-Ai da... món chả chó xứ Bắc Kỳ là đây...!!! |
Nó là một con chó xấu xí! Xấu đến nỗi trong nhà chẳng ai buồn đặt cho nó một cái tên. Nó không được là tôtô, kiki, cũng chẳng là quýt, là cún, là gì gì cả. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Gọi nó người ta chỉ việc "êu, êu..." như gọi bất cứ một con chó nào là nó đến. Mãi đến lúc nó chết, đại khi nhắc đến, vợ tôi mới gọi nó bằng cái tên nghe rất đỗi thương yêu: "Con Mực nhà ta... Ngày Tây nhảy dù Việt Bắc, con Mực nhà ta... Ngày con Hiền mới chập chững biết đi, con Mực nhà ta..." Khốn nạn, cái "con Mực nhà ta" ấy, thực ra từ lúc mua, đến lúc chết, nó phải chịu sự ghét bỏ, hắt hủi của mọi người trong nhà tôi y như đứa trẻ, con một người làm lẽ thứ năm, thứ bảy trong một gia đình giàu có, đông con mà bố mẹ chết rồi phải ở với anh, chị con bà cả vậy. Ngày ấy con bé đầu lòng của tôi chưa đầy tuổi tôi, vợ tôi cần có một con chó nhép để cho nó "dọn". Cái trò đàn bà hay tham rẻ, chỉ tính đến chuyện được việc. Nhà tôi mua nó đâu có ba hào chỉ. Tôi bực mình lắm. Cứ thoáng trông thấy nó, tôi đã lộn ruột lên rồi. "Chó gày khổ mắt người nuôi!" ừ thì trong lúc kháng chiến này cũng chẳng nên kén chọn, cầu kỳ đến những giống chó đồ, chó kiểu làm gì, nhưng đã nuôi cái của giống má trong nhà, ít ra cũng phải sạch mắt thì mới coi được. Đằng này, con chó nhà tôi mua, nom nó thảm hại quá. Nó không còn thể gọi là con chó được nữa. Nó bằng cái nắm đấm thế này, vừa bé, vừa lường, còm dóm như con chuột trù ốm ấy. Nhất là những hôm đang lạnh bỗng dưng trở nắng, con chó nhà tôi ra sân ngồi sưởi thì, giời đất cha mẹ ơi, không còn thể sao khươm được. Bẩn mắt quá! Nó ngồi gù gù ngoài bóng nắng như anh nghiện thiếu thuốc. Cái mặt gục xuống, rớt rãi chảy ra, hai con mắt ướt nhoèn hai cục nhử trắng nhã. Cái lưng khòm khòm nổi lên từng đốt, từng đốt xương sống. Cái con chó khốn khổ ấy nó không còn đủ cả lông để che kín thân thể nữa. Lông nó lường ăn rụng từng đám lơ phơ, nham nhở và đỏ bẻm như đám cỏ ấy. Da lưng, da bụng, da cổ trật ra sần sùi, cóc cáy, đến cả cái đuôi cũng không đủ lông. Đuôi nó thun lủn một mẩu xám xịt như đuôi con chuột cống già. Dưới ánh nắng mùa hanh rát ràn rạt, lớp da răn rúm bọc ngoài cái thân hình gầy gùa, lủng củng những xương của nó, lúc lúc lại thấy rùng lên. Nó khẽ rên ư ử một cách sung sướng và thê thảm... Tôi bảo nhà tôi đem mà vứt mẹ nó đi, không có cho ai thì cho. Nhà tôi chỉ cười:
-Cho là thế nào? Để tăng gia đấy. Nhà tôi cũng biết chót mua phải con chó xấu quá, nên mỗi bạn tôi kỳ kèo chỉ cười, nói quấy quá cho xong lần. Còn con chó thì hình như nó cũng biết thân phận nó, biết tôi ghét nó, mỗi lần thấy bóng tôi từ xa, cu cậu đã lui lủi lỉnh đi chỗ khác.
Diễn viên Minh Khuê thử sức với áo tắm. |
Nó cúi gằm mặt xuống, mắt lấm lét nhìn trộm, cái đuôi thun lủn một mẩu thịt cháy thì khẽ ngoáy ngoáy mừng nịnh. Tôi càng ghét. Cho mãi đến hôm có Đặng ở đoàn kịch của tỉnh đi qua tạt vào thăm, con chó ấy mới được yên thân với số phận Đặng quyết định cho nó và, từ đấy tôi cũng thôi không kỳ kèo nhà tôi nữa. Đặng là một tay bợm rượu. Anh em bạn chơi vẫn gọi anh ta là Đặng cồn. Người anh ta lúc nào nom cũng ủ dột. Mặt trắng bự, mắt ướt nhoèn, lưng gù, cặp kính trắng thõng xuống đến cánh mũi. Cái miệng chảy thễu ra lúc nào cũng thấy đánh tóp ta, tóp tép như cóc thèm muỗi. Thường khi cả ngày chẳng thấy anh ta nói một câu, ấy hễ mà ngồi vào mâm rượu là cả người anh ta bỗng tỉnh táo, linh hoạt và cái khuôn mặt bệch bạc, rụng hết lông mày của anh phút chốc rạng rỡ hẳn lên. Lúc ấy sao mà anh ta nói chuyện có duyên đến thế! Anh gọi chó là "hươu thềm", là "nàng thơ của cụ Lỗ Trí Thâm". Chó vàng anh gọi là "ka ki", chó đen anh gọi là "nhung Thượng Hải". Những con chó thui nhoáng mỡ treo lủng lẳng trước quán hàng anh gọi là "leo coóc" v. v... Hôm Đặng vào chơi tôi, con chó ấy đang ngồi phơi nắng ở giữa sân. Cũng như mọi bận, vừa thấy động bóng người, cu cậu đã lử khử đứng dậy, cúi đầu lặng lẽ lui lủi xuống bếp. Nhưng mà Đặng đã nhìn thấy nó rồi. Anh ta tiếng rằng hấp him, cặp bà lời nhưng lắm cái lại tinh ra phết. Vừa thoáng thấy con nhãi nhép ấy, anh ta bỗng reo lên:
-A ha, nhà này vừa sắm được của quý!
Nhà tôi ngồi trong bếp nhìn ra chưa hiểu nhà mình sắm được cái của quý gì, Đặng đã ngồi sà xuống đất, nheo mắt khẽ gọi:
-U, chậc, chậc chậc!... Tiếng gọi nghe thật dịu dàng, âu yếm. Con chó đứng lại lưỡng lự, nghi ngờ. Từ ngày về nhà này có bao giờ nó được nghe cái tiếng gọi thương yêu đến như thế.
-U, chậc chậc chậc!...
Con chó sướng quá, ngoáy tít cái đuôi trụi, dặt dẹo trên bốn cái khoeo gày quay trở lại. Đến gần Đặng, nó nằm rạp xuống, thè lưỡi ra liếm liếm, và khẽ rít lên ư ử. Đặng cúi xuống nghiêng nghé cặp kính nhìn con chó hồi lâu, anh gật gù, tấm tắc khen:
-Hay! Hay lắm! Sáng kiến của bà Hiền phải không? Nhà tôi thấy Đặng chú ý đến con chó mình mua một cách đặc biệt như vậy cũng hởi lòng hởi dạ. Nhà tôi cười bảo anh ta:
-Vâng tôi mua đấy anh ạ. Thế mà nhà tôi cứ bảo đem cho...
-Cho là thế nào! Đặng trợn mắt lên cướp lời.
-Chị cứ để đấy cho tôi. Ba tháng nữa tôi giở lại, được vô khối là việc. Đặng nháy tôi một cái, làm dáng điệu đang thủ một cái chầy sau lưng, miệng ngọt ngào gọi "êu, chậc..." rồi thình lình anh trợn mắt, mím môi bổ xuống không khí một cái thật mạnh:
-A lê hấp! Cho một chầy, chị biết chửa? Đặng cười ré lên một hồi ròn khanh khách. Con chó dưới chân Đặng cồn giật thót người, cúp đuôi chạy vút đi. Đặng càng cười đắc ý. Đi với Đặng cồn còn có Nhược Dự. Bận nào Đặng đến nhà tôi, Nhược Dự cũng đi theo. Anh ta là người khó hiểu, khôn ngoan và kín đáo. Ngồi nói chuyện với anh ta khó mà biết được ý thật của anh ta như thế nào. Bao giờ anh ta cũng nói theo ý của người khác và nếu gặp một ý nào đối chọi lại lập tức anh ta rụt lại ngay. Lúc nào anh ta cũng khoác bên ngoài cái vẻ lờ mờ, rụt rè như một người lạc lõng, hiểu rất ít về thời cục. Hồi mới chạy lên trên này, Nhược Dự còn để cái đầu trọc. Cái đầu sinh ra từ ngày còn Nhật chưa có dịp chuyển sang đầu thường, nhưng chỉ mấy tháng sau tóc anh đã mọc rất dài, không những thế anh còn để cả bộ râu dài lượt mượt như một ông cụ nữa. Bộ râu lạc lõng trên cái mặt non choẹt, trắng nhẫy nom như râu đóng kịch. Có bộ râu ấy, anh có thể rền rĩ, than thở với mấy ông xã đội trưởng rằng mình già yếu không thể đi canh gác, hay đi phá đường được; hoặc từ chối một vài việc gì đấy mà ủy ban muốn nhờ anh ta giúp đỡ. Trước ngày, Nhược Dự cũng có viết văn. Anh ta viết những truyện "ái tình" lâm lá, sướt mướt với một thứ văn chương uốn éo, quen thuộc, rẻ tiền. Anh ta làm văn chẳng khác gì người thợ kim hoàn quen tay làm đồ Mỹ ký. Vì thế, từ ngày khởi nghĩa anh không viết gì được nữa, mà anh ta cũng chẳng nghĩ gì đến chuyện tiếp tục viết văn. Tuy vậy, cả nhà anh ta, từ bà cả già mõ bán bún riêu ngoài quán đình Bùi, đến cô vợ hai còn trẻ măng chuyên việc bếp núc, hầu hạ chồng và con chồng ở nhà đều như còn luẩn quẩn, mê luyến với cái không khí của một thời "oanh liệt" của ông chồng trước kia... Trước mặt người lạ, họ đối đãi, nói năng với nhau hoa mỹ, kiểu cách như người trong truyện cả. Nghĩa là nghe nó ngớ ngẩn, giả dối rất chướng tai! Người như vậy, kháng chiến cũng không bỏ. Biết Nhược Dự trước kia có viết văn, cơ quan tôi mấy bận cử người về đón anh đi công tác. Bận nào Nhược Dự cũng có bộ mặt rầu rĩ, băn khoăn vì nỗi hoàn cảnh anh ta bó buộc, vì anh ta nặng gánh gia đình, vì anh ta bệnh tật, đau yếu luôn. Phải loanh quanh ở nhà như vậy anh ta lấy làm xấu hổ và khổ tâm lắm lắm.
Người dân Nam Bộ - ảnh Việt Nam xưa |
Người địa phương vì thế ghét vợ chồng anh ta thậm tệ. Giữa cuộc kháng chiến bùng nổ, không ai có thể ưa một anh đàn ông sức dài vai rộng mà chỉ thấy cập kè với hai bà vợ và nhởn nhơ với một ngôi hàng. Người ta làm vợ chồng anh khó chịu, tức tối ngấm ngầm, có khi phải tủi hổ. Mỗi lần Đặng có việc đi qua tạt vào chơi, vợ chồng Nhược Dự rất mừng. Trong số bè bạn ngày trước chỉ cóĐá Đặng là chịu chuyện được vợ chồng nhà này. Nhược Dự vớ được Đặng như người chết đuối vớ được cọc. Mỗi lần gặp nhau lại rượu. Trên mâm rượu "tha hương ngộ cố"... ít ra anh ta cũng nói được đại ba câu cảm khái vụn, ngâm ngợi một vài bài thơ than thở cho thân, cho thì. Có lần rượu vào anh ta rũ xuống mà khóc. Hôm Nhược Dự theo Đặng đến nhà tôi chơi, thấy Đặng có ý kiến về con chó ghẻ như vậy, anh ta liền "bốc" ngay. Anh ta ca tụng các món thịt cầy, ca tụng cái đạo của những ai biết thưởng thức thịt cầy, cuối cùng anh ta hẹn ba tháng nữa, Đặng trở lại sẽ hội ẩm một chầu thịt cầy có thể gọi là "phanh dương, tể ngựu...".
-Cô hai nhà moa sẽ đội sang một cái quả sơn đầy bún với hai cây rượu đặt thật trứ danh. Các toa sẽ thưởng thức của bà cả nhà moa món giò chó, món thịt chó hầm cách thủy, món thịt chó hấp... à, các toa đã được nghe bà cả nhà moa ngâm "Hồ trường" chưa? Này "en" mà ngà ngà mấy chén vào, ngâm "Hồ trường" thì lạ lùng hết sức... Buồn mà thấm vô cùng...
Thực tình trong lúc này, tôi chẳng thấy hay ho gì những cái trò ấy. Nhưng thôi, con chó như thế, nó cũng yên với cái phận của nó rồi. Tôi cũng thôi không còn phải băn khoăn, kỳ kèo, ca thán gì về nó nữa. Trong những ngày chờ đợi nó béo, lớn lên, tôi như đã quên nó, coi như không có nó trong gia đình. Đôi lần gặp Đặng, anh ta có nhắc nhở, tôi mới nhớ ra và trả lời một cách mù mờ rằng: con chó ấy có dễ nó cũng kha khá lên rồi. Thật ra tôi có biết bây giờ con chó nó gầy, béo ra sao đâu. Một phần vì độ ấy cơ quan tôi đã chuyển sâu vào rừng, tôi ít khi về nhà; một phần vì con chó ấy cứ thoáng thấy bóng tôi, nó đã lui lủi lỉnh đi, nằm bẹp ở xó xỉnh nào rồi. Một buổi chiều, tôi vừa ở cơ quan ra thì gặp Đặng khoác ba lô, chống cái gậy hèo khật khưỡng đi tới. Thấy tôi, anh ta mừng quá, phì cả hơi rượu vào mũi tôi, nói choang choang giữa rừng:
-À, mày... Thằng Hiền! Thế nào, to chưa? To rồi chứ còn gì? Tôi đứng ngây ra không hiểu Đặng hỏi tôi cái gì to chửa. Anh ta phì cười, phát đen đét vào vai tôi:
-Bố khỉ, bố đần!... Con chó ốm nhà mày ấy, to chửa? Khử được rồi chứ còn gì? Tôi gật đầu cười "à à...". Ra cái tay bợm rượu này không lúc nào nó quên được con chó!
-Tao đã bảo vợ chồng nhà Nhược Dự rồi. Hai chai bố trong suốt như nước suối... Anh nháy tôi một cái, ngấp ngó cặp kính thõng xuống tận mũi, nhìn tôi:
-Kể ra vợ chồng chúng nó cũng có khí... nhạt đấy. Mặc mẹ, được việc cho mình thì thôi, hả? Anh ta cười khá lên một dịp ròn tan.
-Chủ nhật hả! Chủ nhật này mày về, ta làm một chầu văn hóa cao! Đặng bắt tay tôi, hỉ hả chống gậy lên đường. Nhưng sự đời có mấy khi chiều những ý muốn đã định trước. Đặng vừa đi hôm trước thì hôm sau có tin giặc nhảy dù Thái Nguyên, rồi có tin giặc từ Bắc Giang đánh lên, Bắc Ninh đánh sang. Lối Kim Tràng, Cầu Xim, Cầu Đồng; bên núi Hia, núi Đót; dưới chợ Lữ, bến Lủi, bến Phà, đâu đâu cũng có giặc cả rồi. Người các mạn dưới đánh trâu, bò, bồng bế, gồng gánh chạy giặc dạt lên đen kín cả ngoài cánh đồng. Cơ quan tôi đã chuẩn bị từ trước, vừa có tin giặc nhảy dù Thái Nguyên, lập tức chuyển sâu thêm nữa vào rừng, sang một địa điểm tỉnh khác. Tôi được anh em đồng ý cho về thu xếp gia đình rồi sẽ theo cơ quan sau. Anh em ai cũng biết cảnh nhà tôi neo bấn, chỉ có một mình vợ tôi với đứa con gái nhỏ, lại ở vào giữa vùng giặc đang đánh lên, một mình vợ tôi sẽ không biết xoay xỏa như thế nào trong cái tình thế khó khăn, bối rối ấy được. Tôi về chuyến ấy, có ý định sẽ đưa gia đình theo cơ quan, ở một trại ấp hẻo lánh nào đấy cách cơ quan tôi chừng độ dăm bảy cây số cho tiện sự đi về thăm nom. Con chó của tôi như thế không thể "làm một chầu văn hóa cao" như Đặng hẹn nữa, và cái số phận của nó cũng vì cuộc chạy giặc ấy mà thay đổi. Đêm ấy tôi từ cơ quan về đến nhà thì vợ con tôi đã chạy cả rồi. Hàng ấp cũng không còn nhà nào ở lại. Xóm ngõ vắng tanh, súng giặc nghe rền từng chập. Nghe rõ tiếng liên thanh ùng ục và, từng phát súng trường lẻ tẻ rít vào không khí. Tôi biết vợ con tôi đã chạy vào đồng Kĩnh. Từ mấy tháng nay, mỗi bận tôi về nhà, hay viết thư về cho nhà, tôi đều căn dặn vợ tôi lúc nào cũng phải hết sức gọn gàng, phòng giặc đánh lên, hoặc nhảy dù là có thể bế con chạy ngay được. Trường hợp tôi chưa về kịp, mẹ con hãy chạy vào nhà cụ bếp Móm trong đồng Kĩnh làm chỗ liên lạc, tôi sẽ về đón. ở trong ấy gần rừng, hẻo lánh dễ chạy, mà cụ bếp Móm lại là chỗ đi lại quen biết từ trước, nhỡ xảy gặp khó khăn có thể nhờ cậy được. Tôi đảo về qua nhà, đi vẩn vơ ngoài cái sân bỏ vắng mấy lượt, rồi cắm đầu đi thẳng vào đồng Kĩnh. Bấy giờ đã khuya lắm. Đêm tối vẫn rùng rùng bóng người, bóng trâu bò chạy giặc. Người ở vùng dưới chạy lên đây, người ở đây lại chạy mãi vào những mạn ven rừng. Trong các búi cây, bờ ruộng, khe suối, rệ đồi, trong các lều quán ven đường, chỗ nào cũng thấy nhan nhản những người. Chỗ nào cũng nghe tiếng trẻ khóc, tiếng gọi thưa, tiếng than thở, chửi rủa. Ruột gan tôi càng rối lên. Vào đến nhà cụ bếp Móm, tôi giục nhà tôi thổi cơm ăn, chuẩn bị đi ngay đêm nay. Bây giờ tôi mới chợt nghĩ đến con chó. Tôi thấy nó vương vướng. Đem nó theo gia đình lúc này thật chẳng được tích sự gì, rất phiền, mà rất có thể nguy hiểm.
Kate Upton mượn bikini nghịch ngợm vòng một. |
Mà bỏ nó lại thì... thật ra trong lòng tôi cũng áy náy. Trong cái lúc chạy giặc này, trong cái lúc con người ta đang phấn đấu giành lấy sự sống, sự đoàn tụ, yên vui, phải bỏ lại bất cứ một vật gì đã có trong gia đình mình cũng đều thấy xót xa như phải bỏ lại một con người và có cảm giác như đấy là một cuộc chiA Ly phũ phàng giữa cái sống và cái chết. Con chó ấy, từ trước vẫn sợ tôi, thoáng thấy bóng tôi là tránh cho thật xa, đêm nay hình như nó cũng thấy có những cái gì khác hẳn, cái gì như là tan nát, thấy tôi về, nó mừng quá, nó quên cả cái thói quen sợ tôi của nó, nó chạy bổ ra với tôi, mừng rối rít. Nó quấn lấy tôi, dều dễu theo tôi, nằm phục dưới chân tôi mà hít hít, ngửi ngửi rên lên những tiếng ư ử sung sướng, thân thiết. Thì ra những lúc gian nguy, chẳng những con người, đến con vật cũng quên hết những ghét bỏ, hiềm khích cũ mà gần gũi, thương yêu nhau, thấy cần phải nương tựa vào nhau mà sống. Tôi bỗng đâm ra lưỡng lự không biết đối xử với con chó này như thế nào, bỏ nó lại, hay là mang nó đi?... Người chạy giặc vẫn kéo lên mỗi lúc một đông. Có tốp tiếp tục đi mãi vào trong mạn rừng, có tốp nghỉ lại ở đây. Cái túp nhà ông cụ bếp Móm chặt nèn những người. Trong số những người mới đến tôi thấy có cả ba vợ chồng Nhược Dự, tôi mừng quá, chạy ra hỏi tin giặc. Nhược Dự với cô vợ hai không nói gì. Đêm nay anh ta thay đổi hẳn, gặp tôi anh ta cũng chẳng thấy nhích lên được một nét vui nào. Anh ta chỉ lầm lầm cái mặt và thở dài. Sự lo lắng, chán nản, oán trách hiện lên đầy mặt. Anh ta đối với tôi lúc này lại như có vẻ hờ hững, khó chịu. Trái lại chị vợ cả lại nói rất nhiều, cặp môi ăn trầu thuốc thâm đen của chị cuốn lên. Chị nói bằng mắt, bằng tay, bằng nét mặt, bằng tất cả cái sắc sảo của một tay buôn lọc lõi. Có lúc chị nói liên liến một hồi như cái máy khâu đạp cố rồi đột nhiên ngừng lại, đưa mắt dò la đánh giá người nghe, có lúc chị nói khoan thai thẽ thọt như thể giọng mẹ chồng ngồi kể xấu nàng dâu. Có lúc chị giả giọng ba bốn người trò chuyện đối đáp với nhau. Chị vừa nói vừa cười ròn khanh khách. Kể chuyện giặc đánh lên, giặc đốt làng mà giọng chị nghe văn hoa, hồ hởi như chuyện vừa kiếm được món hời.
-Tại anh Nhược Dự đấy, kêu là chiều tối rồi, nó không lên nữa, để sáng sớm mai hẵng chạy còn kịp chán. Thế mà ai ngờ nó đi đêm anh ạ. Nó đốt cái quán ở đình Bùi của tôi rồi. Tiếc quá.
-Nó lên đình Bùi rồi chị? Chị bổ cái mặt chị vào mặt tôi:
-Chả có hai lần đình Bùi! Nó đến Nhã Nam rồi anh ạ. Thật cả là một sự điêu linh. Cũng chỉ tại mấy bố du kích nhà ta thôi anh ạ. Súng ống chẳng có, có mấy khẩu súng kíp còm cũng đậm đọp bắn nó. Nó mấy cáu, nó mấy đốt cho. Nó đốt đình Bùi, đốt Cao Thượng, bây giờ nó đang đốt Nhã Nam đấy. Vợ chồng tôi vừa chạy giặc, vừa ngoảnh lại nhìn ngọn lửa quân xâm lăng tàn bạo nó đốt nhà, đốt cửa của đồng bào mà trái tim của vợ chồng tôi tưởng chừng như sắp sửa tan vỡ ra từng mảnh... hé, hé, hé...
"Phu thê" - tranh của họa sĩ Vũ Cao Đàm |
Chị ngửa cổ, bưng miệng cười khé lên. Mặt anh chồng cứ nhăn như bị. Nhược Dự vốn là người kín đáo, giữ gìn, có điều gì hậm hực, không được như ý, anh ta chỉ hậm hực riêng với mình, hoặc quá lắm thì anh hậm hực với hai bà vợ của anh. Cái lối văn hoa giả khôn, giả dại của bà vợ anh, thường ngày làm cho cái cửa hàng bún riêu của vợ chồng anh đông khách, người ta ngồi ăn hàng và xem một người ăn nói lạ tai như vậy cũng thấy hay hay, nhưng hôm nay, nghe vợ nói năng như vậy Nhược Dự ta khổ tâm quá, khổ tâm lắm. Anh khổ tâm không phải cái lối nói ba hoa, giả dối của vợ mà có lẽ anh khổ tâm vì bà vợ của anh không biết giữ mồm giữ miệng, nói những điều mà anh chỉ dám nói trong cổ họng. Anh ta vội hỏi tôi một câu, có ý lái khéo câu chuyện sang hướng khác:
-Lâu nay toa có sáng tác được cái gì mới không? Hình như thấy câu nói của mình lạc lõng không hợp với tình thế lúc này, anh ta hỏi thêm:
-Lâu nay toa có gặp Đặng không? Toa có biết lúy chạy đâu không? Tôi chưa kịp trả lời, Nhược Dự đã quay ra nói gì nho nhỏ với bà cả. Hình như anh không cần thiết câu trả lời của tôi cho lắm. Tình hình lúc ấy đột nhiên lại thấy lộn xộn. Người ở ngoài chạy dồn vào, người ở đây lại nhốn nháo kéo nhau đi. Tin người tản cư nghe mỗi lúc một khác, những tin không biết từ đâu truyền đi rất nhanh. Lúc có tin giặc đã đến Nhã Nam, lúc có tin giặc ở Thái Nguyên đánh sâu vào rừng lùng các cơ quan, lúc lại có tin giặc ở Thái Nguyên đốt phá Thác Huống, Đá Gân. Mạn Vĩnh Yên, Phúc Yên cũng có tin giặc vào đến chân Tam Đảo. Con đường tôi và vợ con tôi phải đi qua đêm nay cũng có tin giặc đánh đến nơi rồi. Đằng nào cũng phải vượt thôi!
-Này mình ạ...
-Tôi nhìn nhà tôi đắn đo một lúc
-Cái con chó nhà ta ấy, tôi thấy, tôi nghĩ không thể đem nó đi được đâu.
-Sao, mình bảo gì cơ? Nhà tôi ngồi nắm nắm cơm bằng chiếc khăn tay trên mặt cái sàng, ngẩng lên nhìn tôi sửng sốt. Tôi ngập ngừng nói thêm:
-Cái con chó nhà ta ấy, tôi thấy không thể đem nó đi theo mình đêm nay được đâu.
-Sao lại không đem nó đi được! Mình nói tôi chẳng hiểu ra sao cả. Nhà tôi cau mặt lại một cách khó chịu:
-Nuôi nó ngần ấy ngày giời, gặp lúc như thế này lại định bỏ nó! Mình nghĩ thế nào, lại tính thế? Chả thà là thịt nó đi như anh Đặng nói lại đi một nhẽ. Tôi nín lặng chẳng biết nói với nhà tôi như thế nào, trong lòng thật cũng thấy hổ thẹn với những ý nghĩ của mình. Ngoài kia, ba bốn đám lửa đốt làng, đốt phố rừng rực trong đêm tối. Những đám lửa nom gần lắm rồi. Tôi càng nôn nao, bối rối, tôi nói với nhà tôi như dỗ dành, như phân trần:
-Có phải rằng tôi muốn để lại nó đâu, nhưng mà giặc thì nó đánh đến nơi rồi, xung quanh mình chỗ nào cũng có tin giặc, mình đem nó đi làm sao được... Thôi, đành nhẽ là phải gửi nó lại... Sau này giặc yên, về ta lại đem nó về... Nhà tôi cắm cúi nắm nắm cơm không trả lời. Nắm xong, nhà tôi lẳng lặng thu xếp, bỏ vào quang gánh, rồi đi vào trong nhà. Nét mặt nhà tôi lúc ấy nom lầm lì và buồn bã vô cùng. Lát sau nhà tôi và cụ bếp Móm từ trong nhà đi ra. ông lão bước nhanh về phía tôi, xăm xắm:
-Thôi được, hai bác không đem được nó đi thì để lại, tôi trông nom cho, anh em mình, lo gì. à hà, con chó này đang ngon thịt đây...
"Quái thật, làm sao ai nhìn đến con chó cũng nghĩ đến chuyện thịt?" Tôi thấy hơi khó chịu. ông lão chắp hai tay sau đít, cười gật gật ngắm nghía con chó. Chừng như con chó ấy nó cũng thấy có điều gì khác ý, nó vội rúc vào chân tôi liếm liếm, ngửi ngửi, hai chân nó đập đập vào chân tôi, ngoáy đuôi mừng mừng. Nhà tôi chẳng nói chẳng rằng, một tay cầm cái xích, một tay nắm gáy lôi tuột nó ra, xích nghiến lại. Con chó giật mình, hoảng quá nó chồm lên và càng cố lăn vào chân tôi, trốn tránh, giẫy giụa, kêu ăng ẳng. ông cụ bếp vui tính thấy thế cứ nhe bộ lợi ra cười kha khá, còn nhà tôi thì hai mắt càu cạu, môi mím chặt lôi sềnh sệch con chó ra một cách phũ phàng. Nhà tôi buộc nó vào gốc mít gần đấy. Con chó lăn lộn trong cái xích căng thẳng, cái xích vít cổ nó lại, nó cố nhoai về phía tôi mà không được, nó tru lên từng hồi. Trong ánh lửa cháy bập bùng ở bếp hắt ra, tôi thấy mắt nó có hai đốm lửa nhỏ tý. Hai đốm lửa ấy nhìn vào tôi oán trách, cầu khẩn lúc lại thấy như thù hằn, giận dữ. Tôi cúi mặt xuống, không dám nhìn vào con chó ấy nữa. Khốn nạn thân nó, bây giờ chắc nó biết chủ nó bỏ nó. "Thôi, để chuyến này chạy giặc về, tao sẽ nuôi mày, tao không dám phụ mày, tao không thịt mày nữa đâu"... Nhà tôi đã thu xếp quang gánh, đồ đạc xong. Đứa con gái nhỏ của chúng tôi ngồi gọn bên một thúng, xung quanh nó quây chăn, tã cho ấm, phía trên che một cái chiếu cuộn khum khum như cái mái lều. Một bên là nồi niêu bát đĩa, tương muối và các thức cần dùng khác. Bây giờ nhà tôi mới cầm một bọc gạo vừa mới san ở trong bị ra, đi đến trước mặt cụ bếp Móm:
-Thôi, chúng cháu đi đây... Nước mắt nhà tôi bỗng giàn ra, nhà tôi đứng im trước mặt cụ bếp nghẹn ngào không nói được. Tiếng con chó vẫn kêu ăng ẳng và, tiếng cái xích căng ra xoắn vào thân cây mít lục cục.
-Cháu... gửi lại cụ một ít gạo đây, nhờ cụ trông nom nó giúp cháu... Sau này thiếu đủ như thế nào, về cháu sẽ xin thưa lại với cụ...
-Được! Được! Chỗ tôi với hai bác ấy mà. ông cụ bếp cười, sua sua tay, gạt đi. Nhà tôi khẽ chào ông cụ, bước vội về phía quang gánh. Tôi cũng đứng dậy khoác ba lô, ôm bọc chăn màn chào cụ bếp, bước theo nhà tôi. Từng chặp súng máy nổ rền ngoài đêm tối. Và, đám lửa đốt làng, đốt phố ở mé Cao Thượng càng khuya nom càng rừng rực ngất trời. Bao giờ cho giặc rút? Bao giờ cho vợ con tôi được sống yên ổn dưới một mái nhà? Tôi thèm một cái mái nhà... "ắng!... ắng! ắng!..." Tiếng con chó lồng lộn, cuống quít đằng sau bước chân tôi. Nó như gọi tôi, nó như kêu cứu, như than khóc, oán trách. Tôi lẳng lặng bước qua chỗ vợ chồng Nhược Dự đang đứng. Rõ ràng anh ta biết tôi đi nhưng lại lờ đi như không nhìn thấy. Ra khỏi ngõ tôi thoảng nghe tiếng chị vợ cả nói với chồng:
-Vợ chồng nhà ấy họ đi đấy à? Này, họ bỏ lại con chó cậu ạ. Và tiếng anh chồng dấm dẳn:
-Đến người cũng chả chắc giữ được nữa là con chó!... Tôi xóc lại cái quai ba lô, bước theo hút cái bóng nhà tôi đang đi xăm xắm xuống đồi. Đêm "thu đông" lạnh buốt. Rải rắc trong những búi sim, mua rậm, bóng những người chạy giặc nằm ngả ngốn, chụm đầu vào nhau nói chuyện rì rầm. Trâu bò hàng đàn sồn sột gậm cỏ thầm trong tối.
Tiếng con chó tự trong nhà cụ bếp Móm đưa ra vẫn nghe rõ mồn một "ắng!... ắng! ắng!...". Tiếng con chó da diết, nhọn hoắt xói vào ruột gan tôi. "Thôi để chuyến này về tao nuôi. Tao sẽ nuôi mày, tao không bỏ mày đâu...". Tôi nhủ thầm với tôi một lần nữa như vậy.
"Nóng bỏng" - người mẫu Ngọc Quyên |
Hai tháng sau tôi về. Giặc rút lâu rồi. Cuộc tấn công rầm rộ của chúng nó ngày ấy ai ngờ lại là cuộc đánh tháo cho đám quân mắc nghẽn ở giữa rừng già trong thị xã Bắc Cạn. Chúng nó tràn lên đâu trong vòng chỉ có nửa tháng thì rút hết. Vợ con tôi cũng đã dọn về nhà cả rồi. Dọc đường từ cơ quan về thăm gia đình hôm ấy tôi rất vui. Bao nhiêu nỗi vui dồn đến chen chúc rộn ràng trong ý nghĩ. Mấy tháng ở cơ quan, ngày lại ngày trông ra chỉ thấy cây già và núi thẳm bưng bít xung quanh, bây giờ về xuôi, tôi lại được thấy trời rộng, sông dài và những cánh đồng bát ngát. Tôi lại sắp được gặp vợ, gặp con tôi. Mỗi bước chân, bao nhiêu vui sướng. Nhưng mà tôi đã quên mất con chó khốn khổ ấy. Nhà tôi thấy tôi về, mừng quá cũng không kịp nhắc đến nó. Sau một trận giặc đánh lên, cái sống cái chết kề bên bây giờ mới được đoàn tụ, ai mà còn kịp nghĩ đến một con chó xấu xí! Một hôm tôi chợt thấy cặp kính trắng lấp loáng của Đặng cồn từ đầu ngõ đi vào, bấy giờ tôi mới giật mình, sực nhớ đến con chó. Tôi quay lại hỏi nhà tôi:
-À, mình này! Con chó nhà ta đâu nhỉ? Mình chưa vào trong cụ bếp dắt nó về à? Nhà tôi đứng ngẩn ra một lúc. Có lẽ nhà tôi cũng không ngờ rằng tôi đã về bằng ấy ngày giời rồi vẫn không nói chuyện con chó ấy với tôi.
-Nó chết rồi!... Nhà tôi nói khe khẽ.
-Chết rồi? Làm sao mà chết được?... Tôi trố mắt lên hỏi lại. Nhà tôi cúi mặt xuống, thở dài:
-Nó chết thương lắm cơ mình ạ. Không phải nó chết trong cụ bếp Móm đâu. Nó về nhà ta nó chết đấy - Nhà tôi ngừng lại, cắn môi chớp chớp hai mắt nhìn ra ngoài sân.
Lát sau, nhà tôi đứng dậy mời Đặng vào trong nhà, rót nước mời anh rồi mới tiếp tục câu chuyện. Chao ôi! Con chó xấu xí ấy, của tôi! Con chó từ lúc mua, đến lúc chết không được một lần vuốt ve! Nó đã chết một cách thảm thương và trung hậu quá. Từ hôm vợ chồng tôi gửi lại nó cho ông cụ bếp Móm, con chó không chịu ăn uống gì. Nó chỉ kêu. Nó kêu suốt ngày, suốt đêm. Một đêm, ông cụ bếp không thấy con chó kêu nữa, thì ra nó đã xổng xích đi đâu mất rồi. Hôm nghe tin giặc rút, ở trong khe đồn Khau Vắt dọn về, nhà tôi tạt vào nhà cụ bếp Móm định đem con chó về nhân thể, nhưng vào đến nơi thì nó không còn đấy nữa. Lúc ấy nhà tôi cũng yên trí là con chó mất rồi. Chắc chắn nó sẽ lạc vào một trại ấp nào đấy và người ta làm thịt nó. Nhưng khi nhà tôi về đến nhà. Bà con xóm giềng vừa chạy sang láo quáo thăm hỏi thì, ở ngoài vườn sau, có mấy tiếng chó hú lên thảm thương và ghê rợn. Từ sau bụi dứa rậm rạp, con chó khốn khổ ấy lảo đảo đi ra. Người nó run lên bần bật. Nó gầy quá, chỉ còn một dúm xương da sộc sệch, rụng hết lông. Nó đói quá, đi không vững nữa. Nó đi ngã rụi bên này, rụi bên kia. Rồi nó không còn đủ sức mà đi nữa. Nó nằm bệt trên đất, rúm người lại, lết lết lê dần về phía nhà tôi. Lúc ấy cả người nó chỉ còn có cái đuôi là còn ngó ngoáy được để mừng chủ và, cái lưỡi liếm liếm vào tay chủ. Khốn nạn con chó! Được gặp chủ nó mừng quá. Từ trong hai con mắt đờ đẫn của nó mấy giọt nước chảy ra. Lát sau thì nó không liếm được nữa, cái đuôi ngoáy yếu dần, yếu dần rồi im hẳn. Nó chết. Tôi tối xầm mặt lại, vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ. Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi. Một thằng ích kỷ. Tôi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình. Đến như con chó mình nuôi, mình đối xử với nó có được như cái tình nghĩa của nó đối xử với mình đâu? Đặng vẫn ngồi im. Từ lúc đến, đến lúc nghe xong câu chuyện, Đặng vẫn ngồi im. Hình như câu chuyện con chó ấy của nhà tôi kể làm anh có điều gì áy náy, nghĩ ngợi.
-Này, lâu nay cậu có được tin gì về vợ chồng Nhược Dự không? Lúc lâu sau Đặng chợt ngẩng lên nhìn tôi hỏi. Cặp môi mỏng dính của anh kéo sệch một bên lên thành một nụ cười. Anh tự trả lời câu anh vừa hỏi:
-Nó dinh tê rồi! Nghe nói vào trong ấy nó viết báo, viết truyện chửi kháng chiến, chửi bọn mình đểu lắm. Cả hai chúng tôi cùng im lặng. Cái im lặng trang nghiêm ghẻ lạnh, thật khó chịu.
Kim Lân
Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1962
Tình nguyện... chim...!!! |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét