"Nốt nhạc" - Hot girl châu Á |
Hôm ấy, trời hiu hiu, tôi bỗng nổi máu ăn thịt chó, đã hẹn được một bọn. Nhưng gặp nhau thì việc thịt chó đâm ra hỏng. (ảnh không liên quan đến bài viết)
- Mát trời, đi đả khuyển kama hay lắm.
(Chữ kama, sáng tạo của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, trong kháng chiến ở Việt Bắc. Ka ma là bốn chữ đầu: “không ai mời ai”, có nghĩa là canh ty tiền đi đánh chén).
Tôi bị hỏi lại:
- Hôm nay ngày mấy, biết không?
- Mùng một dương lịch.
- Âm hay dương, mặc giời, phiên chợ đầu tháng, chẳng ma nào bán cái xúi quẩy ấy đâu.
Nhưng tôi chưa thất vọng. Có bạn nói.
- Ta đi chén thịt rừng.
Cả bọn hoan hô.
Ở chợ Bưởi hay chợ Mơ đôi khi cũng có thịt rừng - thịt rừng rởm. Cánh gà công nghiệp chặt ra, nướng cháy vàng, chủ quán bảo là thịt gà rừng. Cũng chịu. Bởi nó thơm thơm, khen khét, lại rắc đôi chút ngọt mì chính. Cãi với nhà hàng thì không cãi nổi, đánh nhau thì chắc thua, đành ngồi ăn lặng im vậy. Thịt rừng thứ thiệt, ở trên Lương Sơn kia. Hà Nội lên Lương Sơn (Hoà Bình) hơn bốn mươi cây số, áng chừng bằng đi Sơn Tây, chỉ trong ngoài một tiếng xe ôm.
Thịt nhím |
Ở phố huyện này có hai ba quán treo bảng: thịt tươi hươu, nai, gà gô... Nơi địa đầu sơn cước mà nhà hàng khá vui mắt, bàn ghế Xuân Hoà và phòng riêng, rèm trứng sáo. Nghe nói khách thành phố thường ôtô biển trắng, biển xanh dập dìu. Hàng quán ở cạnh rừng và núi đá, có thể tin là thịt thú rừng thật.
Chủ quán mừng rỡ. Các ông may quá, hôm nay có thịt rồi, con rúi mới mua được của phường săn, có tiết canh, rượu tiết. Ngày trước, ở cánh đồng Mường Lò mùa gặt, tôi đã được ăn thịt rúi đào được ở chân đồi thịt nướng thơm như thịt con nhím. Chúng tôi gọi món thịt rúi, nhưng cũng cẩn thận ăn món giả cầy, không gọi thịt luộc. Cái rượu tiết chẳng biết tiết gà hay tiết ngan. Còn giả cầy thì bì dai như da trâu. Con rúi hay con gì, nào biết được. Mới tỉnh ra một điều. Các thứ thịt quen thuộc con gà, con chó, con bò cũng có con béo, con bệnh, có con chết rồi người ta đi bán chui. Mà các bà các cô ở nhà đi chợ mua đều phải nắn lườn, xem chân, xem mỏ chứ đâu phải con nào cũng béo tốt. Huống chi con vật hoang dại trên rừng đâu phải lúc nào cũng ngon thịt cho ta chén.
Mới đây, nhiều báo đăng tin báo động: rừng quốc gia trên núi Tam Đảo người các làng ở quanh kéo vào rừng bắt bướm, từ bướm ma cho đến bướm rồng, bướm nào cũng bắt đem về bán cho khách du lịch người nước ngoài. Có loại bướm quý được trả đến 200 đô la một con. Cho nên, ở bốn phía Tam Đảo từ Vĩnh Phúc sang Thái Nguyên người ta vào rừng bắt bướm nhiều lắm, chẳng ai ngăn cấm như rình bọn trộm gỗ, nhưng thấy bán được nhiều tiền thế cũng đâm sợ, cho nên cứ bán ngay cho Tây đã đợi ở cửa rừng mắt trước mắt sau như bán ma tuý.
"Hài hòa" - người mẫu châu Âu |
Núi Tam Đảo sắp hết giống bướm. Tôi tin ngay như thế. Bởi vì cách đâu đến mười mấy năm tôi đi nghỉ trên Tam Đảo, lần nào cũng gặp có người nước ngoài, người Pháp người Anh, người Nhận họ leo núi tay xách lồng tay cầm vợt với một lũ trẻ con vác sào chạy theo. Thấy bảo đấy là trẻ con đi bắt bướm, mỗi con bướm được Tây cho bao nhiêu tiền đấy.
Việc xảy ra đã từ nhiều năm nay rồi đến bây giờ còn rầm rộ hơn thì bướm chẳng tiệt giống thì cũng sắp mất giống.
Xin trích tình cờ một cái tin vặt về bướm đã đăng trên báo nước ngoài: Bướm họ Tridơ Alôtây (Troide Aliotei) ở quần đảo Salômôn nam Thái Bình Dương được người chơi bướm cho là loại bướm đẹp nhất thế iới. Năm 1966, một con bướm Tridơ ướp hộp kính bán đấu giá ở Paris, những nhà sưu tập bướm các nước đến tranh nhau đặt giá mua, sau cùng, xác con bướm hoa nọ được giá lên tới 9000 phơrăng pháp
Ở trong thành phố bây giờ khó lòng còn nghe tiếng chim hót, chim kêu - không kể mấy con khướu bị giam trong lồng. Nửa đêm về sáng cũng không còn tiếng vạc đi ăn đêm về kêu xa xa tiếng một. Hoạ hoằn chỉ nghe tiếng chim lợn bay kêu éc éc rợn tai - con chim lợn báo điều không tốt lành sắp đến, ai cũng sợ.
Nhạc sĩ của vua - ảnh Việt Nam xưa |
Kể ra, người giết chim cũng đã nhiều, nhiều lắm. Mấy năm trước, mùa nào chim ấy, chim được đem bán hàng thúng những con ngói, con sẻ, con nhạn nước đã làm lông, moi bụng sẵn. Chim ngói người ta đặt lưới bắt ở những cánh đồng vừa gặt. Chim sẻ thì bẫy ở cái bãi rác. Con nhạn nước thì chăng lưới các gốc cây ở bờ hồ Hoàn Kiếm và đường Thanh Niên, hai bên hồ Tây, hồ Trúc Bạch, sáng sớm mùa đông sương mù, cả nghìn cả vạn con nhạn nước lượn về mắc lưới.
Lại dạo ấy, thỉnh thoảng thấy cái xe máy buổi chiều chủ nhật đi từ ngoại ô vào, người trên xe, vai khoác khẩu súng săn, trong túi trước mặt quàng một xâu dài các thứ chim và con cò, con diệc, con sâm cầm, con đen con trắng. Họ ra các ven hồ đầm ngoại thành bắn chim về “cải thiện”. Mấy năm nay không thấy nữa. Chắc phải đi quá xa, mà đi xa quá thì lại gặp người ở Phủ Lý, ở Sơn Tây cũng đi bắt chim “cải thiện”.
Những chìm nổi đời chim ngày một tàn tạ. Đọc cái truyện ngắn của Nguyễn Quốc Trung ở tạp chí Văn nghệ Quân đội thấy đời con chim, con người cứ vui ít buồn nhiều như thế.
Chuyện rằng ở Sài Gòn bây giờ, bà con đi chùa cũng bắt chước bên Nôm Pênh hay mua chim rồi thả phóng sinh lấy khước, lấy phúc. Người nhà giàu nọ đi chùa lễ cầu tài, cũng mua chim thả, lại muốn mua cả cái lồng về cho con chơi. Nhưng ông lão chỉ bán chim, không bán lồng. Người nhà giàu mắng thằng già gàn sắp chết đói lại làm phách. Ông già gàn xách cái lồng về, đi cùng với người viết lại câu chuyện, lên nhà ngồi uống nước trên sân thượng. Mấy con chim vừa bán đã bay về xúm xít vào cái lồng quen thuộc. Sớm mai ông già lại xách cái lồng chim ra ngồi cửa chùa, đàn chim được người mua phóng sinh lại bay về. Mẹo kiếm ăn còm, thì cái lồng chim cũng là cái cần câu cơm của ông lão.
"Lửa" - người mẫu Ngọc Quyên |
Thuở bé, tôi nuôi chim chào mào, cho con chào mào chén cơm muối, chào mào đâm nghiện thức ăn mặn. Có thả ra, chim cũng chỉ bay quanh quẩn rồi lại vào lồng.
Nhưng những vui buồn cỏn con ấy với con chim cũng tan nát đến nơi rồi, không còn nữa. Mới đây, được tin dữ, mới đây thôi, khủng khiếp quá. Dạo này, ở Cần Thơ, ở Sóc Trăng, tận các thành phố huyện hẻo lánh, thế mà cũng có nhiều nhà hàng bán buôn cò, vạc, diệc và nhiều quán nhậu đặc sản thịt cò, cò ấau bún, cò rán chả, cò nướng nhậu lai rai.
Bẫy được cò nhiều lắm, ấy bởi người ta vừa sáng chế ra cái máy bẫy chim hiệu nghiệm cực kỳ. Máy gồm có: bộ lưới dài có thể úp được cả đàn chim hộp cát xét chạy pin có băng thu được tiếng chim, cò kêu, bìm bịp kêu, cuốc kêu, chim kêu thứ thiệt. Người đánh chim căng bẫy, giăng lưới, rồi mở băng. Trong đêm hay giữa ban ngày, tiếng chim trong loa gọi líu lo, đàn chim đương bay liệng xuống với đàn bạn, thế là toi mạng. Đồng bằng mênh mang cánh đồng, lạch nước và chim sa lưới một mẻ có khi được đến trên năm trăm con vạc, con mồng két, con cò lửa...
Đài tiếng nói Việt Nam, mục “Thị trường giá cả phát lúc 5 giờ sáng kể ở các chợ thị trấn đồng bằng sông Cửu Long bán những bộ máy bẫy chim như thế, cả lưới và cát xét mỗi máy giá 3 triệu. Thế thì sắp tiệt giống chim rồi. Cả những con chim lợn kêu eng éc báo điềm xấu cũng chẳng thoát. Người ta mở băng có tiếng chim lợn mái kêu, mày ngỡ vợ mày gọi, mày sà xuống thì mày bỏ đời.
Ca dao mới:
Con cò con vạc con nông.
Ba con cùng béo vặt lông con nào
Vặt lông tuốt tuột cho tao.
Nhà văn Tô Hoài
"Tiếng rao trưa" - tranh xé dán của họa sĩ Lâm Chiêu Đồng |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét