Chim hải âu trên đảo Trường Sa của Việt Nam. |
Công ước về Luật biển 1982 quy định đường cơ sở là giới hạn để tính chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế. (ảnh không liên quan đến bài viết)
9- Nghị định số 709-BNV/HCĐP 26 ngày 21 tháng 10 năm 1969 sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận
(Trích : Quy pháp vựng tập, Quyển XII, tập 2,tr 1558)
Nguyên văn nghị định:
NGHỊ ĐỊNH số 709-BNV/HCĐP/26 ngày 21 tháng 10 năm 1969 sáp nhập xã dịnh hải thuộc quận Hòa vang tỉnh Quảng nam vào xã Hòa long cùng quận.
TỔNG TRƯỞNG NỘI VỤ,
Chiếu Hiến pháp ngày mồng 1 tháng 4 năm 1967;
Chiếu sắc lệnh số 394-TT/SL ngày mồng 1 tháng 9 năm 1969 ấn định thành phần Chánh phủ;
Chiếu sắc lệnh số 19-SL/Nv ngày 22 tháng 11 năm 1967 ấn định chức trưởng của Tổng trưởng Nội vụ;
Chiếu dụ số 57- a ngày 24 tháng 10 năm 1956 tổ chức nền hành chánh quốc gia:
Chiếu nghị định số 335-NC/P6 ngày 24 tháng 6 năm 1958 ấn định đơn vị hành chánh tỉnh Quảng Nam;
Chiếu sắc lệnh số 174-NV ngày 13 tháng 7 năm 1961 đặt quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam và cải biến thành xã Định Hải do một phái viên hành chánh quản trị;
Chiếu biên bản ngày mồng 6 tháng 2 năm 1968 của Hội đồng tỉnh Quảng Nam và biên bản ngày mồng 9 tháng 8 năm 1969 của hội đồng xã Hòa long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam thuận sáp nhập xã Định Hải quận Hòa Vang cùng tỉnh vào xã Hòa Long;
Chiếu đề nghị của tỉnh trưởng Quảng Nam;
NGHỊ ĐỊNH
Điều thứ 1 - Nay sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận.
Điều thứ 2 - Địa phận và ranh giới xã Hòa Long được ấn định lại y theo bản đồ đính kèm bản chính nghị định này.
Điều thứ 3 - Thứ trưởng Nội vụ, đổng lý văn phòng, tổng thư ký Bộ Nội vụ và tỉnh trưởng Quảng Nam, chiếu nhiệm vụ, lãnh thi hành nghị định này.
Sài gòn, ngày 21 tháng 10 năm 1969
TRẦN THIỆN KHIÊM
"Trăng mười sáu" - Hot girl Đăng Thư |
10- Nghị định số 420-BNV/HCĐP/26, ngày mồng 6 tháng 9 năm 1973 sáp nhập một số đảo vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy
(Trích CBNV Cộng Hòa năm thứ 19, số 51, thứ bảy 29.9.1973).
TỔNG TRƯỞNG NỘI VỤ,
Chiếu hiến pháp Việt nam Cộng hòa ngày mồng 1 tháng 4 năm 1967;
Chiếu sắc lệnh số 394-TT/SL ngày mồng 1 tháng 9 năm 1969 và các văn kiện kế tiếp ấn định thành phần Chánh phủ;
Chiếu dụ số 57- a ngày 22 tháng 11 năm 1967 ấn định chức trưởng của Tổng trưởng Nội vụ;
Chiếu sắc lệnh số 198-SL/ĐUHC ngày 24 tháng 12 năm 1966 và các văn kiện kế tiếp cải tổ nền hành chánh xã, ấp, nhất là sắc lệnh số 045-SL./NV ngày mồng 1 tháng 4 năm 1969 và sắc lệnh số 120-SL/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972;
Chiếu nghị định ngày 21 tháng 12 năm 1933 sáp nhập quần đảo Trường sa (Spratly), Caye d’ Amboine, Itu- Aba, gronpe de Deux-Iles,Loaite, Thị Tứ và các đảo phụ cận vào tỉnh Bà Rịa;
Chiếu sắc lệnh số 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 sáp nhập quần đảo Trường sa (Spratly) vào tỉnh Phước tuy;
Chiếu nghị định số 6-BNV/HC/NĐ ngày mồng 3 tháng 1 năm 1957 và các văn kiện kế tiếp ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Phước tuy;
Chiếu quyết định của Hội đồng Nội các trong phiên họp ngày 9.1.1973;
Chiếu phúc trình của tỉnh Phước Tuy;
NGHỊ ĐỊNH
Điều thứ 1 - Nay sáp nhập các đảo Trường sa (Spratly), An bang(Amboyna Cay), Thái Bình (Itu-Aba), Song Tử Đông (Northcaest Cay), Song tử Tây (Southwest Cay), Loại Ta (Loaita), Thị tứ (Thi Tu), Nam Ai( Namyit), Sinh Tồn (Sinh cowe) và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Điều thứ 2 - Phụ tá đặc biệt, đổng lý văn phòng, tổng thư ký Bộ Nội vụ và tỉnh trưởng Phước Tuy, chiếu nhiệm vụ, thi hành nghị định này.
Nghị định này sẽ được đăng vào Công báo Việt Nam Cộng Hòa.
Sài gòn, ngày mồng 6 tháng 9 năm 1973
LÊ CÔNG CHẤT
Nghị định số 6-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chánh Tỉnh Phước tuy CBNV 1957, tr. 2157.
"Thiếu phụ" - tranh của họa sĩ Lương Xuân Nhị |
11- Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa về những hành động gây hấn của Trung Cộng trong khu vực quần đảo Hoàng Sa (ngày 19.1.1974)
Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa hải quân tới khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng.
Lực lượng Hải quân Trung Cộng gồm 2 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.
Để bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập rời khỏi khu vực.
Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể tư 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt Nam.
Sáng ngày 19.1.1974 hồi 10 giờ 20, một hộ tống hạm Trung Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu trục hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt Nam Cộng Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.
Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chính sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.
Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hoà, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.
Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành vi nguy hiểm đó.
Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kể gây hấn này theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.
Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm . Ngày nay, chánh phủ và nhân dân ViệtNam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.
(Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao, Sài gòn, số 015/BNG/TTBC/TT)
Vẻ đẹp thiên thần của Eliska Seredova. |
12- Tuyên cáo của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa về chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng Hòa
Nguyên văn:
Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu xuất phát từ đâu.
Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.
Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh Phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.
Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.
Trong dịp này, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung phần và bờ biển Nam phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.
Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.
Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.
Làm tại Sài Gòn, ngày 14 tháng 2 năm 1974
(Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao, Sàigòn)
B&ô. T.Đ.Đ
Ông, bà Trần Đăng Đại
Chú thích:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét