Ngôi nhà Bá Kiến - nguyên mẫu trong tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao. |
Du khách về thăm quê Nam Cao, viếng Phần mộ nhà văn, thăm Nhà tưởng niệm nhà văn liệt sỹ Nam Cao - tại làng Đại Hoàng xã Hòa Hậu Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; ai cũng tò mò háo hức muốn ghé thăm nhà Nghị Bính - nguyên mẫu nhân vật Bá KIến trong tác phẩm Chí Phèo nổi tiếng của nhà văn Nam Cao.
Nghị Bính tên thật là Trần Duy Bính , con cụ Trần Duy Thực - xuất thân từ một nông dân nghèo. Ông sinh vào khoảng năm 1863 tại làng Đại Hoàng (trong truyện Nam Cao đổi tên là làng Vũ Đại). Hồi ấy thuộc tổng Cao Đà huyện Nam Sang, Phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nay là xóm 11, xã Hòa Hậu, huyên Lý Nhân ,Tỉnh Hà Nam. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, Nghị Bính dáng người cao to tiếng nói sang sảng. Do khôn ngoan lọc lõi, Nghị Bính giàu lên nhanh. Lúc đầu chỉ mua được chức phó lý, lý trưởng, sau làm chánh tổng Cao Đà, Nghị Bính được lòng quan trên do giao thiệp khéo và cũng “làm được việc”, sau đó làm chánh huyện hào (đứng hàng trên mười chánh tổng trong huyện). Từng làm nghị viên Bắc Kí, được triệu về kinh đô Huế dự lễ tế Nam Giao. Nghị Bính đi đâu xa cũng cưỡi con ngựa màu nâu có gia nhân cắp tráp theo hầu. Người hầu này tên là Liên - người cùng làng. Khi chủ ngồi vào tràng kỉ làm việc, người hầu phải đi cắt cỏ cho ngưa ăn.
Nghị Bính có 5 vợ, 12 con (3 trai, 9 gái). Trong 5 bà, chỉ có bà năm là người thiên hạ, còn bốn bà đều là người làng. Mỗi vợ ông Nghị bố trí ở một nơi riêng, bà nào cũng có cơ ngơi, vườn cây ao cá…Theo mấy bà bé kể lại: Khi đón chồng đến thăm, bà nào cũng chuẩn bị sẵn chim câu, gạo tám, trứng gà tươi…hầu hạ phục dịch. Ngày tết các bà sắm lễ sang nhà bà ba - nơi ông Nghị ở, bà ta chỉ cười nhạt mà rằng:
Nghị Bính có 5 vợ, 12 con (3 trai, 9 gái). Trong 5 bà, chỉ có bà năm là người thiên hạ, còn bốn bà đều là người làng. Mỗi vợ ông Nghị bố trí ở một nơi riêng, bà nào cũng có cơ ngơi, vườn cây ao cá…Theo mấy bà bé kể lại: Khi đón chồng đến thăm, bà nào cũng chuẩn bị sẵn chim câu, gạo tám, trứng gà tươi…hầu hạ phục dịch. Ngày tết các bà sắm lễ sang nhà bà ba - nơi ông Nghị ở, bà ta chỉ cười nhạt mà rằng:
- Những thứ ấy, đằng này khối!
"Tóc rối" - siêu mẫu Ngọc Bích |
Khoe quyền, khoe của, Nghị Bính nhờ ông Hùng Sơn ở Nam Định làm cho đôi câu đối treo trong nhà:
Thập lý vân lôi thiên bất hạn
Cửu trùng vũ lộ địa do dư
Dịch nghĩa:
Mười dặm sấm mây trời chẳng hạn
Chín trùng mưa móc đất còn dư!
Nắm quyền sinh quyền sát trong tay, muốn lấy vườn, đoạt nhà, chiếm ruộng của ai, là Nghị Bính tìm mọi cách lấy cho bằng được. Theo các già làng kể lại: Sáng sáng, Nghị Bính vận bộ quần áo lụa màu mỡ gà, chân đi đôi giầy Gia Định bóng loáng đầu đội nón, đủng đỉnh ra hàng bà Bút Son, người đàn bà đã đứng tuổi nhưng còn xuân sắc, mở quán bán hàng ngay bên đường làng, cạnh nhà. Có ba người thì đánh tài bàn, đủ năm người thì chơi tổ tôm.
Khi chính quyền về tay nhân dân, bộ máy phong kiến sụp đổ, Nghị Bính cũng đi tản cư trên Nhân Giả (Nhân Khang, Lý Nhân bây giờ). Cuối năm 1948, Nghị Bính ốm nặng, được con cháu đưa về quê và mất ngày 8-11-1948.
Cách mạng tháng Tám thành công, đây là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc và là cuộc đổi đời của từng người dân Việt Nam. Khác hẳn với ngày trước, những người con, rể, dâu, cháu, chắt của gia đình Nghị Bính đi theo cách mạng. Người cháu đích tôn của Nghị Bính là Trần Duy Rĩ, đi bộ đội, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện sống tại quê nhà, là cựu chiến binh Việt Nam. Ba người con rể tham gia cách mạng từ sớm. Ông Ký Ban làm Bí thư Đảng bộ xã Đại Hoàng. Ông Trần Huy Tặng được kết nạp Đảng CSVN từ sớm, là cán bộ cấp tỉnh thuộc tỉnh Quảng Ninh, nay đã nghỉ hưu tại Nam Định. Ông Trần Đức Phấn là cán bộ lão thành cách mạng - Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam - nguyên mẫu nhân vật San trong tác phẩm Sống Mòn của Nam Cao. Các cháu, chắt của ông Nghị đều tham gia công tác xã hội, một số người là chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.
"Bóng chiều" - tranh của họa sĩ Leonid Afremov |
- Hóa ra nhiêu khê nhỉ, tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện này. Cứ để xem họ làm gì, nếu họ làm, mình lại có chuyện để viết.
Trước đó, có người khuyên nhà văn nên lánh đi, nhưng Nam Cao không nghe, ông cho rằng chúng không dám làm gì ông.
Trong một bưa giỗ, có đông đủ họ hàng, người anh của bà Sen (vợ nhà văn Nam Cao) đứng lên gọi em gái, nói:
- Cô cứ yên tâm làm ăn, nuôi các cháu và viết thư khuyên chú ấy, cứ tự do tung hoành không sợ gì hết. Nhà văn, nhà báo học không có nhiều tiền nhưng họ có nhiều chữ nghĩa, có sự cố kết bênh vực lẫn nhau, một người bị sự vu oan, nhiều người xúm lại bênh vực thì mạnh lắm. Vài mẫu ruộng, chứ vài chục mẫu của nó cũng ném xuống sông xuống bể mà thôi!...
Còn Nghị Bính, gặp ông phó Huệ (thân phụ nhà văn Nam Cao) thì nói mát:
- Thật phúc cho nhà ông có thằng con viết văn chửi cả làng cho mà nghe.
Ông phó Huệ chỉ im lặng không đáp.
Đám kỳ hào trong làng còn cầy bẩy, tức tối mãi tìm cách khó dễ cho nhà văn Nam Cao. Thế rồi năm ấy, tri huyện mới về nhậm chức, lý dịch trong làng mang trướng, chuối ngự, hồng đỏ lên mừng. Biết họ từ làng Đại Hoàng lên, viên tri huyện nói:
- Tôi có người bạn học là Trần Hữu Tri, các vị về cho tôi gửi lời hỏi thăm.
Chuyện êm xuôi từ đó!
"Cam ngọt" - người mẫu châu Âu |
Tính đến nay ngôi nhà đã qua bảy chủ. Người chủ đầu tiên là ông Trùm Hanh, ông Hanh buôn bán phát tài, thuê thợ Cao Đà nổi tiếng về nghề mộc xuống làm. Nghe kể ông thợ cả chỉ vạch que xuống đất làm mẫu cho thợ thi công.
Trùm Hanh để lại cho con là Trương Xầm. Trương Xầm để lại cho con là Cựu Cát. Cựu Cát là người chơi bời có tiếng, nghiện ngập cờ bạc…thiếu tiền uống rượu thường hỏi vay Nghị Bính rồi khoác lác sẽ bán nhà trả nợ. Nghị Bính nhân cơ hội đấy, muốn mua rẻ thường cho Cựu Cát vay tiền. Thế rồi nhân lúc ông Cựu say rượu, Nghị Bính đã lừa lão ký vào văn tự bán nhà. Khi tỉnh rượu thì nhà đã mất.
Điều đáng nói ở đây là ngôi nhà này so với nhiều nhà nông dân hiện nay thì nó chả thấm tháp gì, nhưng nó là chứng tích cuối cùng của thế lực phong kiến ở làng Đại Hoàng từng làm mưa, làm gió trên đất “Vũ Đại” ngày ấy trong vòng nửa thể kỷ!
Nghị Bính qua đời, con cháu bàn chuyện bán nhà: Ông Trần Thế Lễ người cùng xóm, cùng làng đánh tiếng mua về xẻ ra làm khung dệt (vì làng Đại Hoàng có nghề dệt truyền thống) nhưng rồi cũng chẳng mua được. Ngôi nhà suýt “chết” lần thư hai. Lần thứ nhất “Ngôi nhà Bá Kiến” đã bị lính Pháp hỏa thiêu. Lần ấy khoảng năm 1953, thực dân Pháp còn xâm lược nước ta. Lính Pháp từ Nam Định lên càn quét làng Đại Hoàng. Chúng châm lửa đốt một số nhà trong làng, trong đó có nhà Bá Bính. May thay, du kích trong làng đã cứu nhà Bá Bính khỏi bị thiêu rụi. Người cứu “nhà Bá Kiến” hồi ấy là ông Trần Bá Huấn và ông Trần Văn Huỳnh. Hiện nay ông Huấn vẫn còn sống (78 tuổi) là Đảng viên Đảng CSVN - nhà giáo về hưu. Ông Huỳnh đã mất cách đây vài năm.
Hồi đó gia đình nhà Bá Bính cũng đi tản cư, thi thoảng mới có người về nhà thăm nhà cửa, ruộng vườn, ao chuông…
Thác Gougar (Đà Lạt) - ảnh Việt Nam xưa |
Chúng tôi được ông Trần Thế Lễ, 91 tuổi ở xóm 11 cùng làng Đại Hoàng với Nghị Bính và một số cụ cao niên khác gần nhà Bá Bính kể cho nghe nhiều chuyện lý thú về Bá Bính như sau: Hồi đó các cụ là những trai đinh trong làng, lại là người cùng xóm với Bá Bính, nên khi nhà cụ Bá có việc trọng là các cụ lại được cụ Bá cho gọi đến giúp việc. Chẳng hạn như đến làm cỗ ăn khao hay các bàn giỗ kị trong nhà cụ Bá. Lúc ấy, các cụ được thấy toàn bộ quang cảnh nhà Nghị Bính.
Trong nhà thờ của cụ Nghị, được bài trí rất khang trang, lộng lẫy. Gian giữa nhà bố trí bàn thờ sơn son thép vàng (gọi là án gian); Ỷ khám nằm trên mâm truyện (còn gọi là cỗ ngai) có đôi đầu rồng nhìn ra hai phía phải, trái trông thật uy nghiêm. Bát hương, cây nến, đèn đồng sáng loáng ngự trên bàn thờ. Những khi nhà có việc, hương khói nghi ngút khắp cả ba gian nhà thờ. Mâm ngũ quả thường được cụ Nghị sắp đặt thật hoành tráng, bắt mắt. Âu cúng là một cách “ăn chơi” của cụ Nghị - một người có tiếng, có quyền ở cái tổng Cao Đà, phủ Nam Sang hồi đó. Trong nhà, cụ Bá còn bày một bộ trường kỷ bằng gỗ lim, con tiện trông thật oai vệ. Bộ trường kỷ này hồi ấy bày tại gian phía Tây. Gian phía Đông cụ kê một chiếc “ghế nước” bằng gỗ vàng tâm.
Ngoài hiên rất rộng, cụ Bá kê một chiếc phản, ở chính giữa để những khi có việc trọng thì con cháu, họ hàng, làng xóm đến lễ bái sẽ phủ phục tại đó, chứ không ai được vào trong nhà thờ. Nhà thờ chỉ để bàn thờ và bày cỗ bàn. Cụ Bá và bà Ba cũng không ở đó mà nghỉ tại ngôi nhà năm gian phía Tây quay hướng Đông Nam cho mát mẻ. Đối diện với ngôi nhà phía Tây còn một ngôi nhà năm gian nữa ở phía Đông, quay về phía Tây để tạo thành chữ môn cùng với ngôi nhà thờ ba gian này.
Hai ngôi nhà năm gian ở phía Tây và phía Đông đó, nay không con nữa. Chỉ còn lại ngôi nhà thờ ba gian mà thôi.
"Nhịp cầu" - thiếu nữ Nhật Bản |
- Hồi ấy, chánh Bính có xây tường hoa và chơi cây cảnh, bể non bộ. Giữa sân, sát với tường hoa là bể nước ăn. Hai bên bể nước ăn là hai bể cạn trồng hai cây vạn tuế lúc nào cũng xanh mướt. Sân hồi đó rộng hơn sân bây giờ rất nhiều, tức là đã bị cậy đi nhiều hàng gạch rồi, qua các chủ khác nhau.
Nghị Bính chơi hai cây hải đường ở gần hai cây vạn tuế. Đến mùa hoa, hải đường nở đỏ chói, càng làm cho quang cảnh nhà cụ Nghị thêm “giàu sang phú quý”, khiến cho ối kẻ phải nể trọng và ghen tức. Ở làng Đại Hoàng hồi đó có tới 5 cánh cường hào. Đây là mảnh đất có tiếng là “quần ngư tranh thực”!
Chánh Bính cũng chơi bể non bộ: Có giả sơn bằng đá trên đó trồng cây si, đặt trước sân nhà. Chiếc bể này hiện nay do ông Trần Duy Ái cũng ở xóm 11 cùng làng Đại Hoàng sở hữu. Nhưng không còn núi non bộ nữa. Ông Ái đã dùng vào việc khác rồi.
Cổng nhà chánh Bính do ông thợ Hiện xây, nay không còn nữa. Hai cánh cổng bằng gỗ lim. Ông Tảo - con trai Bá Bính đã bán cho cụ Đào Vân người cùng xóm 11. Sau đó ông Lễ đã đem chiếc bục lim của mình để đổi cho cụ Vân rồi lấy cánh cổng ấy về làm mặt bàn, mặt ghế để bán. ở hai bên cổng nhà Bá Bính có đôi câu đối như sau:
Yến si sào lai thành địa thắng
Giang sơn xuất ngọc hữu chủ chương
Dịch nghĩa:
Tự nhiên con chim yến về đây làm tổ nên dành thắng lợi
Trời đất ra ngọc cho ta là đã có chủ ý từ trước rồi
Yến si sào lai thành địa thắng
Giang sơn xuất ngọc hữu chủ chương
Dịch nghĩa:
Tự nhiên con chim yến về đây làm tổ nên dành thắng lợi
Trời đất ra ngọc cho ta là đã có chủ ý từ trước rồi
Trên nóc cổng “sang gạch” như một mái bằng trông rất kiểu cách. Ở đó có bức cuốn thư đắp nổi cũng do ông thợ Hiện xây đắp. Bức đại tự có ba chữ nho, nay ông Lễ đã quên nên không biết rõ nữa, ông nói là chỉ nhớ được hai chữ dịch theo nghĩa nôm là: chữ “Bộ”và chữ “Phận” (?!)
Trong nhà, Bá Bính có treo đôi câu đối do ông Hùng Sơn ở Nam Định viết cho (đã nói ở phần đầu bài viết này) nay không còn trong nhà này nữa. Ông Tảo - con trai Bá Bính đã bán cho ông Bá Thản ở xã Mỹ Trung, Mỹ Lộc, Nam Định từ lâu rồi, chẳng biết nay ông Thản còn giữ lại được không?? Bức đại tự treo trong nhà thờ, ông Tảo bán cho ông lang Rụy - nguyên là con rể Bá Bính. Ông Rụy xẻ ra làm cánh cửa, nay không còn nữa.
Ngoài ra, còn phải kể đến bếp ăn nhà cụ Bá nữa. Bếp ba gian, vừa để đun nấu vừa để nuôi lợn, gà. Trong chuồng lúc nào cũng có từ 5 đến 6 con lợn và một số gà đẻ, gà trống. Cầu ao xây gạch nghiêng, phía Đông Bắc, mãi đến tận cách đây mấy năm vẫn còn. Nay không ai dùng nữa.
Bún bò Huế. |
Nay ngành Văn hóa - Thông tin Hà Nam quyết định lữu giữ “Ngôi nhà Bá Kiến” để góp phần cho việc nghiên cứu thân thế, sự nghiệp, đời văn của nhà văn Nam Cao là một việc làm đầy ý nghĩa nhân văn. Ngôi nhà này đã được Phòng Văn hóa -Thông tin - Thể thao huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam thực hiện chủ trương của tỉnh Hà Nam mua lại hồi 15giờ ngày 17-11-2007, với giá tiền là 700.000.000 đồng (Bảy trăm triệu đồng) gồm ba gian nhà thờ, ngôi bếp, công trình phụ khác, cây côi trong vườn cùng diện tích sân, vườn là 900m2.
Người đứng tên bán nhà là bà Trần Thị Sâm - vợ ông Trần Hữu Hòa (đã chết).
Hiện nay, ngành Văn hóa đang có kế hoạch trùng tu, bảo quản, coi giữ để phát huy giá trị tích cực của địa chỉ văn hóa này- một trong các bộ phận không thể thiếu của quần thể du lịch “Vườn hiện thực Nam Cao” tại quê hương nhà văn Được biết: Nơi đây, một dự án xây dựng “ Làng du lịch sinh thái và du lịch nhân văn” đang được tiến hành với những điểm nhấn đầy ấn tượng: “Vườn hiện thực Nam Cao”, “Chuối ngự Đại Hoàng”, “Hồng Nhân Hậu”, “Cá kho Nhân Hậu”; “Nghề dệt truyền thống Đại Hoàng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét