Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Thạch Lam

"Nhớ" - Hot girl Hàn Quốc
Trong nhóm Phong hóa Ngày nay, Hoàng Đạo là người lý thuyết, Nhất Linh là người thực hành, Khái Hưng là người đả phá vào nếp sống cũ để tiến tới một đời sống mới. Nhưng muốn nói đến một người tôn trọng nhân bản thực sự, một người yêu thương đồng bào xót xa từ tâm can tì phế thương ra thì, người ấy chính là Thạch Lam. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Lúc Phong hóa ra số đầu (tòa soạn lúc ấy ở đường Takou), tôi làm báo Rạng đông của Nghiêm Xuân Huyến, do Trúc Đỳnh Trương Công Đỉnh làm chủ bút. Không nhớ vì một trạng thái tâm lý đặc biệt nào lúc đó, kỳ nào tôi cũng đả kích báo Phong hóa. Ai còn lạ gì cái tính hiếu thắng của tuổi trẻ lúc bấy giờ. Dù phải, dù trái, cũng cố cãi cho kỳ được để lấy phần thắng về mình. Cãi có khi đúng, có khi cù nhầy. Cãi có khi lịch sự, có lúc quấy. Riêng tôi thì tôi nhận thấy ngay rằng tôi cãi quấy nhiều hơn lịch sự. Mối tranh chấp bắt đầu từ đó…
Rạng đông chết, tôi lấy tờ Vịt nữ làm cơ quan liên minh chống Phong hóa. Nhưng tờ Vịt nữ yếu quá, chúng tôi bèn ra tờVịt đực, tờ báo hoàn toàn trào phúng đầu tiên ở Bắc Việt. Kỳ nào chúng tôi cũng viết vài bài kèm mấy cái “pô tanh” đả kích Phong hóa dữ dội.
Các bạn còn lạ gì tuổi trẻ: chửi mà đã có đà thì ngày một ngày hai đâm ra hỗn láo, ba que, mất dạy. Tội nghiệp nhất là Thạch Lam. Từ lúc bắt đầu câu chuyện này, thật quả tôi không thấy anh dính líu vào nội vụ, mà tôi cũng không thấy anh viết một bài nào ký tên anh để trả lời chúng tôi. Phải nói thực, anh có một thái độ chiết trung, nếu không muốn nói là anh không muốn lôi thôi. Nhưng lúc bấy giờ tôi đâu muốn chịu yên cho Thạch Lam đứng khách quan như vậy. Tôi như con chó sói trong ngụ ngôn của La Phông Ten, anh không có lỗi, nhưng họ hàng nhà anh có lỗi, thì anh phải chịu lỗi luôn. Chúng tôi đả Thạch Lam tàn tệ như đã đả Hoàng Đạo, Nhất Linh, Khái Hưng. Nói có vong linh Nguyễn Tường Tam chứng giám, thấy cuộc bút chiến mỗi ngày một kém lịch sự đi, anh em cứ vạch áo cho người xem lưng mãi chẳng hay ho gì; Nguyễn Tường Tam viết một thư “riêng và mật” cho chúng tôi yêu cầu chấm dứt vụ “chửi lộn dơ dáy” đó.
"Mùa thu" - tranh của họa sĩ Vi Kiến Thành
Nói cho đúng, bức thư viết rất nhã nhặn, nhưng chúng tôi có bao giờ chịu nhận thức như thế. “Chửi lộn dơ dáy”! Bốn chữ này hàm một ý xỏ xiên: không được! Phải chửi nữa! Và lần này, không còn biết lôi ai ra chửi nữa, chúng tôi bèn chửi Thạch Lam. Chúng tôi chửi một cách rất hèn hạ, bẩn thỉu, không những lôi một vài chuyện cá nhân ra chửi để bôi nhọ Thạch Lam, hơn thế, có khi còn bịa ra những chuyện không hề có, để xưng xưng lên như chuyện thật.
Cho đến bây giờ, tôi không biết phản ứng của Thạch Lam với những lời càn rỡ, xỏ xiên ấy ra thế nào, nhưng mấy số báo đó ra được vài ngày thì có một ông bạn đem tưới dầu vào lửa. Ông bạn ấy nói: “Các anh đã biết gì chưa? BọnPhong hóa Ngày nay nhất định cho các anh một mẻ. Riêng Thạch Lam công khai nói khắp mọi nơi rằng nó mà gặp “Tây Tím” (xước danh của nhà văn Vũ Bằng – BT) ở đâu nó phải đánh cho kỳ chết”.
Về sau này, bỏ cái nghề viết báo chửi càn, ngồi uống trà ngẫm lại, tôi ngờ rằng người đem câu chuyện ấy làm quà cho chúng tôi hoặc muốn đùa dai, hoặc làm mật thám cho Tây phao tin ấy để chia rẽ anh em viết văn làm báo. Nhưng ngay hồi ấy tôi đâu có tin như thế. Tôi yên trí là Thạch Lam có nói thế thật, có định làm nhục tôi thật. Thế là mối thù vô căn cứ, không có lý do gì hết, mối thù của tôi và Thạch Lam bắt đầu trên tờ báo Vịt đực, trên Hà Nội báo và một hai tờ báo “ma trơi” khác, tôi cứ lải nhải đả kích Thạch Lam không thiếu chuyện gì, không thiếu khía cạnh nào, bất kể đời công hay đời tư, ngoài ra tôi còn làm vè đem xuống xóm phổ biến để chửi Tự lực văn đoàn: Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Long, nhất là Nguyễn Tường Lân. Tôi còn cố ý làm cho người ta lầm Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam) với một nghệ sĩ cùng tên là Nguyễn Tường Lân khác, lúc đó đang bị dính vào một vụ lường gạt mang tai mang tiếng.
Thế rồi chuyện ấy cũng qua đi.
Ancilla Tilia người đẹp 26 tuổi.
Tình cờ một hôm trên báo Ngày nay tôi thấy có thấy một bài phê bình sách nói về cuốn Một mình trong đêm tối (một tác phẩm của Vũ Bằng – B.T). Tôi vội nhìn xuống cuối bài để xem tác giả bài phê bình là ai thì thấy ký là Thạch Lam và Khái Hưng. Chưa đọc, tôi đã yên trí hai ông này thế nào cũng tiết sự thù hận, chửi rủa mình thật tàn tệ… và tôi không đọc. Nhưng hôm sau, Vũ Trọng Phụng, sau khi rít một hơi thuốc lào, lấy xe điếu đập vào đầu bảo: “Này, Bằng! Cái bài chúng nó viết về cuốn sách của toa đứng đắn lắm, tớ cho là được đấy. Đọc xem!”. 
Tôi đọc. Phải nói ngay rằng đọc xong, tôi ngạc nhiên hết sức, về phần Khái Hưng, tôi không nói làm gì. Tôi ngạc nhiên nhất là về Thạch Lam. Vì lúc đó Thạch Làm quản nhiệm tờ Ngày nay, toàn quyền trong tay anh, anh muốn hạ tôi thế nào mà chẳng được, vậy mà trái lại, Thạch Lam lại viết một bài rất lịch sự, khen cuốn tiểu thuyết của tôi có những luận cứ làm cho tôi cảm động và đôi chỗ cũng chê, nhưng chê một cách nhẹ nhàng, thân mến và xây dựng. Phải đặt vào cá nhân tôi lúc đó mới có thể biết được sự xúc cảm của tôi thế nào: tôi không hiểu! Tôi không hiểu Thạch Lam định chơi trò gì đây, vì cái óc tồi tệ của tôi lúc đó tin rằng một người bị tôi đả kích dữ dội hàng nửa năm trời như thế, đả kích một cách nhơ bẩn như thế, không thể nào viết một bài khen kẻ địch của mình như Thạch Lam đã làm. Tôi sợ – sợ rằng trong vụ này có một âm mưu gì nguy hiểm, nhất là tôi biết rằng Thạch Lam là một người lạnh lẽo, ít nói ít cười, mà đối với nhãn quan của tôi lúc bấy giờ một người như thế, là một người thâm hiểm.
Hóa ra tôi lầm. Lầm một cách khốn nạn!
Biết là Thạch Lam, Thế Lữ, Nguyễn Kim Hoàn hay ra vào tiệm OXN, một hôm tôi tìm đến cảm ơn Thạch Lam về việc anh phê bình cuốn truyện dài của tôi và cũng nhân đó anh em trò chuyện một đôi câu hầu đánh tan những gay cấn có thể có giữa hai người.
Đêm ấy, Thạch Lam nằm một mình không có bạn. Trò chuyện với anh chừng năm phút, tôi lại gặp sự ngạc nhiên nữa: anh nói chúng tôi chưa trò chuyện với nhau bao giờ nhưng anh biết tôi lâu rồi, biết từ hồi còn học ở Lycée. Và anh nói chuyện bình thản, tự nhiên y như là từ trước giữa chúng tôi không hề xảy ra chuyện gì tàn tệ.
Trường Trung học Vũng Tàu - ảnh Việt Nam xưa
Thấy giọng nói và cử chỉ của Thạch Lam như thế. Tôi không tin liền. Mãi sau này, ngồi trên những cái ghế thấp trước cửa chợ Đồng Xuân, uống nước chè tươi với kẹo vừng, nói chuyện về những người buôn gánh bán bưng, về những đứa trẻ ngủ đường ngủ xá dưới trời đông rét mướt, về những cô gái nhà nghèo ở phố huyện xa xôi, tôi mới dần nhận thấy anh quả là người quân tử, không có một ý tưởng gì thấp kém, quý trọng sự sống hơn cả tròng con mắt mình, hơn thế lại yêu mọi người một cách chân tình, tuyệt nhiên không biết nói xấu ai, thù hận ai, không biết ghét ghen hay ganh tị với ai.
Nếu sống đến bây giờ, anh hơn tôi hai tuổi. Anh mất lúc hãy còn quá trẻ. Chẳng biết có phải là thiên mệnh hay không, nhưng nhớ lại những lời anh nói trong những lúc đi chơi la cà ban đêm với nhau ở ngoài đường, tôi thấy anh hay nói một câu đại khái là: “Xét cho cùng ở đời ai cũng khổ, người khổ cách này, người khổ cách khác. Bí quyết là tìm cái vui trong cái khổ. Vì sống, chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi. Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống”.
Ngay lúc đó, nghe anh nói, tôi không mấy lưu ý, và tôi nghĩ rằng Dostoievsky đã nhiều lần nói lên cái tư tưởng đó rồi. Nhưng sau này khi anh mất đi, ngồi nghĩ ngợi thấm thía về câu nói đó, tôi thấy quả Thạch Lam là người yêu sự sống hơn cả ai ai. Anh quý từ chén nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính, tiếc từ một cái kẹo vừng rơi xuống đất, nhặt lên phủi bụi rồi cầm lấy ăn một cách chậm rãi như thể vừa ăn vừa suy ngẫm, cảm ơn trời đã cho mình sống để thưởng thức một món ăn ngon lành như vậy, anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời có câu nào không chu đáo khiến cho người ta có thể tủi thân mà buồn.
Không. Trong nhóm Phong hóa Ngày nay, Hoàng Đạo là người lý thuyết, Nhất Linh là người thực hành, Khái Hưng là người đả phá vào nếp sống cũ để tiến tới một đời sống mới. Nhưng muốn nói đến một người tôn trọng nhân bản thực sự, một người yêu thương đồng bào xót xa từ tâm can tì phế thương ra thì, người ấy chính là Thạch Lam. Thạch Lam cao hơn người khác về điểm đó. Nhưng cái cao đó sẽ không đi đến kết quả như ý muốn nếu không có một nghệ thuật đặc biệt giúp tay: những sự việc, những tình tiết, những trạng thái tâm lý rất bình thường, đối với những cây bút tầm thường sẽ bị rậm lời và nói lên không hết ý. Với Thạch Lam, khác hẳn. Anh đã nói lên được cảm tính của các nhân vật của anh một cách đơn thuần, giản dị và trong sáng.
Ngắm 100 độ nóng bỏng của mẫu trẻ Linh Phương.
Sống trong đám người đi lại bình thường, hồn nhiên nhưng quằn quại trong nhọc nhằn đau khổ, Thạch Lam yêu họ như yêu mình. Một người như thế không thể là một nhà lý thuyết, cũng không thể là một nhà hành động, mà chỉ có thể là một nhà tư tưởng, như chim đường nga kia đêm tăm bay mỏi, lấy mỏ rút ruột mình để nuôi một đàn con đói.
Tôi nhớ có một đêm cùng anh đi thơ thẩn ở đường Hàng Bông, Thợ Nhuộm trông sang nhà pha Hỏa Lò. Xa xa, có tiếng khóc tỉ tê vọng lại. Chúng tôi đi đến chỗ tiếng khóc đó xem sao thì thấy một đứa bé đeo một cái hộp thiếc ngồi co ro ở trong xó tối. Hỏi tại sao, thằng bé nói: “Cháu đi bán phá sa (đậu lạc rang), được hơn hai hào cả thảy, vừa định về nhà thì có đứa đến đánh cháu và cướp hết cả tiền của cháu” – “Nhà cháu ở đâu?” – “Nhà cháu xa lắm, ở tận đường Hàng Bột. Nhưng dù gần cháu cũng không dám về, vì cha cháu mất sớm, mẹ cháu đi lấy chồng, bố ghẻ cháu ác lắm, cháu mà về ông ấy giết cháu chết!”. Móc trong túi còn hơn hai hào, Thạch Lam đưa cả cho thằng bé và ân cần bảo nó về ngay kẻo ở nhà mẹ đợi. Đi một quãng đến Hội chợ, tôi nói với Thạch Lam: “Tôi ngờ thằng bé này nói láo. Hình như đã có một đêm đi hát ở Khâm Thiên về, tôi cũng thấy nó khóc và nói y như thế – và người bạn cùng đi với tôi bị lừa” – “Vậy ư? Nhưng bị lừa hay không, theo tôi, cái đó không quan hệ lắm. Điều cần là mình làm một việc xét ra phải làm, theo ý của mình, còn người thụ hưởng việc phải đó muốn thực thi việc phải đó ra thế nào, tùy họ. Nghĩa là khi nào mình thấy việc gì phải làm thì cứ làm, kết quả ra sao không cần lắm. Rất có thể nhiều người cho tôi hành động như thế là “nối giáo cho giặc”, nói một cách khác là lòng tốt, ở vào trường hợp đó, không ích gì, hành động của tôi không giải quyết được vấn đề gì dứt khoát. Có thể quan niệm như thế là phải, nhưng tôi có quan niệm về sự sống của tôi. Đúng hay không, tôi không biết. Nhưng óc tôi nghĩ như thế, tôi cứ nói thực với anh như thế”.
Nghe Thạch Lam nói, tôi không trả lời. Nhưng vừa bước chậm rãi trong đêm vừa suy nghĩ, tôi chợt nhớ một lần một bạn văn đã nói cho tôi biết tại sao Thạch Lam thất bại trong việc quản trị báo Ngày nay lúc đầu.
Thạch Lam có nhiều sáng kiến trong ngành báo. Có thể bảo rằng anh chính là bộ óc của Tự lực Văn Đoàn, nhưng quản trị tờ Ngày nay mà thất bại, ấy chính vì anh là một nhà văn, một ký giả thượng thặng nhưng lại nuôi một tâm hồn nghệ sĩ theo đúng nghĩa của hai tiếng đó, không cần giới ý đến sự thành bại về khía cạnh thương mại và tài chính.
Sa lát
Nhớ lại câu nói của anh bạn, tôi lại dần nhớ lại có một lần trước đó, một bạn thơ đã nói công khai trước anh em trên một bàn rượu ở chợ Tân Định: “Tôi nợ Thạch Lam rất nhiều về tinh thần. Đối với tôi, anh tốt quá, tốt không thể nào tưởng được: bao nhiêu lần tôi ký bông vay tiền của báo Ngày nay, Thạch Lam đều chuẩn nhận hết, không từ chối một lần nào. Mà phải nói thực rằng, mười lần nhận trước tiền ứng bài như thế thì, họa hoằn có hai ba lần tôi viết bài cho báo Ngày nay, còn những lần khác thì cứ tiêu đại đi rồi quên mất không viết trừ…”.
Thì ra, Thạch Lam trong văn chương cũng như ngoài đời, lúc nào cũng thuần nhất trong ý niệm về cái sống: đời người khổ cực đủ trăm đường, nếu không tự tạo cho mình hay tạo cho những người ở xung quanh một phút vui thì chằng còn gì đáng kể.
Hồi còn mồ ma Đinh Hùng, tôi thấy anh hay kể lại câu chuyện này giữa hai ngụm rượu mạnh: “Tôi không bao giờ quên cái dáng điệu rất đẹp của anh (Thạch Lam), khi anh nâng chén; cái đầu nghiêng nghiêng, cặp mắt lim dim, anh rung đùi nhắc một câu mà anh viết trong Hà Nội với tôi rằng anh đi nhẹ nhàng, lặng lẽ không tưởng được, dường như nếu bước mạnh thì đất nó đau. Có người lại cho rằng anh lặng lẽ âm thầm như vậy chính là vì anh là người rất mực khiêm nhường lúc nào cũng tự coi mình là bé nhỏ, không muốn để cho ai thấy sự hiện diện của mình, không muốn để cho ai phải lưu ý tới mình”.
Không. Về phương diện văn chương cũng như về phẩm cách ta phải nhận là, trong làng văn, Thạch Lam quả là một người độc đáo. Có tài lại khiêm nhường, người nhỏ mà lòng nhân ái lớn, Thạch Lam mất đi để lại sự nuối tiếc khôn nguôi cho nhiều bạn bè. Người ta tiếc Thạch Lam mất quá sớm, thành tác phẩm anh để lại chẳng bao nhiêu. Nhưng nghĩ cho cùng thì, trong cái nghiệp văn chương cũng như thiên hạ sự nói chung, giai nhân danh tướng không để cho ai trông thấy bạc đầu, sự đó không có gì là lạ.
Nhà văn Vũ Bằng
Sài Gòn, tháng 12 -1971

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét