Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Một phút minh triết (3)

"Nhựa xuân" - Hot girl Trung Quốc
Chỉ cần một phút để đọc mỗi một giai thoại sau đây. Có thể quí vị sẽ thấy ngôn từ của Minh Sư chói tai, gây phẫn nộ, hoặc hoàn toàn vô nghĩa. (ảnh không liên quan đến bài viết)

PHẦN V

- Tư duy: Một triết gia nói: "Tại sao thầy coi thường tư duy? Chính tư duy là dụng cụ độc nhất để san định thế giới."
"Đúng thế! Nhưng tư duy có thể san định thế giới một cách tốt đẹp đến nỗi người ta không thể nhìn thấy thế giới được nữa."
Về sau, Minh Sư nói với đệ tử: "Tư duy là một màn ảnh, chứ không phải là kiếng soi; đó là lý do vì sao các con sống trong một chiếc vỏ tư duy kín mít mà không để cho Thực Tại chạm đến mình được."
- Tiết lộ: Các tu sĩ thuộc một tu viện lân cận xin Minh Sư giúp đỡ họ làm dịu một cuộc đấu khẩu bùng nổ giữa họ. Họ nghe đồn là Minh Sư đã khai triển một kỹ thuật chắc chắn sẽ mang lại yêu thương và hòa hợp cho bất cứ nhóm nào.
Nhân cơ hội nầy, ngài tiết lộ như sau: "Khi các con ở với người nào hay nghĩ tới người nào, các con nên tự nhủ: Tôi đang hấp hối và người nọ cũng đang hấp hối, đồng thời các con cố-gắng cảm nghiệm chân lý của những lời mà các con đang nói. Nếu mỗi một người trong các con chấp nhận thực hành điều nầy, sự cay đắng sẽ tan biến ngay để nhường chỗ cho sự hòa điệu."
Nói rồi, Minh Sư bỏ đi.
- Rộng lượng: Một người bán hàng tạp hóa đến gặp Minh Sư và nói trong sự lo lắng: ở trước cửa tiệm của ông, một gian hàng đồ sộ vừa khai trương và sẽ lấy hết khách hàng của ông. Gia đình ông đã khai thác cửa hàng đó từ non một thế kỷ - và nếu phải dẹp tiệm là một sự đổ vỡ hoàn toàn vì ông không rành nghề nào khác.
Minh Sư bảo: "Nếu bạn lo sợ người chủ gian hàng đồ sộ kia, bạn sẽ ghét cay ghét đắng ông ta. Và sự ghen ghét sẽ gây ra sự thiệt hại cho bạn."
Người bán hàng tạp hóa tức tối la lên: "Tôi sẽ làm gì?"
"Mỗi sáng mai, bạn hãy ra khỏi cửa tiệm của bạn, chúc phúc và cầu mong cho nó mọi điều thịnh vượng. Rồi thì quay mặt về phía gian hàng đồ sộ kia, bạn cũng chúc phúc như thế."
“Ngài nói sao? Tôi phải chúc phúc cho kẻ cạnh tranh phá hoại tôi?”
“Bất cứ lời chúc phúc nào của bạn đối với cửa tiệm kia đều sẽ quay trở về với bạn. Bất cứ lời chúc dữ nào đều sẽ tác hại bạn."
Sau sáu tháng, người bán hàng tạp hóa trở lại cho biết là ông đã phải dẹp tiệm như ông đã lo sợ, nhưng giờ đây, ông đang điều hành gian hàng đồ sộ kia và công việc doanh thương phát đạt hơn bao giờ hết.
- Tội lỗi: Một trong những giáo huấn chói tai - mà cũng thú vị - của Minh-Sư là Thượng Đế gần gũi kẻ có tội hơn là người thánh thiện.
Ngài giải thích như sau: Thượng Đế ở trên thiên đàng nắm mỗi người ở đầu một sợi dây. Khi người ta phạm tội, sợi dây đó bị cắt đứt. Bấy giờ Thượng Đế cột lại bằng cách làm một nút thắt - và như vậy, Ngài kéo họ lại gần Ngài hơn. Và cứ thế, mỗi khi tội lỗi cắt đứt sợi dây thì Thượng Đế lại buộc một nút thắt mới để kéo chúng ta lại gần Ngài hơn nữa.
- Chữa trị: Một người bị giao động tinh thần đến gặp Minh Sư để xin giúp đỡ. Ngài nói: "Con có thực sự muốn được chữa trị hay không?"
“Nếu không phải thế, con đến đây làm gì?”
“Vâng, đó là điều mà đại đa số thường làm.”
“Để làm gì?”
“Không phải để được chữa trị, vì đau đớn lắm, nhưng chỉ để xoa dịu vết thương mà thôi."
Minh Sư đã đưa ra nhận xét nầy cho các đệ tử: "Những ai muốn chữa trị mà không đau đớn, chẳng khác gì người muốn tiến bộ nhưng không chấp nhận thay đổi."
- Học thuyết: Một du khách tự cho rằng mình không cần phải truy tầm Chân Lý vì đã tìm gặp trong tín ngưỡng của tôn giáo mình, Minh Sư lên tiếng nói với ông:
"Xưa có một sinh viên không thể nào trở thành toán học gia được vì tin tưởng mù quáng vào các đáp số in ở cuối cuốn sách toán - và mỉa mai thay, những đáp số đó đều trúng hết!"
- Niềm tin: Minh Sư trích dẫn lời nói của triết gia Aristote: "Trong việc truy tầm Chân Lý, điều xem ra tốt hơn và thực sự cần thiết là từ bỏ những gì mà chúng ta rất mực tha thiết." Và rồi ngài thay thế chữ "Chân Lý" bằng "Thượng Đế".
Về sau, một đệ tử hỏi ngài: "Trong việc truy tầm Thượng Đế, con sẵn sàng từ bỏ tất cả: sự giàu sang, bè bạn, gia đạo, quê hương xứ sở và chính cả mạng sống con nữa. Một con người còn phải từ bỏ gì nữa không?"
Minh sư trả lời một cách điềm tĩnh: "Từ bỏ cách họ tin về Thượng Đế!"
Đệ tử buồn bã bỏ đi vì anh ta cố bám víu vào những điều mà anh ta xác tín. Anh ta sợ “điều không biết” hơn là sợ tử thần.
- Phi giáo huấn: Một du khách hỏi: "Minh Sư dạy bạn điều gì?"
Đệ tử trả lời: "Không dạy gì hết.”
“Vậy tại sao ngài thuyết giảng?”
“Ngài chỉ đường mà thôi. Ngài không dạy điều gì hết."
Khách vẫn không hiểu, do đó đệ tử nói rõ thêm: "Nếu Minh Sư giảng dạy, chúng tôi sẽ biến những điều giáo huấn của ngài thành những tín điều. Minh Sư không quan tâm đến những gì chúng tôi tin mà chỉ quan tâm đến những gì chúng tôi trông thấy."
- Nguồn gốc: Hôm ấy là ngày sinh-nhật của một nữ đệ-tử.
Minh-Sư hỏi: "Con muốn món quà gì cho ngày sinh-nhật của con?"
Chị trả lời: "Điều gì có thể mang lại cho con sự thức giác."
Minh Sư mỉm cười: "Con ơi, hãy cho thầy biết, khi con sinh ra đời, con đã đi vào trần gian như một vì sao từ trên trời rơi xuống hay đã ra khỏi trần gian như một chiếc lá rụng khỏi thân cây?"
Suốt ngày, chị suy nghĩ câu hỏi lạ lùng đó của Minh Sư. Rồi bất chợt chị tìm thấy câu trả lời và đã đạt ngộ.
"Bình minh" - Hot girl Nhật Bản
- Vạch trần: Ngày kia, Minh Sư hỏi: "Theo các con, câu hỏi nào quan trọng nhất đối với vấn đề tôn giáo?"
Rất nhiều câu trả lời được đưa ra:
"Thượng Đế hiện hữu hay không?"
"Thượng Đế là ai?"
"Đường nào đưa ta tới Thượng Đế?"
"Có một đời sống sau khi chết không?"
Minh Sư đáp: "Không phải. Câu hỏi quan trọng nhất là như thế nầy: Tôi là ai?"
Các đệ tử được lãnh hội rõ ràng hơn khi nghe Minh Sư đàm thoại với một nhà thuyết giáo.
Minh Sư: "Vậy thì theo ngài, khi ngài chết, linh hồn ngài lên trời?"
Nhà thuyết giáo: "Vâng."
Minh Sư: "Và thể xác ngài còn lại trong mồ?"
Nhà thuyết giáo: "Vâng."
Minh Sư: "Nếu ngài cho phép tôi hỏi câu nầy: Còn ngài, ngài sẽ ở đâu?"
- Nhận diện: “Con muốn được thấy Thượng Đế."
Minh Sư nói: "Con đang nhìn vào Ngài đấy.”
“Vậy tại sao con không thấy Ngài?”
Minh Sư đáp: “Tại sao con mắt không nhìn thấy chính nó?"
Về sau, ngài cắt nghĩa thêm: "Yêu cầu Thượng Đế tỏ mình ra thì chẳng khác gì yêu cầu một con dao tự cắt nó hay là một chiếc răng tự cắn nó."
- Nhận thức: "Mỗi lời nói, mỗi hình ảnh dùng để diễn tả Thượng Đế chỉ bóp méo hơn là trình bày."
“Vậy thì người ta phải nói về Thượng Đế như thế nào?”
“Bằng cách tịnh khẩu.”
“Vậy tại sao thầy nói ra lời?"
Minh Sư phá lên cười. Ngài nói: "Khi thầy nói, các con chớ nên nghe lời thầy. Các con hãy lắng nghe sự thinh lặng."
- Nghĩa lý: Một khách hành hương nói với đệ tử: "Tôi đã vượt xa ngàn dặm để nghe Minh Sư nhưng tôi chỉ đón nhận những câu nói tầm thường."
"Bạn đừng nghe lời thầy. Bạn nên nghe sứ điệp của thầy.”
“Làm thế nào để nghe sứ điệp?”
“Bạn nên dừng lại ở một câu mà thầy nói. Bạn hãy lắc câu đó thật mạnh cho đến mọi từ ngữ rụng xuống hết. Và cái còn sót lại sẽ làm cho tâm can bạn bừng cháy lên."
- Trống rỗng: Đôi khi, từng đoàn du khách ồn ào kéo đến, phá tan sự tĩnh mịch của tu viện.
Điều đó khiến các đệ tử khó chịu, nhưng đối với Minh Sư thì không, vì ngài xem ra thoải mái lúc thanh vắng cũng như khi ồn ào.
Ngày kia, thấy các đệ tử phản đối, ngài bảo: "Thinh lặng không phải là im tiếng động mà là vắng bóng bản ngã."
- Phục vụ: Ai cũng biết Minh Sư thích hành động hơn là thụ động. Tuy nhiên, ngài luôn nhấn mạnh đến hành động “sáng suốt”.
Các đệ tử muốn biết ngài có ý nói gì khi nhắc đến hai chữ "sáng suốt". Có phải ngài muốn nói sáng suốt là "có thiện ý" không?
Minh Sư đáp: "Ồ không phải đâu. Các con hãy xem một chú khỉ đã có thiện ý như thế nào khi kéo một con cá ra khỏi sông để cứu nó khỏi bị chết đuối trong mồ nước."
- Bản chất: Một khách hành hương hỏi: "Tôi phải làm gì để đạt tới sự thánh thiện?"
Minh Sư trả lời: "Hãy tuân theo con tim của bạn."
Khách tỏ ra hài lòng.
Tuy nhiên, trước khi khách ra về, Minh Sư thì thầm mấy tiếng sau đây: "Muốn tuân theo con tim của bạn, bạn phải có một thể xác tráng kiện."
- Sự tán dương: Một người nghiện rượu hỏi Minh Sư: "Tu đức sẽ mang lại lợi ích gì cho tôi?"
Trả lời: "Một sự ngộ độc không cần đến tửu chất."
- Bề ngoài: Minh Sư thường nghi ngại những gì có vẻ khác thường. Theo ngài, sự thánh thiện chỉ tìm thấy trong những cái tầm thường.
Đối với một đệ tử cố gắng thực hành những hình thức khắc kỷ có vẻ lố bịch, người ta nghe Minh Sư tuyên bố: "Thánh thiện là điều bí ẩn, càng thánh thiện bao-nhiêu, càng ít phô trương bấy nhiêu."
- Sự thánh thiện: Một vị thuyết giảng không ngừng lặp đi lặp lại: "Chúng ta phải hội nhập Thượng Đế vào trong đời sống chúng ta". Minh Sư nói với ông: "Thượng Đế ở trong đời sống ta rồi. Công việc của chúng ta là nhận biết Ngài mà thôi."
- Thân thiện: “Con phải làm gì để yêu mến người lân cận?"
“Con phải chấm dứt việc chê ghét mình con."
Đệ tử suy nghĩ cẩn thận và chín chắn những lời nói đó và đã trở lại thưa như sau: “Con yêu mình con thái quá, vì con ích kỷ và quá chú trọng đến mình. Làm thế nào để con gạt bỏ những tính xấu đó đi?"
"Con phải thân thiện với chính bản thân con và cái tôi của con sẽ sung sướng, và điều này sẽ giúp con có tự do để yêu mến người lân cận."
- Khẳng định: Một bà vô cùng đau khổ sau khi con chết đã tìm tới Minh Sư để được an ủi.
Ngài kiên nhẫn ngồi nghe, trong khi bà kể lể câu chuyện thương tâm của mình.
Rồi Ngài nói bằng một giọng dịu dàng: "Tôi không thể lau khô nước mắt bà được. Tôi chỉ có thể chỉ vẽ cho bà cách thánh hóa những giọt nước mắt đó."
- Cởi mở: Một cặp vợ chồng ưu tư đến phàn nàn cùng Minh sư rằng con họ đã bỏ rơi những truyền thống tôn giáo của gia đình và huênh hoang rằng mình là người tự do tư tưởng.
Minh Sư bảo họ: "Đừng quan tâm làm gì nếu cậu ta thực sự tự mình suy nghĩ. Ngọn Gió Vĩ Đại thế nào cũng nổi lên và mang cậu tới nơi mà cậu phải đến."
- Trói buộc: Đối diện với một khách hành hương mộ đạo nhưng lo sợ, Minh Sư nói: "Tại sao bạn quá bất an như thế?"
Khách trả lời: "Con lo sợ không đạt được Phần Rỗi.”
“Và Phần Rỗi là gì?”
“Là sự Giải Thoát! Là sự Tự Do!"
Minh Sư phá lên cười rồi nói: "Vậy bạn bị 'bắt buộc' phải tự do à? Bạn bị 'trói buộc' trong việc tìm đường giải thoát à?"
Chính lúc bấy giờ, khách hành hương cảm thấy thanh thản và khỏi sợ hãi mãi mãi.
- Bần cùng: Một đệ tử từ phương xa tới, Minh Sư hỏi: "Con tìm kiếm gì?"
“Sự thức giác.”
“Con có kho tàng quí báu ở trong nhà của con. Tại sao con tìm kiếm ở bên ngoài?”
“Ngôi nhà có kho tàng quí báu của con ở đâu?”
“Chính là lòng thao thức tìm kiếm đã đến và ở trong con đó."
Ngay lúc ấy, đệ tử trực nhận sự thức giác. Nhiều năm về sau, anh ta khuyên bảo bạn bè: "Hãy mở cửa ngôi nhà có kho tàng quí báu của bạn để hưởng thụ những vật quí báu đó."
- Tự chủ: Các đệ tử truy-tầm sự Thức Giác, nhưng không biết Thức Giác là gì, hay làm thế nào để đạt tới.
Minh Sư bảo họ: "Thức Giác không thể đạt tới. Các con không thể nắm bắt được."
Thấy đệ tử thất vọng, Minh Sư nói: "Các con đừng buồn bã như thế. Các con cũng không thể đánh mất Thức Giác được."
Cho tới ngày đó, các đệ tử cứ tìm kiếm điều mà họ không thể đánh mất và cũng không thể nắm bắt được.
- Ngôn từ: Các đệ tử đang say sưa luận bàn câu nói của Lão-tử:
"Biết thì không nói;
Nói thì không biết."
Khi Minh-Sư xuất hiện, họ hỏi ngài ý nghĩa những lời nói đó đúng ra là gì.
Minh Sư hỏi: "Ai trong các con đã ngửi mùi thơm hoa hồng?"
Mọi người đều trả lời có.
Rồi thì Minh Sư bảo: "Các con hãy diễn tả ra lời nói đi."
Tất cả các đệ tử đều im lặng.
- Kỷ luật: Đệ tử muốn biết loại thiền quán nào mà Minh Sư đã thực tập mỗi sáng mai ở ngoài vườn, Minh Sư nói với họ: "Khi thầy nhìn xem một cách chăm chú, thầy thấy bụi hồng nở hoa."
Họ hỏi: "Tại sao người ta phải nhìn chăm chú để thấy bụi hồng?”
Minh Sư nói: “E rằng người ta thấy, không phải bụi hồng, mà là định kiến của họ về bụi hồng mà thôi."
- Tiết chế: Rất nhiều lần người ta thấy Minh Sư cố thuyết phục đệ tử đừng lệ thuộc vào ngài, bởi vì điều đó sẽ cản trở họ tiếp xúc với Nguồn Suối nội tâm.
Người ta thường nghe Minh Sư nói: "Có ba điều mà một khi quá gần sẽ gây nguy hại, khi quá xa thì sẽ bất lợi và tốt nhất là giữ một khoảng cách vừa phải. Ba điều đó là: hỏa hoạn, chính phủ và minh sư."
- Mâu thuẫn: “Con phải làm gì để đạt tới Thượng Đế?"
"Nếu con muốn đạt tới Thượng Đế, con phải biết hai điều nầy. Điều thứ nhất là mọi cố gắng để đạt tới Ngài đều hoài công.
“Còn điều thứ-hai?”
“Con phải hành động như thể con không biết đến điều thứ nhất."
- Kinh nghiệm: Thán phục kinh nghiệm thần bí của Minh Sư, Viện Trưởng một đại học danh tiếng muốn mời ngài làm khoa trưởng Phân Khoa Thần Học.
Ông ta tìm tới đệ tử trưởng với đề nghị trên. Người này trả lời: "Minh Sư thường nhấn mạnh là sống thức giác chứ không dạy thức giác.”
“Chẳng lẽ điều đó là một trở ngại khiến ngài không thành Khoa Trưởng Phân Khoa Thần Học được?”
“Cũng trở ngại như một con voi trở thành Khoa Trưởng Phân Khoa Động Vật Học vậy!"

Thất Sơn Phu Tử
Sở hữu khuôn ngực đầy đặn, căng tròn và những đường cong nuột nà, quyến rũ, mỹ nhân Đan Mạch Catrin Claeson khiến người đối diện không thể rời mắt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét