"Ban trưa" - siêu mẫu châu Á |
Từ biệt ông chủ đi ra, bạn nói cho tôi biết, làng ấy vẫn thờ một ông... tướng cướp.
Ông bảng Đồng tỉnh nói đúng: chữ dâm không phải bậy cả.
Làng Th.L của tỉnh Phúc An tuy không hề "nảy ra hiền" nhưng không khác gì làng khác. Họ cũng sinh nhai bằng nghề cày cấy, cũng biểu lộ cái tính chất phác bằng những áo vải quần nâu. Họ chưa lây những mốt ăn chơi hiện đại, nhất là đàn bà con gái của họ chưa biết lợi dụng son phấn làm tiền như số đông các bà các cô thị thành.
Vậy mà họ lại bị gọi là làng Dâm.
Thì ra chữ "dâm" ở đây không có nghĩa là chửa hoang, làm đĩ.
Tôi đã thân hành tới tận làng ấy bằng cái công trình cuốc bộ năm, sáu cây số sau khi xuống ga xe lửa Xuân Kiều. Không phải cốt vì họ mà minh oan cho cái tiếng dâm. Là để coi một cuộc thi giết lợn.
Trường đua ngựa - ảnh Việt Nam xưa |
Đêm xuân trong xứ Bắc Kỳ, mấy khi không mưa. Nó còn có thêm cả gió nữa. Trước sự tàn nhẫn của gió bấc mưa phùn, trời giá như cắt, chúng tôi lần mò qua một cánh đồng không với sự hăng hái của toán lính cảm tử ra trận, để đi sang làng Th.L.
Sáng rõ, sân đình đã thấy tấp nập. Ngoài bọn hương hào quần chùng áo dài, thêm vô số con nít mắt đầy rử rạp, hình như sáng dậy, chúng vôi ra đình không kịp rửa mặt.
Tiếng trống cái và tiếng trống con ầm ầm thúc ở các ngõ. Những ông hương lý láo nháo chạy ra trước đình, con nít thi nhau hò reo: "Ỷ của quan đám đã ra"
Một toán, hai toán, ba toán, bốn toán. Hai phía đầu đình cả bấy nhiêu toán lần lượt tiến vào. Toán nào toán nấy, mở cờ giong trống, linh đình như những đám quan trẩy.
Đó là bốn con lợn lớn. Thứ lợn nuôi để cúng thần, đã được tôn làm ông Ỷ.
"Cánh chim non" - siêu mẫu châu Âu |
Như đám hàng tổng đánh cướp, tróng cái trống con của các đoàn thi nhau thúc một hồi cuối cùng. Bốn chiếc cũi tre đồng thời được rước vào tận trước đình, và sắp thành chữ nhất. Bằng vẻ mặt rất tự nhiên, cả bốn "ông lợn" cùng chầu vào cửa đại đạo, không sợ hãi và không ụt ịt một tiếng nào hết.
Cờ quat tàn lọng cừa được dựng lên mái đình hay là cắm vào tổ giá, một đội nồi, sanh ở đâu nhất tề tiến ra với những người khỏe mạnh hung tợn chẳng khác một bọn tướng cướp. Các sanh đều có để bát muối trắng và con dao bầu sáng choang. Các nồi đều đặt vào chiếc quang dài do hai người khiêng lễ mễ. Miệng nồi tuy có đậy nắp, hơi khói vẫn bốc lên nghi ngút, tỏ rằng ở trong đó có đựng nước sôi. Trong đình nổi một hồi tùng cắc. Ông thủ từ phủ phục phía trước hương án, hai tay dơ lên che miệng và làm rầm khấn khứa, để cho một lũ ông khác sì sụp lễ theo.
Mỗi nguời vừa hết bốn lễ, ba vái thì tiếng tùng cắc vừa tan. Một ông trong bọn vừa cởi áo thụng vừa chạy ra trước cửa đình để nói một câu rất hách dịch:
-Chạ đã làm lễ tỉnh sinh xong rồi. Các quan đám truyền cho gia nhân vào việc đi chứ.
Tiếng reo đồng thời nổi lên ồn ồn với những tiếng ti-u của các hiệu sừng, hiệu ốc. Trẻ con đàn bà, những người vô sự hết thảy bạt ra ngoài tường bao lan, nhường khu đất trước đình cho các đội đồ tể.
“Achilles kéo lê xác Hector quanh tường thành Troy” - tranh của họa sĩ Donato Creti |
Mỗi cũi chừng hơn mười người xấn vào. Nhanh như cắt, họ túm ông lợn lôi ra xềnh xệch. Lúc này đối với con lợn, người ta không giữ lễ độ như trước nữa. Tựa cái sức mạnh của đông người, họ không cần trói, chỉ giữ bằng bàn tay không, thế mà ông lợn cũng chỉ há mồm mà kêu eng éc, không thể động cựa, dù mà sức lực "ông ấy " to lớn gần bằng con trâu. Cái sanh đựng muối đã được một nguời sách lấy hai quai và hứng dưới cổ con vật đáng thương. Một người khác sắn gọn hai ống tay áo, lăm lăm cầm con dao bầu đâm vào cổ nó, giữa lúc hai người béo lớn lật đật khiêng nồi nước sôi đi sau, để cho một người nhanh nhẩu cầm gáo múc nước dội vào mông nó.
Bấy giờ công việc mới càng túi bụi. Tiết ở cổ lợn cứ việc chảy ra lòng sanh, nước ở trong gáo cứ việc đổ vào mông lợn, người bưng cái sanh, ngừoi cầm cái gáo, người khiêng cái nồi nước sôi cũng như những người túm chân lợn, đều chạy như bắn. Ra khỏi đầu đình bốn tốp chia bốn ngả, tốp nào về nhà chủ lợn tốp ấy. Sao mà tài quá đi mất. Cả đám đều chạy như thế, mà không người nào dầy séo lên chân người nào, tiết lợn cũng không vung vãi ra đất một giọt.
"Tiệm cận" - người mẫu Nhật Bản |
Bấy giờ quân Tôn Sỹ Nghị đã vào đóng trong thành Thăng Long. Vua Quang Trung muốn gấp đường tiến quân cho kịp đánh họ một trận vào dịp nguyên đán, vì sợ lính tráng họ đi suốt ngày suốt đêm, thì tất nhiên ai nấy nhọc mệt không đủ sức mà đánh giặc, ngài mới nghĩ ra cái cáng để các quân sĩ cắt lượt nhau hai người khiêng cho một người ngủ.
Sách Tàu có một chuyện giông giống như thế. Tôi không nhớ là viên tướng nào, chỉ nhớ trong khi gấp đường tiến quân, viên tướng đó đã bắt quân lính đổ gạo đổ nước vào các sanh lớn, rồi hai người khiêng, một người vừa đi vừa cầm đuốc mà đốt dưới sanh.
"Ừ thì việc binh mới phải thần tốc, người ta mới dùng đến cái cách vừa đi vừa ngủ hay vừa đi vừa nấu cơm.Chứ việc cúng thần cũng không lấy gì làm cấp bách, sao cái làng này cũng dùng đến cái cách vừa chạy vừa giết lợn?" Tôi đương hỏi tôi và tôi đương phân vân tìm câu trả lời, nhưng vẫn chưa tìm được
-Anh em sắp chày ra!
Một tiếng dục dã dữ dội báo cho tôi biết đã tới cổng nhà quan đám.
Không biết họ đã cạo lông lúc nào, cái mông con lợn của họ đang khiêng đã trắng phôm phốp cả rồi.
Trong sân nhà quan đám đã kê sắn một tấm phản ngựa, dao, thớt, rổ, rá, bát, đĩa, nồi, chậu la liệt bầy khắp xung quanh.
Con lợn sau khi bị khiêng qua cổng, liền được đặt trước vào phản.
Cỗ thịt lợn |
Hoạt động chưa đầy một giờ đồng hồ họ đã làm xong một mâm cỗ lớn đủ cả giò, nem, ninh, mọc, lục phủ ngũ tạng con lợn và đệ ra đình cúng thần.
Mọi người hí hửng cười ran:
- Chắc là cỗ của nhà ta được giải nhất.
Quan đám vui vẻ bảo với chúng tôi:
- Làng tôi, mỗi năm có bốn đám, mỗi người phải nuôi một con ỷ, cứ đến hôm nay đem ra thờ. Của làng có năm sào ruộng treo giải, hễ ai làm xong trước, và làm được cỗ nhất nghĩa là cỗ có nhiều món thì sẽ được cấy năm sào ruộng ấy. Kể ra năm sào ruộng không đáng bao nhiêu, nhưng nếu chậm, cỗ bé, thì sẽ mang tiếng với làng nước. Vì thế chúng tôi phải cố. Ông tính một ngày như vậy, nhà tôi cũng phải tốn kém đến hơn trăm bạc, vì lát nữa còn phải mời làng ăn uống một bữa. Như thế, cấy năm sào ruộng của làng một năm đã bù lại được một phần mười hay chưa?
Từ biệt ông chủ đi ra, bạn nói cho tôi biết, làng ấy vẫn thờ một ông... tướng cướp.
Chỉ có những ông tướng cướp mới có cái kiểu giết lợn hỏa tốc như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét