"Giáng trần" - Người đẹp Việt Nam |
Ngồi trong nhà lao một mình trong ba ngày tết với con gà mái và hũ rượu, Tùng Lâm chỉ còn cách ra tay phũ phàng, mặc cho Tản Đà chờ queo râu ở nhà. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài gán danh hiệu "hiện sinh" thứ thiệt cho nhà thơ Tản Đà không phải là không có lý của họ. Tản Đà là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo độc đáo trong lịch sử thơ văn và báo chí nước nhà. Thế nào là "hiện sinh" - muốn hiểu đúng nghĩa còn tùy thuộc vào từng cá nhân. Tết năm nay, chúng ta nhớ lại một câu chuyện, một "mẩu đời' của nhà văn, nhà thơ Tản Đà trong một ngày thiêng liêng của dân tộc.
Đó là dịp tết Giáp Tuất (1934), khi ấy thi sĩ Tản Đà còn đang viết cho tờ Đông Pháp thời báo của Diệp Văn Kỳ ở Sài Gòn. Làm xong số tết, được lãnh luôn một tháng lương, Tản Đà đã xài béng đi lúc nào. Tết đến nơi, tiền tiêu chẳng còn, tay "lưu linh" sẽ khốn đốn vì thiếu rượu, Diệp Văn Kỳ cảm thông cho cộng sự của mình bèn "lì xì" riêng 5 đồng.
-Ai da... gà mái một lứa vàng ươm...!!! |
Hí hửng cho ngay tờ giấy bạc - mà hồi ấy là một món tiền to - vào ví, Tản Đà chạy tuốt ra bến xe lô, bèn thuê ngay một chiếc "đờ-la-hay" để du xuân. Thế mới lạ! Cái anh gàn này năm nay giở trò lấy le thiên hạ chăng? Đó là lần đầu tiên trong đời, Tản Đà được ngồi ngang nhiên và bệ vệ trên một chiếc xe "quý tộc thị thành" chẳng khác một ông chủ đồn điền. Chiếc "đờ-la-hay" trước hết đưa ông ra bưu điện mua tấm thiếp 3 đồng gửi cho Ngô Tất Tố ở Hà Nội - gọi là quà xuân để tặng bạn.
Còn lại 2 đồng thì một đồng phải trả tiền thuê xe - hầu bao của Tản Đà chỉ còn đúng 1 đồng dùng cuối cùng tiêu phí cho ba bữa tết.
Cổ nhân đã từng nói: "Rượu ngon phải có bạn hiền". Tản Đà cho xe vào tận Bà Chiểu để cố lôi theo ông bạn hiền ấy ra Sài Gòn để thưởng xuân với 1 đồng bạc cắc còn lại. Đôi bạn hiền lên một chương trình chi tiêu sát sao như sau: Phải có một chai rượu trắng độ hai cắc trước cái đã; để Tản Đà ngồi nhà nhâm nhi, còn 8 cắc giao cho anh bạn tên là Tùng Lâm nọ mang đi rước một con gà mái tơ cùng một hũ Mai Quế Lộ. Chương trình như vậy là tròn trịa một đồng cho một buổi tiệc xuân khá trang trọng.
Ngồi xếp chân vừa rung đùi vừa ngâm nga thơ trên bộ ván, chờ bạn đem đồ nhắm về là "a-lát-xô", nhưng mãi một hai giờ mà không thấy Tùng Lâm ló dạng.
Rồi đồng hồ điểm 9 giờ tối, pháo tết nổ rang mà ông bạn hiền vẫn biệt tăm. Buồn tình, Tản Đà làm đỡ một ly rượu trắng trong lúc chờ đợi. Rốt cục, Tản Đà đã lăn quay ra giường đánh một giấc - mặc cho trời đất lăn quay.
"Xích vàng" - thiếu nữ Nhật Bản |
Trong khi đó anh chàng mang sứ mệnh trọng đại ra đi đã làm xong nhiệm vụ: con gà mái và hũ rượu Mai Quế Lộ trên tay. Trên đường về thấy một đám đánh lộn giữa tay chủ sòng bầu cua tôm cá với các con bạc, Tùng Lâm bèn cao hứng đứng lại xem. Bỗng mã tà (cảnh sát) xuất hiện, còi tu huýt thổi lên, thế là một bọn gồm bốn, năm tên bị thộp cổ. Không may, Tùng Lâm dính vào trong số đó cùng với con gà mái và chai rượu quý vào bót.
- Thưa xếp oan cho tôi! Tôi chỉ đứng xem mà không đánh nhau với ai.
Qua "hình tượng" của Tùng Lâm với bộ áo nhàu nát, bẩn thỉu, mã tà biết rằng đây đúng là một tay ma-cà-bông
- Không đánh lộn hả? Được rồi, giấy thuế thân đâu? Không mắc đằng mồ cũng mắc đằng mả. Đã lậu thuế lại còn ăn mặc theo lối anh chị, lại đứng vào đám đánh lộn. Không đánh lộn thì cũng hô hào đánh lộn. A lê hấp! Về sở cẩm.
Ngồi trong nhà lao một mình trong ba ngày tết với con gà mái và hũ rượu, Tùng Lâm chỉ còn cách ra tay phũ phàng, mặc cho Tản Đà chờ queo râu ở nhà.
Sáng hôm sau, mã tà vào chỉ thấy anh chàng nằm ì ra đất, bên cạnh đống xương gà và cái hũ trống không, thấy tội bèn thả ra. Về đến nhà thì Tản Đà vẫn còn mơ màng đến khi tỉnh giấc chỉ nhận được một bài thơ ứng khẩu của Tùng Lâm như sau:
Cao hứng vì yêu bác Tản Đà
Một chai Quế Lộ, một con gà
Suốt đêm trừ tịch nằm trong bót
Nhớ lại buồn cười lúc tỉnh ra.
Thùy Dung (st)
"Chuyện tình" - tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét