Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Các mô hình sinh hoạt trong thế giới hồi giáo

Người hành hương Hồi giáo tại Thánh địa Mecca.
Các mô hình sinh hoạt của các tín đồ Hồi Giáo đã được hình thành do hai yếu tố chính: Trước hết, do các tín lý giáo điều đã được vạch ra trong kinh Koran và sau đó là do các phong tục tập quán trong nếp sống du mục lâu đời của người Ả Rập. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Người ta có thể liệt kê khoảng 15 mô hình sinh hoạt như sau: 
1- Vai trò ưu thắng của nam giới trong xã hội. Trong xã hội Hồi Giáo, đàn ông luôn luôn được coi là chủ gia đình và là người chính yếu kiếm tiền nuôi vợ con và mọi thân nhân lệ thuộc (the main wage-earner). Tuy nhiên, mức độ ưu thắng của đàn ông cũng còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi quốc gia vì ngày nay Hồi Giáo đã trải rộng khắp nơi trên thế giới. Tại Afganistan, quyền ưu thắng của đàn ông gần như tuyệt đối vì luật pháp cho phép đàn ông đánh đập đàn bà công khai trên đường phố trong khi tại Thổ Nhĩ Kỳ quyền bình đẳng nam nữ đã được luật pháp tôn trọng. 
2- Ngôn ngữ Arabic và các chuyển ngữ chính thức trong đạo Hồi. Các kinh sách quan trọng nhất của đạo Hồi là Kinh Thánh Koran, các sách giáo lý Sunna, Hadiths và sách luật Sharia đều được viết bằng tiếng Arabic. Do đó, ngôn ngữ Arabic được coi là ngôn ngữ chính của đạo Hồi. Các học giả nghiên cứu đạo Hồi và các sinh viên thần học Hồi Giáo (thuộc mọi chủng tộc) đều phải học tiếng Arabic để nghiên cứu các kinh sách nguyên bản. Còn lại tuyệt đại đa số các tín đồ Hồi Giáo đều không biết tiếng Arabic nên phải dùng các chuyển ngữ. 
Trong thế giới Hồi Giáo có 4 nhóm chuyển ngữ: 
1) Tiếng URDU là chuyển ngữ chung cho các tín đồ Hồi Giáo thuộc các nước Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan. 
2) Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là chuyển ngữ cho các nước Trung Á như Kazakstan, Uzebeikistan, Afganistan... 
3) Tiếng Farsi là chuyển ngữ chung cho các nước Cận Đông như Iran, Iraq, Syria... 
4) Các nước khác dùng ngôn ngữ riêng của mình. 
3- Ngày lễ chính trong tuần. Ki Tô Giáo chọn ngày Chủ Nhật làm ngày lễ chính trong tuần, Do Thái Giáo chọn ngày thứ Bảy (Sabath) trong khi Hồi Giáo chọn ngày lễ chính trong tuần là ngày thứ Sáu. Cứ đến ngày thứ Sáu, các đền thờ Hồi Giáo đông nghẹt người. Tại thủ đô Ai Cập có nhiều đền thờ không đủ sức chứa số lượng tín đồ quá đông đến nỗi cảnh sát phải chặn xe cộ trên đường phố, trải chiếu trên lề đường và trên cả đường phố để các tín đồ có chỗ đứng xếp hàng cầu nguyện. Sau khi cuộc cầu nguyện chấm dứt, cảnh sát ra hiệu cho những dòng xe cộ bắt đầu chuyển bánh đi tiếp! 
Người đẹp Bảo Ngọc nói rằng cô rất bất ngờ với hình ảnh của chính mình.
4- Đền thờ Hồi Giáo. Đền thờ Hồi Giáo không phải là nơi để các tu sĩ hành lễ như nhà thờ Công Giáo hoặc các chùa Phật Giáo. Đền thờ Hồi Giáo chỉ là nơi họp mặt của các tín đồ để cầu nguyện tập thể mà thôi. Hồi Giáo không có tu sĩ vì họ quan niệm ai cũng có thể nói chuyện trực tiếp với Thiên Chúa nên không cần qua trung gian của bất cứ người nào khác. Hơn nữa, khác với Công Giáo, Hồi Giáo không có một "phép bí tích" nào nên không cần một thứ chức thánh nào (linh mục, giám mục, hồng y...). Hồi Giáo có nhiều thánh địa nhưng không có giáo đô nên không cần có giáo hoàng. Hồi Giáo tối kỵ việc thờ ảnh tượng của Chúa và các Thánh nên bên trong và bên ngoài đền thờ luôn luôn trống trơn, không có một hình tượng nào cả. Đền thờ Hồi Giáo cũng tương tự như đền thờ Do Thái Giáo (Sinagogue), cả hai đều được định nghĩa là nơi họp mặt với nhiều dụng đích. (Mosque: Meeting place for general use of the community). Ngoài việc được dùng làm nơi hội họp, đền thờ còn có thể được dùng làm trường học, bệnh viện hoặc nơi tạm trú cho những người tỵ nạn hoặc nạn nhân trong các vụ thiên tai v.v... Đền thờ Hồi Giáo Al-Azhar ở Cairo, thủ đô Ai Cập, từng nổi tiếng là một đền thờ đồ sộ và tráng lệ đã trở thành trường Đại Học đầu tiên của nhân loại vào cuối thế kỷ 10. Tới nay đã trên một ngàn năm, trường đại học này vẫn còn đang tiếp tục hoạt động. Tất cả các đền thờ Hồi Giáo trên khắp thế giới dù lớn hay nhỏ và dù ở bất cứ nơi nào cũng phải hội đủ các tiêu chuẩn sau đây: a. Phải có chỗ rửa mặt và tay chân sạch sẽ trước khi cầu nguyện. b. Bên trong nhà thờ phải trống trải để các tín đồ có chỗ xếp hàng cầu nguyện. c. Mọi đền thờ phải có một cái hốc khoét sâu vào tường (a niche) để định hướng cho mọi người quay mặt về thánh địa Mecca khi cầu nguyện, vì tại đó có nhà của Chúa, tức đền thờ Ka'ba (House of God). d. Mỗi nhà thờ phải có một bục cao để IMAM giảng kinh vào ngày thứ Sáu hàng tuần. e. Không được trang trí tường bằng tranh ảnh. Chỉ có thể trang trí bằng các hình kỷ hà học hoặc bằng nghệ thuật viết chữ Ả Rập (Calligraphy) hoặc bằng các hình vẽ nghệ thuật của hình học (geometrical decorations). 
5- Huy Hiệu Hồi Giáo. Thường thường, mỗi tôn giáo đều có một huy hiệu riêng để làm biểu tượng cho tôn giáo của mình. Chẳng hạn như hình ngôi sao 6 cánh (ngôi sao Đavít) là biểu tượng của đạo Ki Tô, hình con mắt là biểu tượng của đạo Cao Đài v.v... Huy hiệu của đạo Hồi là một vành trăng lưỡi liềm, bên trong có hình ngôi sao năm cánh. Tiếng Ả Rập gọi huy hiệu này là HILAL. ? ? Vành trăng lưỡi liềm tượng trưng cho Âm Lịch Hồi Giáo. Ngôi sao là biểu tượng cho sự tuân theo ý Chúa vì kinh Koran đã dạy rằng: "Thiên Chúa đã dựng nên các vì sao để hướng dẫn con người tới cùng đích" (Allah created the stars to guide people to destination). 
6- Muezzin. Mỗi một đền thờ Hồi Giáo có một người được chỉ định làm nhiệm vụ leo lên tháp cao mỗi ngày 5 lần để kêu gọi các tín đồ cầu nguyện. Tiếng Ả Rập gọi người đó là Muezzin. Ngày nay, người ta mắc loa phóng thanh trên tháp cao để kêu gọi tín đồ chứ không dùng Muezzin như xưa. Tuy nhiên, lời kêu gọi từ xưa đến nay không thay đổi: "Thiên Chúa là đấng vĩ đại vô cùng. Tôi tin không có Thiên Chúa nào khác ngoài Allah. Tôi tin Muhammad là thiên sứ của Ngài. Hãy đến cầu nguyện, hãy đến để nhận ơn cứu chuộc. Thiên Chúa Allah vĩ đại vô cùng. Không có Thiên Chúa nào ngoài Allah" (God is most great. I bear the witness that there is no God but Allah. Hasten to prayer. Hasten to salvation. Allah is most great, there is no God but Allah). 
Kuwait: Được ăn thịt trong bữa "xả chay".
7- Lời cầu nguyện thần chú (The Invocation) Tiếng Ả Rập BASIMALA có nghĩa là lời cầu nguyện đặc biệt có tích cách tiên quyết và bắt buộc đối với mọi tín đồ Hồi Giáo trong suốt cuộc đời. Có thể coi đây là một câu "thần chú" mà các tín đồ Hồi Giáo thường tự động buột miệng cầu nguyện mỗi khi bắt đầu làm một công việc gì, chẳng hạn như lúc mở đầu cuộc họp, khi leo lên xe bus, lúc bắt đầu lớp học, trước mỗi bữa ăn hay trước khi đi ngủ... Trong tất cả các sách của các tác giả Hồi Giáo, câu thần chú này phải được in ở trang đầu của cuốn sách. Câu thần chú như sau: "Nhân danh Thiên Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ vô cùng. Chúng con ngợi khen Chúa là chúa tể vũ trụ và sự bình an. Chúng con dâng lời cầu nguyện Chúa cùng với đấng tiên tri và thiên sứ cuối cùng của Chúa". (In the name of God, the Compassionate, the Merciful. Praise be to Allah, Lord of the Universe and Peace. Prayers be upon his final prophet and messenger). 
8- Lịch Hồi Giáo. Do Thái và các dân tộc Ả Rập từ ngàn xưa vẫn quen dùng Âm Lịch. Tuy nhiên, người Ả Rập Hồi Giáo chính thức mở đầu một kỷ nguyên mới của Âm Lịch Hồi Giáo từ năm 622 (sau Công Nguyên) là năm Muhammad và cộng đồng Hồi Giáo từ Mecca di cư về ốc đảo Medina. Mỗi một vòng của mặt trăng xoay quanh trái đất là một tháng, 12 vòng là một năm, tổng cộng 354 ngày. So với năm dương lịch, mỗi năm của Âm Lịch Hồi Giáo thiếu hụt 11 ngày (365-354 = 11 ngày). Điều khác biệt của Âm lịch Hồi Giáo là không có tháng nhuận (4 năm một lần) như Âm Lịch của người Trung Hoa. Do đó, sự thiếu hụt giữa Lịch Hồi Giáo và Dương lịch cứ bị tích lũy mỗi ngày một lớn. Đến nay, sự sai biệt giữa Âm Lịch Hồi Giáo và Dương Lịch là 42 năm. Lấy thí dụ điển hình: Năm 2000 Dương Lịch là năm 1420 của Âm Lịch Hồi Giáo. Năm bắt đầu kỷ nguyên Âm Lịch Hồi Giáo là năm 622 AD. Nếu tính theo Dương Lịch thì năm 2000 phải là năm 1378 của Hồi Giáo, nhưng vì năm Âm Lịch Hồi Giáo chỉ có 354 ngày nên số năm của Âm Lịch Hồi Giáo đã bị dư ra 42 năm (1420-1378=42). 
9- Hôn lễ Hồi Giáo. Tại các vùng thôn quê Hồi Giáo, việc hôn nhân của con cái hầu như đều do cha mẹ quyết định. Tại thành thị và trong giới học thức, các thanh niên nam nữ thường hẹn hò nhau một cách kín đáo tại nhà riêng. Nói chung, tại các nước Hồi Giáo hầu như không có cảnh trai gái tình tự công khai trên đường phố hay tại công viên. Tuyệt đại các tín đồ Hồi Giáo quan niệm hôn nhân là sự liên kết giữa hai gia đình hơn là sự kết hợp của hai cá nhân. Do đó, lễ cưới được coi là một sinh hoạt đặc biệt của cộng đồng (làng, bộ lạc...) nên mọi người trong cộng đồng đều được mời đến nhà chú rễ ăn một bữa tiệc vui. Trong tiệc cưới, nam nữ phải ngồi riêng. Trong đạo Công Giáo, hôn lễ được coi là một phép bí tích nên hôn lễ phải được cử hành tại nhà thờ và do một linh mục chủ lễ. Trái lại, đạo Hồi không có phép bí tích nên không có một nghi lễ tôn giáo nào dành cho hôn nhân. Các lễ cưới đều diễn ra tại nhà riêng một cách đơn giản trong im lặng. 
Hotgirl Lâm Ngân. 
10- Tang lễ Hồi Giáo. Trong đạo Hồi, không có một nghi lễ tôn giáo nào cho việc mai táng người chết. Các xác chết không được đưa đến nhà thờ, chỉ cần người nhà tắm rửa xác chết sạch sẽ, bọc xác bằng vải trắng, cho vào hòm đem chôn. Luật Hồi Giáo cấm thiêu xác chết vì họ tin rằng xác loài người sẽ sống lại trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng (The Last Judgement Day). Thân nhân người chết phải tự chế cảm xúc, không được gào thét quá đáng vì làm như vậy là không tin vào lòng nhân từ vô cùng của Thiên Chúa và không tin xác loài người sẽ sống lại. Sự chết chỉ là tạm thời, sự sống mới là vĩnh cửu! Khi đặt người chết xuống huyệt, phải quay đầu người chết về hướng Thánh địa Mecca. 
11- Chuỗi hạt Subha. Allah là Thiên Chúa Duy Nhất (Allah is The Unity God) nhưng Muhammad đã ca ngợi Allah bằng 99 tên khác nhau trong kinh Koran: Đấng Hằng Sống (The Everliving) Đấng Tự Hữu (The Self-Subisting), Đấng Tối Cao (The Most High) Đấng Thông Biết Mọi Sự (The All-Knowing), Đấng Toàn Năng (The Almighty), Đấng Tạo Hóa (The Creator), Đấng Lòng Lành Vô Cùng (The Merciful, The Compassionate) Đấng Nhìn Thấy Mọi Sự (All-Seeing Deity) Đấng Biết Mọi Sự Hữu Hình và Vô Hình (The Knower of The Seen and Unseen) v.v... Các tín đồ Hồi Giáo phải học thuộc 99 tên của Thiên Chúa. Để giúp tín đồ đếm đủ 99 tên này, giáo phái Sufis đã sáng chế ra chuỗi hạt SUBHA vào thế kỷ 14. Chuỗi hạt này tương tự như chuỗi hạt Mân Côi (Rosary Beads) của Công Giáo. Chuỗi hạt của Công Giáo có 50 hạt, chuỗi hạt của Subha chỉ có 33 hạt mà thôi. Tuy nhiên, mỗi khi lần hạt Bubha, các tín đồ phải lần hạt liên tiếp 3 lần cho đủ 99 tên của Thiên Chúa (33x3=99). 
12- Chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống của các tín đồ Hồi Giáo đã được qui định một cách chặt chẽ trong kinh Koran: - Tuyệt đối cấm uống rượu, dù là rượu nhẹ. Ngay cả trong trường hợp bị bệnh cũng không được uống thuốc có pha rượu. Do luật cấm nghiêm ngặt này nên hầu hết các tiệm bán rượu của người ngoại quốc trong các nước Hồi Giáo thường bị các tín đồ cực đoan đốt phá bình địa. - Tuyệt đối cấm ăn thịt heo. - Cấm ăn huyết của mọi sinh vật. - Cấm ăn thịt các súc vật đã chết một cách tự nhiên. - Các tín đồ chỉ được ăn thịt được sản xuất theo đúng luật Hồi Giáo gọi là HALAL MEAT: Người giết súc vật phải giết nó khi còn đang sống và khi giết nó phải cầu nguyện nhân danh Chúa. Sau khi xẻ thịt súc vật phải rửa thịt cho sạch máu. Tại Mỹ và Canada, các tiệm bán thịt theo luật Hồi Giáo đều có treo bảng với hàng chữ HALAL Meat. 
Jordan: Lễ ăn chay thường được “phá” bằng việc ăn quả chà là trước. Trong ảnh, một phụ nữ “trưng” đĩa chà là trong Triển lãm chà là Jordan lần thứ 5 được tổ chức ngay trước khi bắt đầu tháng Ramadan ở Amman.
13- Đặt tên cho con. Các tín đồ Hồi Giáo trên khắp thế giới thường đặt tên con bằng tên của giáo chủ Muhammad, các vị vua (Caliphs) kế vị Muhammad như Abu, Umar, Uthman và Ali, các cháu ngoại của Muhammad là Hasan và Husayn hoặc bằng các tên ghép với tên Allah của Thiên Chúa như: Abdallah (tôi tớ của Thiên Chúa/Servant of God) Abdul-Rahman (Tôi tớ của Đấng Nhân Lành vô cùng/Servant of the All-Merciful). Các cô con gái thường được cha mẹ đặt theo tên các bà vợ nổi tiếng của Muhammad như Khadija, Aisha hoặc tên con gái của Muhammad hoặc tên con gái của Muhammad là Fatima. 
14- Thiên đàng nhục dục của kinh Kroan và tinh thần tử đạo của thanh niên Hồi Giáo.- (The koranic paradise and the martyrdom) Không có một tôn giáo nào mô tả Thiên Đàng là một khu vườn với những lạc thú vật chất và nhất là những lạc thú nhục dục tuyệt đỉnh với những cô gái trinh đẹp tuyệt vời và trẻ mãi không già... như trong kinh Koran. Người ta gọi Thiên Đàng của Hồi Giáo là Thiên Đàng của lạc thú (The Paradise of Delights) hoặc Thiên Đàng của Kinh Koran (The Koranic Paradise). Kinh Koran (47: 15) cho biết trên thiên đàng có những con sông với những dòng nước nguyên chất (rivers of purest water) những con sông sữa tươi không bao giờ hư (rivers of milk for ever fresh) và những con sông mật ong trong sạch nhất (rivers of clearest honey). Chương 56: 16-39 mô tả thiên đàng là những khu vườn lạc thú (garden of delights) và mọi người lên thiên đàng đều trở thành những thanh niên trẻ mãi không già (Immortal Youth). Điều đặc biệt nhất là trên thiên đàng Hồi Giáo có các cô gái trinh đẹp tuyệt vời với những cặp mắt đen huyền vô cùng quyến rũ (the dark-eye houris). Thiên Chúa Allah đã phán rằng: "Ta đã tạo ra các cô trinh nữ tuyệt vời đó, giữ cho họ mãi mãi trinh trắng với tình yêu nồng nàn để làm phần thưởng cho những ai làm việc phải" (We created the hourist and made them virgins, loving compassion, a reward for those on the right hand - Koran: surah 56). Hầu hết các thanh niên Hồi Giáo cuồng tín đều ước mơ sớm được lên thiên đàng lạc thú. Con đường ngắn nhất và bảo đảm nhất để họ đạt được mục đích này là sẵn sàng tử đạo trong các cuộc thánh chiến (Jihad). Kinh Koran hứa rằng: "Những ai bị giết vì Chúa đều được vào thiên đàng lạc thú" (As for those who are slain in the cause of God, He will admit them to the Paradise of Delight). "Đừng bao giờ nghĩ rằng những người bị giết vì Chúa sẽ chết. Họ sẽ sống mãi, không có gì phải sợ hãi hoặc hối hận, hãy vui hưởng các hồng ân của Chúa. Chúa không bao giờ từ chối phần thưởng dành cho các tín đồ của Ngài" (Never think that those who were slain in the cause of God are dead. They are alive and well provided for by the Lord. Have nothing to fear or to regret, rejoicing in God's grace. God will not deny the faithful their reward - Koran 3: 169). Tên khủng bố Atta là phi công chủ chốt lái máy bay lao vào tòa cao ốc ở New York ngày 11-9-2001 đã tắm rửa sạch sẽ và nai nịt hạ bộ của y cẩn thận trước khi thi hành công tác khủng bố này. Y đã chuẩn bị sẵn sàng để đi vào thiên đàng lạc thú với những người đẹp muôn đời của y. 
15- Những ngày lễ hội quan trọng nhất trong năm. a. Lễ hội chấm dứt mùa chay Ramadan (The end of Ramadan). Mùa chay kham khổ của các tín đồ Hồi Giáo trên toàn cầu kéo dài ròng rã suốt tháng 9 Âm lịch. Ngày 1 tháng 10 Âm lịch Hồi Giáo là ngày vui nhất trong năm của người Hồi Giáo, cũng tương tự như tết Nguyên Đán của người Trung Hoa và Việt Nam. b. Lễ Mừng Sinh Nhật của giáo chủ Muhammad (Mawlid). Giáo phái Sunni (chiếm 80% tổng số tín đồ) mừng sinh nhật của Muhammad vào ngày 12 tháng 3 Âm lịch, giáo phái Shiite (chiếm 12%) mừng sinh nhật vào ngày 17-3 Âm lịch Hồi Giáo, tức sau 5 ngày. Các quốc gia công nhận đạo Hồi là quốc giáo coi ngày lễ này như ngày quốc khánh, khắp nơi trong cả nước tưng bừng treo cờ, kết hoa và chăng đèn tương tự như Lễ Noel tại các nước Ki Tô Giáo Tây Phương. c. Lễ Mừng Muhammad lên trời (Miraj). Giáo phái Sufis tin rằng Muhammad đã lên trời cả hồn và xác như Jesus. Lễ Miraj cũng tương tự như Lễ Thăng Thiên (Ascension) của Ki Tô Giáo. Cả hai vị giáo chủ nầy đều được tin rằng đã lên trời tại Jerussalem. Jesus đã tự mình bay lên trời, còn Muhammad được thiên thần Gabriel trao cho một con ngựa thần có cánh (Buraq) chở ông bay về trời. Giáo phái Sufis Thổ Nhĩ Kỳ thường tổ chức các cuộc hòa nhạc kích động và các cuộc khiêu vũ tưng bừng để mừng lễ này. d. Lễ hội Ashura kích động hận thù của giáo phái Shiite.- Vào ngày 10 tháng Giêng năm 680, cháu ngoại của Muhammad là Husayn (con trai của Ali và Fatima) bị triều đại Ummayad (theo giáo phái Sunni) sát hại. Giáo phái Shiite chọn ngày này làm lễ kỷ niệm gọi là Ashura, tương tự như Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday) của Ki Tô Giáo. Đây là ngày kỷ niệm mang đầy kịch tính nhằm gây xúc động tột độ nơi các tín đồ. Ở khắp nơi diễn ra những cảnh tượng quân Ummayads hành hạ Husayn và cuối cùng Husayn bị chém đầu . Các tín đồ khóc sướt mướt, đồng thời la hét nguyền rủa quân Ummayads. Buổi lễ được kết thúc bằng một đám rước khổng lồ với chiếc đầu giả của Husayn. Lễ Hội Ashura gây xúc động nhiều nhất là ở Iran và Ấn Độ (New Delhi). Iraq có 60% tín đồ theo giáo phái Shiite nhưng bị Saddam Hussein theo giáo phái Sunni đàn áp. Từ 1979, chế độ Saddam đã sát hại nhiều trăm ngàn tín đồ Shiite cực đoan theo báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Houston Chronicle, Sunday May 18-2003, page 23A).

bacbaphi.com.vn.
Siêu mẫu Bích Ngoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét