"Hoa vàng mấy độ" - người đẹp Việt Nam |
Từ rượu bộ, do tính chất chật hẹp của nó, chỉ một số ít người biết, mà phải là những người đã từng được Nguyễn Tuân hoặc Văn Cao đãi rượu kia, bởi vì Việt Hùng, theo tôi biết, chỉ biếu có hai ông mà thôi. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Ăn cái bánh mì ngon tôi lại nhớ tới bữa rượu suông trên gác nhà Nguyễn Tuân ở đường Trần Hưng Ðạo. Ðó là bữa rượu tao ngộ. Nhà văn già túm được tôi lang thang gần Nhà hát Nhân dân bèn lôi tuột về nhà, chứ không có hẹn trước.
Ông đang lên cơn phiền muộn vì sự xuất hiện mới đây trên báo chí một con chữ kỳ cục.
- Anh xem đây, đọc đi rồi cho tôi biết ý kiến.
Ông quăng cho tôi một tờ báo chi chít những dấu sửa lỗi. Bài báo được Nguyễn Tuân chú ý bị ông sửa như sửa mo-rát. Cách sửa mo-rát của Nguyễn Tuân rất đặc biệt, không giống ai - từ trong khối chữ chạy ra lề những đường thẳng, đường gẫy, đường ngòng ngoèo, để kết thúc bằng những chữ, những từ, có khi cả một câu. Ðộ lớn của những lỗi phải sửa phụ thuộc ở tâm trạng nhà văn già. Khi ông bực lên thì một dấu phẩy phải thêm vào sẽ to bằng móng chân gà.
- Tiếng Việt mình không đến nỗi nghèo, phải không nào? - Nguyễn Tuân giận dữ - Ít nhất thì nó cũng không nghèo đối với trình độ mấy thằng cha cầm bút kém chữ thời nay. Trong tiếng Việt có chữ y, có chữ thị. Y chỉ anh đàn ông, thị chỉ chị đàn bà, rành rành. Vậy mà mấy thằng phó tóm thất học lại dám nghĩ rằng tiếng Việt ta bần hàn. Mới thương tình đẻ rặn ra cho nó một cái từ kép y thị để chỉ mụ đàn bà phạm tội. Khốn nạn thay cho cái tiếng Việt của ông cha! Bất cứ thằng bỏ mẹ nào cũng đè nó ra mà hiếp được.
Mặt ông khổ sở như chính ông bị xúc phạm.
Tôi cười xòa. Tôi thích ngắm tình yêu chữ nghĩa của Nguyễn Tuân. Tất nhiên, tôi đồng ý với ông. Nhưng cũng tất nhiên, tôi, và cả lớp trẻ tụi tôi, chẳng bao giờ bị dằn vặt, chẳng bao giờ khổ sở như ông chỉ vì một con chữ. Ừ thì người ta đẻ ra một con chữ quái dị, đã chết ai đâu !
Ðể trêu chọc Nguyễn Tuân một chút cho vui, tôi rụt rè thưa với ông rằng ông không nên vội nổi nóng, biết đâu cái từ kép y thị mà các phó tóm nghĩ ra chửa biết chừng lại hay cũng nên. Nó có thể đắc dụng cho tiếng Việt để chỉ một ái nam ái nữ, hoặc một pédéraste chẳng hạn. Vấn đề là liệu nó có tồn tại được không, có được nhân dân chấp nhận không. Từ ngữ cũng như con người, trước hết nó phải được sinh ra đã, sau đó là chuyện khác: nếu nó không chết yểu thì sống lâu khắc lên lão làng. Nguyễn Tuân trợn mắt, gắt ầm lên. Rằng ông không cần đến mấy thằng phó tóm nhảy vào lãnh địa văn chương chữ nghĩa vốn chẳng phải của chúng, rằng chẳng ai khiến chúng sáng tạo thêm cho tiếng Việt, rằng cái từ để chỉ pédéraste trong tiếng Việt đã có sẵn rồi.
"Banh nỉ" - siêu mẫu nội y châu Âu |
- Ngon không ?
- Thưa bác, tuyệt.
Nguyễn Tuân cười khúc khích, ghé vào tai tôi :
- Rượu bộ đấy !
Tôi ngẩn người. Rượu bộ, nó là cái gì?
Tôi không phải con cháu Lưu Linh, nhờ các bậc đàn anh chỉ bảo cũng biết võ vẽ đôi chút về rượu. Nguyễn Tuân thích rượu làng Vân, nhưng phải do một lão nông người làng này cất kia, chứ người khác cất ông chê. Ông khen rượu Trương Xá, khen vừa phải, nói rượu Trương Xá ngon đấy, phải cái hơi gắt. Ông cũng thích rượu Kiên Lao mà cha tôi thường đặt mua để biếu ông. Ông nói rượu Kiên Lao ngọt giọng mà có hương thầm. Bây giờ ông lại khen một thứ rượu lạ hoắc, tôi chưa từng nghe nói.
Nguyễn Tuân khoái trá nhìn tôi :
- Anh không hiểu rượu bộ là gì hử ?
- Không ạ.
- Là rượu-do-Bộ-Công-an-nấu! - Nguyễn Tuân nhấn mạnh từng tiếng - Tôi đặt cho nó cái tên rượu bộ để phân biệt với các thứ rượu quốc doanh với không phải quốc doanh khác. Việt Hùng vừa mới xách cho tôi hai chai. Thứ này đúng là hảo hạng, chỉ có loại rượu trên tiền, rượu không phải để bán mới ngon được như thế.
Với người Hà Nội xưa, mâm cỗ cưới không đơn thuần chỉ là chuyện ăn mà cao hơn
nó thể hiện bộ mặt của gia đình, dòng tộc.
|
- Việt Hùng chầu này đến tôi luôn. Mình cứ sắp hết rượu là y như rằng nó xách rượu đến, tài thế! - Nguyễn Tuân quay lại câu chuyện nói dở - Lần nào cũng một thứ này thôi. Cán bộ thường như mình tiền đâu mà lúc nào cũng rượu ngon? Mình thì gặp chăng hay chớ, Văn Ðiển cũng ừ, Làng Vân càng tốt, miễn bạn đến nhà có rượu đãi? Cái này không phải rượu bình thường, cái này gọi là "phương tiện công tác" đây, tôi nghĩ thế. Mới bảo nó: "Anh với tôi là bạn vong niên, mình gặp nhau nên nói chuyện văn chương chữ nghĩa, chuyện các thú chơi của các cụ ngày xưa, vui hơn. Ðừng nói chuyện chính trị, tôi nhức đầu". Nó tào lao một lát rồi về. Rượu thì để lại. Này, thằng ấy kiến thức rộng ra phết!
Từ rượu bộ, do tính chất chật hẹp của nó, chỉ một số ít người biết, mà phải là những người đã từng được Nguyễn Tuân hoặc Văn Cao đãi rượu kia, bởi vì Việt Hùng, theo tôi biết, chỉ biếu có hai ông mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét