Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Thánh Tađêo Tông đồ

Chân dung Thánh Tadêo Tông đồ
Vị Tông đồ này mang nhiều tên khác nhau như Tađêô (Mt 10,3; Mc 3,18) hay Giuđa (Lc 6,16; Cv 1,13). (ảnh không liên quan đến bài viết)

Chính Ngài là vị Tông đồ trong cuộc đàm luận sau bữa tiệc ly đã hỏi Chúa Giêsu:

- Thưa Thầy, tại sao Thầy tỏ mình ra cho chúng con mà không cho thế gian?
Theo ý kiến các Thánh Giáo Phụ và Thánh Sử thì Thánh Tađêô Tông đồ thuộc hoàng tộc Đavít. Thân phụ Thánh Tađêô - ông Clêôpha - là bào huynh của Thánh Cả Giuse. Thân mẫu Thánh Tađêô - bà Maria Clêôpha - là chị em họ với Đức mẹ đồng trinh Maria.
Thánh Tađêô là một trong 12 Tông Đồ và theo Thánh sử Marcô, ngài chiếm hàng thứ 10, còn theo Thánh sử Luca, ngài xếp hàng thứ 11.
Người mẫu nhí Bảo Trân bên máy đọc sách.
Chúng ta có thể đồng hóa Ngài với tác giả bức thư, trong đó có trình bày Ngài là: “Giuđa, nô lệ của Đức Giêsu Kitô, anh em với Giacôbê” (Gl 1) không? Thực sự tiếng Hy Lạp phải đọc câu văn này như ở Lc 6,16 là: “Giuđa, con của Giacôbê”. Hơn nữa câu 17 của bức thư, tác giả như tách mình ra khỏi số 12. Dĩ nhiên, điều này không làm giảm giá sự chính lục của bức thư. Có thể nói, tác giả “anh em với Chúa” (Mc 6,3) không phải là tông đồ nhưng có thể trong Giáo Hội sơ khai như Giacôbê (Cv 15,13).
Lĩnh vực hoạt động tông đồ của Thánh Tađêô thật mênh mông. Trước tiên, ngài rao giảng Tin Mừng tại Giuđêa, rồi đến Mesopotamia và sau cùng tại Ba Tư. Đi đến đâu, Thánh Tađêô đều phổ biến chân lý Ngôi Lời nhập thể và làm nhiều phép lạ nhân danh Đức Chúa Giêsu. Rất đông môn đệ theo ngài và con số Kitô hữu mỗi ngày một gia tăng. Ngài chỉ định các phó tế, Linh mục, Giám mục và thành lập các giáo đoàn địa phương tại tất cả nơi nào ngài truyền đạo.
Khi đến Ba Tư, Thánh Tađêô nhập chung với Thánh Simon, biệt danh "Quá Khích” (Mc 3,18/Lc 6,15). Tại đây cả hai vị phải đương đầu với bè phái phá rối do Zaroes và Arfexat, hai thầy tế lễ ngoại giáo cầm đầu. Hai tư tế này xúi giục dân chúng nổi loạn, chống lại các lời rao giảng và hoạt động của hai Thánh Tông đồ Tađêô và Simon.
Bến đò Thủ Thiêm (Sài Gòn) - ảnh Việt Nam xưa
Thánh Tađêô biết rõ sứ mệnh trần thế của mình sắp chấm dứt và triều thiên tử đạo vì vinh quang Thiên Chúa chắc chắn cũng gần kề.
Khi đến thành Suamyr một trung tâm lớn của Ba Tư, hai thánh tông đồ Tađêô và Simon trọ ở nhà ông Semme, đồ đệ của các ngài. Ngay sáng sớm hôm sau, các tư tế ngoại giáo của thành phố, hô hào dân chúng đến bao vây nhà ông Semme. Họ gào thét:

- Hỡi ông Semme, hãy giao nộp hai kẻ thù các thần linh cho chúng tôi. Nếu không, chúng tôi sẽ đốt cháy nhà ông!
Nghe lời dọa nạt độc dữ ấy, hai Thánh Tông Đồ Tađêô và Simon liền tự nộp mình. Họ buộc các ngài phải thờ lạy các thần linh ngoại giáo. Dĩ nhiên các ngài từ chối. Họ tàn nhẫn đánh đập các ngài. Giữa máu đào, trong giây phút linh thiêng cuối đời, Thánh Tađêô còn lấy chút nghị lực sau cùng, nhìn thẳng vào mặt Thánh Simon và nói:

- Hiền huynh dấu ái, tôi trông thấy Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Ngài gọi chúng ta về với Ngài!
Khi hai Thánh Tông Đồ Tađêô và Simon tắt thở, hồn bay thẳng về Thiên Đàng, bầu trời thành phố Suamyr bỗng nổi cơn giông tố dữ dội.
Thánh Tađêô Tông Đồ tử vì đạo ngày 28-10-70 theo niên lịch Kitô giáo, đúng 36 năm sau khi Đức Chúa Giêsu Thăng Thiên.
Adriana Lima (Brazil) hờ hững với áo ren mỏng.
Di hài hai Thánh Tông Đồ Tađêô và Simon được gìn giữ tại Babilonia trong ngôi Thánh Đường xây cất dâng kính các ngài. Không bao lâu, đền thờ lôi cuốn đông đảo tín hữu đến hành hương viếng mộ, vì các phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Thánh Tađêô Tông Đồ. Sau đó, di hài hai vị được đưa về thủ đô Roma, đặt trong đền thờ Thánh Phêrô, dưới bàn thờ dâng kính Thánh Cả Giuse.
Rất nhiều nhà thờ ở Mỹ đặt bàn thờ dâng kính ngài, đặc biệt ở tiểu bang Illinois có một thánh đường để tôn kính thánh nhân. Lý do thánh Giuđa được sùng kính như thế là vì ngài nổi tiếng là một vị thánh hay cứu giúp người ta trong những trường hợp khó khăn, trong hoàn cảnh hầu như tuyệt vọng. Cả những người lương dân cũng rất tin tưởng, sùng mến và tìm đến với ngài.
ST
Knodel hay dumpling được làm từ ruột bánh mì và khoai tây. Người Đức, Áo và Tiệp Khắc hay ăn kèm với sausage hoặc thịt nướng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét