dân và "chống Hán". Xa hơn, 1000 năm TTL theo cổ sử Trung Hoa: các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây đã có thời là quê hương tộc Việt. Xa hơn nữa: sông Hoài và dòng Dương Tử là nguồn sống của tổ tiên ta thuở xa xưa.
Ẩm thực Hàn Quốc.
Căn cứ những điều đó, sau khi đại thắng quân Thanh năm 1789, vua Quang Trung đặc phái 1 sứ bộ sang Bắc Kinh năm 1792. Tướng Vũ văn Dũng là chánh sứ cùng 2 ông nghè Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích dùng Kinh Thư và Sử Trung Quốc với 3 tấc lưỡi “xin lại tượng trưng” hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của tổ tiên và xin cưới công chúa Tàu cho chủ soái. Đề nghị hợp lý của một dân tộc bị mất mát quá nhiều đang được lãnh đạo bởi một anh hùng dân tộc là thiên tài quân sự. Vua Quang Trung đã sẵn sàng đội quân tinh nhuệ để xin không được thì đánh, ông dùng cả đội quân Tầu phản Thanh phục Minh như: Thiên Địa Hội, giặc Tàu Ô, cho ý đồ của mình.
Trong lần đi này tướng Vũ Văn Dũng, ông Nghè Nhiệm cùng xin vua Càn Long bãi bỏ tục cống người vàng. Hoàng đế nhà Thanh phán ngay: "Thanh triều vãng sự bỉ kim nhân”. Có nghĩa: Thanh triều văn minh xem việc cống người vàng của các triều đại trước (nhà Minh) là thô bỉ. Từ đó nước ta được chấm dứt việc cống kim nhân (14).
Quang Trung biết đây là thời cơ tốt nhất của lịch sử để "xin lại Lưỡng Quảng". Thu hồi lại phần nào đất tổ tiên (Hoa Nam vẫn là đất của tộc Việt dù không vua An Dương Vương hay Triệu Đà).
Quả nhiên! Sau khi vua Càn Long nhận sắc (quốc thư) từ chánh sứ Vũ Văn Dũng, hôm sau vua Thanh đồng ý: Gả công chúa và "cho" Nguyễn Huệ tỉnh Quảng Tây.
Để sáng tỏ một biến cố lịch sử quan trọng thời cận đại ta hãy xem một đoạn gia phả con cháu tướng Tây Sơn Vũ Văn Dũng ghi lại chi tiết việc sứ đoàn vua Quang Trung triều kiến vua Càn Long. Trong cuốn “Quang Trung Nguyễn Huệ” của Hoa Bằng xuất bản năm 1944 tại Hà Nội.
Theo gia phả họ Vũ đã thuật, thì khi bệ kiến vua Thanh Càn Long, Vũ Văn Dũng tâu xin 2 việc:
Việc thứ nhất là cầu hôn, vì phối sất là việc quan trọng, Quốc vương hiện nay lớn tuổi (Quang Trung 40 tuổi), mà hôn nhân chưa định xong bởi chưng trong nước thì toàn là hạng thần tử, các phiêu phong láng giềng thì lại không được Quốc vương ưa thích nên muốn vua Thanh xét tình cho.
Việc thứ hai là xin đất đóng đô, lấy cớ rằng Quốc vương ở một nước hẻo lánh, thủy bộ không tiện mà vượng khí trong nội địa thì hết mất rồi!
Hai việc ấy, tâu lên vua Thanh châu phê giao cho đình nghị. Trong khi đình thần nhà Thanh chưa kịp bàn xét thì liền hôm sau, sứ đoàn nhận được lời mời bệ kiến vua Càn Long ở Ỷ Lương Các. Vũ Văn Dũng lại dâng tấu lần thứ hai xin vua Thanh ban cho 2 tỉnh Quảng Đông Quảng Tây làm đất đóng đô và gả một công chúa để gây cho nước biên thùy cái phong hóa của Trung Quốc.
Hai việc ấy được chuẩn y. Nhưng vua Thanh chỉ ưng cho tỉnh Quảng Tây làm đất đóng đô thôi.
Việc đòi đất đã được đến đây. Còn việc định gả công chúa thì tiến được bước dài hơn:
Sau ngày tiếp Nam sứ ở Ỷ Lương Các, vua Thanh liền sai bộ Lễ sửa soạn nghi lễ việc cưới gả, định ngày cho công chúa sang Nam đẹp duyên với Nguyễn Huệ.
Đường cong chết người của "Quả bom sex" nước Anh.
Nhưng sau đó mấy hôm, Vũ Văn Dũng nhận được tin chẳng lành: Vua Quang Trung mất! Vì vậy mọi việc đều lỡ dở. Nguyễn Huệ mất rồi, Càn Long còn nể nang ai? Vua Thanh lờ luôn lời hứa. Chánh sứ Vũ Văn Dũng và sứ đoàn đành ôm hận mà trở về.
Tóm lại: Qua bao biến thiên lịch sử hầu hết dân Việt ngày nay có nguồn gốc tộc Giao Chỉ, Bách Việt. Giống Mân Việt ở Phúc Kiến, Tây Việt ở Lưỡng Quảng đã bị đồng hóa thành dân Hán trong thời kỳ nước ta bị Bắc thuộc, chỉ tộc Việt nào di cư dài xuống châu thổ sông Hồng mới sống còn. Ta bị mất đất nặng nề nhất dưới thời Tần Thủy Hoàng (220 TTL) và Hán Vũ Đế (111 TTL).
Một ngàn năm bị Tàu đô hộ. miền Bắc Việt Nam vẫn không bị đồng hóa, trong khi có nước, có bộ tộc từng đô hộ Trung Hoa hàng trăm năm, cuối cùng chính họ bị Trung Hoa đồng hóa như: Mông, Mãn, Hồi, Tạng. Chúng ta mới hiểu nghị lực phi thường của tổ tiên Giao Chỉ, Bách Việt.
Lịch sử tộc Việt đã trải dài hơn 40 thế kỷ. Từ thời hồng hoang cổ đại tổ tiên ta bơi lặn kiếm sống giữa dòng Dương Tử, phải xăm mình hình giao long để tránh thuồng luồng cá sấu, đến ngày nay con cháu dùng ghe gắn máy đuôi tôm di chuyển nhộn nhịp trên sông rạch châu thổ Cửu Long Đồng Nai. Chúng ta hiểu: không những người xưa phải chống trả với đối thủ Trung Quốc lớn mạnh hơn chục lần, đã đồng hóa nhiều đế quốc; mà các anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Quang Trung còn đánh tan tác những đế quốc xâm chiếm đô hộ Trung Quốc là Mông Cổ và Mãn Châu nữa.  

Hồ Quí Chương 
-Bà kẹp cho mày vỡ đầu ra...!!!
Tái bút: Thế kỷ 20 nhờ khoa học phát triển, nguồn gốc dân tộc ta phát giác thêm nhiều mới lạ phức tạp. Hơn 20 tác giả Việt Nam, ngoại quốc nghiên cứu: Khi tộc Giao Chỉ di cư từ sông Dương Tử đến Hoa Nam, Bắc Việt, nơi dây đã có chủng tộc Indonesien từ Mã Lai Nam Dương đến Đông Dương chờ đón từ lâu. Trên đường vượt biển đổ bộ vào Đông Dương hàng ngàn đợt người của một chủng tộc lớn chẳng lẽ không ai đổ bộ lên cả hải đảo Trường Sa, Hoàng Sa ngoài khơi gần bờ biển Đông Dương.
Ông Bình Nguyên Lộc dầy công nghiên cứu bằng công trình đồ sộ "Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc VN" được xuất bản trước 1975. Nay nhà xuất bản Xuân Thu hải ngoại đã tái bản. 
Năm 1998 Stephen Oppenheimer PhD đại diện 1 tổ hợp nghiên cứu cổ sử Á Đông và cũng là Professor of Paediatrics at Chinese University of Hong Kong, đã xuất bản "Eden in the East" nghiên cứu lịch sử văn minh vùng Đông Nam Á từ 10,000 năm trước tây lịch. Để tránh hiểu lầm chữ chuyên môn, như Indonesien trong cổ sử Việt là giống Indonesien = Bách Việt, không có nghĩa dân Nam Dương (17). Xin để nguyên văn vài đại ý từ sách của ông:
-The Polynesians did not come from China but from the islands of Southeast Asia
-The domestication of rice was not in China but in Malay Peninsula 9,000 years ago (p. 562)
Có thể tìm mua sách ở bất kỳ book store.
Chú Thích:
(1) Dùng sử liệu, đúng theo quan niệm cũ! Nhưng sau thế kỷ 19 các nhà nghiên cứu dùng khoa học tìm hiểu nguồn gốc dân tộc ta, họ phát giác nhiều độc đáo, phức tạp. Trước khi tìm hiểu những phức tạp bằng khoa học, ít nhất nên hiểu căn bản lịch sử đoạn đường các chi tộc tổ tiên gian truân di cư từ sông Dương Tử đến Bắc phần, VN.
(2) Khổng Tử còn viết: Kinh Xuân Thu, cuốn sử thứ 2 chuyên về nước Lỗ, cũng trong hệ thống Ngũ Kinh. Xin đọc “Tứ Thư Ngũ Kinh” để biết đại ý 9 môn học chính mà tổ tiên ta đã học để trở thành ông Nghè. Tiến sĩ.
(3) Nhà Chu (nhà Châu) gồm 2 thời kỳ Tây Chu và Đông Chu. Lúc khởi đầu thế kỷ thứ 12 BC đến 770 BC kinh đô gần Tây An tỉnh Thiểm Tây, sử gọi Tây Chu. Để tránh áp lực chư hầu và các rợ phía bắc, năm 770 BC vua Chu Bình Vương dời đô về phía đông, kinh đô Lạc Dương, sử gọi là Đông Chu. Cuối cùng bị nhà Tần diệt năm 240 BC.
(4) Xin đừng giận chữ Man Di, “thói quen“ người Hán thường xem dân tộc khác không phải Hán tộc là man di, là rợ. Phía bắc Vạn Lý Trường Thành là rợ Hồ (Hung Nô), người tây phương bị gọi là tây di, các tộc phía nam trong số có Việt tộc là "nam man". Không ít người Việt trước 75 giống người Hán xưa: Da ngăm đen nói tiếng Việt không rành bị gọi mán, mọi, chà và. Tàu bị kêu chú chệt, Tây bị gọi bạch quỷ, ngay Mỹ cũng bị gọi thằng mẽo.
Tuy Hung Nô bị Trung Hoa gọi "rợ", nhưng hàng ngàn năm vua quan dân Hán sợ rợ lắm. Từ Hạ, Thương, Chu hàng trăm đời vua Tầu lần lượt ra lệnh hằng triệu nhân lực khổ công xây dựng, tu bổ, nâng cao nối dài Vạn Lý Trường Thành để ngăn cản rợ. Lúc đầu chỉ bằng đất, đời nhà Chu mới xây bằng gạch có hình tượng như bây giờ. Thái Tử Phù Tô trưởng nam Tần Thủy Hoàng vì ngăn cản cha đốt sách chôn sống học trò, ông bị đày và chôn xác tại đây. Ngày nay Trường Thành dài hơn 5000 dặm, nổi tiếng nghĩa địa lớn nhất thế giới đông tây kim cổ, đã vùi chôn hằng triệu thi thể con dân Hán tộc khốn khổ vùng bắc và tây bắc Trung Hoa thời thượng cổ, trung cổ, chết vì xây dựng, chưa kể chết vì chiến tranh. Đến đời nhà Minh thế kỷ 15, 16, Trường Thành vẫn được tu bổ tiếp tục xây dài thêm.
(5). Xin đừng đặt nặng chữ Giao Chỉ là 2 ngón chân cái giao nhau, cùng thời nhiều bộ tộc khác không phải Giao Chỉ cũng có 2 ngón chân cái giao nhau. Ngày nay nếu cứ tìm người nào có 2 ngón chân cái giao nhau mới là người Giao Chỉ; e rằng Việt tộc đã bị đồng hóa hay bị tiêu diệt, mất giống trên bản đồ nhân chủng từ lâu.
(6) Khách quan, lịch sử văn minh thế giới xác nhận khoảng 1, 2 ngàn năm trước tây lịch, hầu hết các dân tộc thế giới đều sống bán khai, ngoại trừ hiếm hoi vài dân tộc tổ chức thành quốc gia như: Ai Cập, Hi Lạp, và Trung Quốc.
(7) Việt Thường nơi dây không dính dáng nước Việt Thường (Quảng Bình , Quảng Trị) tên cũ của Chiêm Thành.
(8) Bài nầy "Nguồn gốc tộc Việt" từ sử liệu. Sẽ sưu tầm Nguồn gốc tộc Việt dưới mắt các nhà khoa học.
(10) Xin đừng lầm với An Dương Vương Thục Phán, hàng ngàn năm sau cũng làm vua Việt tộc. Thế kỷ thứ 3 BC Thục Phán đảo chánh lật ngôi vua Hùng thứ 18, lấy hiệu An Dương Vương. Sẽ trình bày chi tiết ở những đoạn kế.
(11) Tất nhiên lúc nầy Hoa Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam chưa có tên. Để dễ xác định, phải tạm dùng những địa danh sẽ có tên. Trước năm 214 BC Đồ Thư chưa xâm lăng Bách Việt, vùng đất rộng lớn phía nam Trung Hoa chưa thuộc về Hán tộc, chưa bị triều đình Trung Hoa đặt tên. Sẽ đề cập vùng Hoa Nam ở các đoạn kế.
(12) Kết quả mối bi tình sử Trọng Thủy Mỵ Châu cùng xuống tuyền đài để lại 1 đứa con tên là Hồ. Triệu Đà chết, ông truyền ngôi cho cháu đích tôn Hồ. Hồ lên ngôi lấy hiệu là Văn Vương. Từ Văn Vương trở đi con cháu kém cỏi, không tài giỏi như ông nội Triệu Đà, ông ngoại An Dương Vương. Không lâu Nam Việt bị mất về nhà Hán.
(13) Mãn châu đô hộ Hán tộc 270 năm. Biết bao máu nước mắt tủi nhục dân Hán đổ ra trong gần 3 thế kỷ làm nô lệ. Phong tục người Hán không muốn ai đụng chạm đến cái đầu. Khi Mãn Thanh mới xâm chiếm Trung Hoa. Chỉ vì tóc bín để giống tộc Mãn. Lệnh "Muốn giữ đầu thì đừng giữ tóc" nhà Thanh giết cả triệu dân Hán chống cắt tóc.
(14) Để biết thêm về lệ cống “Kim Nhân”. Mời đọc bài "Thành quả trường Quốc Tử Giám" cùng tác giả sưu tầm.
(15) Các sử gia VN thường trích sử liệu này, khi đề cập việc Vua Quang Trung "xin lại" Lưỡng Quảng.
(17) Theo "Nguồn gốc Mã lai của dân tộc Việt Nam" của Bình Nguyên Lộc: Chữ Indonesien để chỉ một chủng tộc từ 5000 năm trước tây lịch từ bán đảo Mã Lai đến bờ biển Đông Dương, Trung Hoa định cư. Các tộc Ngô Việt, Mân Việt ở Chiết Giang, Phúc Kiến ven bờ biển Trung Hoa cũng có nguồn gốc Indonesien. Đoạn cổ sử nầy rất phong phú, phức tạp, các nhà nghiên cứu còn chưa thống nhất.
Dương Kỳ Hàm, Giang Y Hàm và Gia Luật Tuyết Nhi là những người mẫu nội y hàng đầu ở Trung Quốc đã cùng lúc tung ra bộ ảnh nội y vô cùng nóng bỏng đầu tiên trong năm 2012.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét