Thánh Bartôlômêô |
Các sách Tin Mừng nhất lãm và sách Công vụ tông đồ ghi nhận thánh Bartôlômêô là một trong nhóm 12, nhưng lại không biết thêm gì về Ngài, ngoài việc liên kết tên Ngài với Philipphê. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Tin Mừng tứ tư không có danh sách các tông đồ, nhưng có nhắc phần lớn tên các tông đồ thuộc nhóm 12, sách Tin Mừng này không nói gì tới Bartôlômêô, nhưng lại ghi nhận tên Nathanael, liên hệ với Philipphê (Ga 43-51), cũng như kết nhóm với các tông đồ khác sau phục sinh (Ga 21,1-14). Từ thế kỷ 16, nhiều học giả đã đồng hóa Nathanael với Bartôlômêô và gọi tên Bartôlômêô là tên của Nathanael. Như vậy chính Narthanael là con (bar) của ông Tolmai hay có thể Ptoleemy (Tlômêô), sinh tại Cana (Ga 21,2).
Vậy chúng ta có thể hiểu Bartôlômêô là một trong số 12 tông đồ của Chúa Giêsu. Ngài quê ở thành Cana xứ Galilê. Bạn thân của Ngài là thánh Philipphê đã đưa Ngài đến gặp Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã hết lời khen ngợi thánh nhân khi vừa gặp mặt: Đây là một người Israel chân chính, không có gì gian trá.
Vậy chúng ta có thể hiểu Bartôlômêô là một trong số 12 tông đồ của Chúa Giêsu. Ngài quê ở thành Cana xứ Galilê. Bạn thân của Ngài là thánh Philipphê đã đưa Ngài đến gặp Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã hết lời khen ngợi thánh nhân khi vừa gặp mặt: Đây là một người Israel chân chính, không có gì gian trá.
Sau ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngài được sai giảng Phúc Âm tại miền Ả rập, Lycôni, Ấn Ðộ và Arménie. Nhờ tài ăn nói hùng biện, lòng đạo đức và những phép lạ của ngài, nhiều người ngoại đạo đã từ bỏ tà thần trở về với Thiên Chúa. Ngài cũng đã trừ quỷ cho nhiều người, đặc biệt là công chúa của vua Polêmon và giúp cả gia đình nhà vua theo đạo. Các thầy tế và quan chức triều đình thấy thế ghen tức và âm mưu làm hại ngài bằng cách vu cáo với vua Attiges để ra lệnh hành hạ ngài bằng đủ mọi cực hình và cho trảm quyết ngài vào năm 52.
Truyền thống vẫn coi Bartholomeo chính là Nathanael, bạn thân của Philipphê, người đã loan tin về cuộc gặp đầy vui mừng với Chúa Giêsu: Chúng tôi đã được gặp Đấng mà Moses trong Lề Luật và các tiên tri đã viết về, đó là Đức Giêsu, con ông Giuse thành Nazareth.
Bartôlômêô , cũng như mọi người Do Thái tốt lành khác, đều biết Đấng Cứu Thế sẽ xuất thân từ thành Bêlem, quê hương vua Đavít. Vì chính ngôn sứ Michah đã tiên báo: Còn ngươi, hỡi Bêlem, thuộc Ephrathah, ngươi không phải là nhỏ bé nhất giữa các tộc Giuđa đâu, vì từ ngươi sẽ xuất hiện Đấng cai trị trên Israel. Có lẽ diện tích nhỏ bé của làng Nazareth đã khiến
Bartôlômêô thốt lên lời khinh thường: Từ Nazareth có cái chi hay đâu? Không cần giải thích, Philipphê đã mời người bạn của mình đến gặp Thầy Chí Thánh. Hãy đến mà xem. Philipphê đã quá biết Chúa Kitô không làm ai phải thất vọng. Chúa Giêsu đã kêu gọi
Bartôlômêô qua Philipphê, cũng như Người đã kêu gọi Phêrô qua anh trai là Anrê. Đó là đường lối quan phòng của Chúa – mời gọi và hướng dẫn chúng ta thông qua những người khác. Thiên Chúa không muốn hoạt động một mình: Sự khôn ngoan và tốt lành của Người cho chúng ta cộng tác vào công trình tạo dựng và trật tự của mọi vật. Bao nhiêu lần chúng ta đã sẵn lòng làm khí cụ, để cho bè bạn và người thân của chúng ta có thể nhận ra tiếng Chúa kêu gọi họ? Bao nhiêu lần chúng ta đã lên tiếng như thánh Philipphê: Hãy đến mà xem?
Bartôlômêô vui vẻ đi với Philipphê đến gặp Chúa Giêsu… và ông đã kinh ngạc. Thầy Chí Thánh đã chiếm được lòng trung thành đến cùng của Bartôlômêô. Khi nhìn thấy
Bartôlômêô cùng với Philipphê đến với mình, Chúa đã nói: Đây là một người Israel chân chính, không có gì gian trá! Thật là một lời ca ngợi quí báu biết bao!
Bartôlômêô ngạc nhiên, và hỏi lại: Tại sao Ngài biết tôi? Và Chúa đã đáp lại – cũng là cho chúng ta - bằng những lời đầy mầu nhiệm, nhưng rõ ràng và có sức soi sáng: Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới gốc cây vả, Ta đã nhìn thấy ngươi.
Khi nghe Chúa Giêsu nói,
Bartôlômêô đã hiểu tỏ tường. Những lời của Chúa nhắc nhở ông về một biến cố riêng tư: có lẽ đó là lời xác nhận về một quyết định nào đó ông sắp thực hiện. Cuộc gặp gỡ đã khiến
Bartôlômêô phải thốt ra một lời công khai tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế: Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel. Chúa đã đáp lại: Bởi vì Ta đã bảo cho ngươi rằng Ta đã nhìn thấy ngươi ở dưới gốc cây vả, nên ngươi đã tin. Ngươi sẽ còn nhìn thấy nhiều điều lớn lao hơn nữa. Chúa Giêsu còn mượn lời từ một bản văn của ngôn sứ Daniel, để nhấn mạnh đến những lời Người vừa nói với người môn đệ này: Quả thật, quả thật, Ta nói với ngươi, ngươi sẽ thấy trời mở ra, và các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người.
Sau khi đón nhận Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ tuần, thánh Bartôlômêô ra đi truyền giáo. Có nhiều truyền thống tìm cung ứng các chi tiết khác nhau về đời truyền giáo của Ngài tại Tiểu Á, Armennia, Mosopotamia, Persia, Ấn Độ và Ai cập. Tuy nhiên giai thoại ở Armenia được chấp nhận nhiều hơn cả. Thánh nhân được tôn kính như thánh tông đồ của miền này.
Người ta kể rằng: khi thánh tông đồ đến Armenia, tại chính nơi vua Polimio và triều đình cư ngụ, quỷ thần Atarốt ở đấy câm họng. Ngài khua trừ ma quỉ. Giải thoát cho nhiều người khỏi bị quỉ ám. Trong số này có cả nàng công chúa. Ngài liền được triêu vời đến triều đình. Trước mặt vua Ngài truyền quỉ thần phải nói sự thật bỉ ổi về số phận đời đời của nó. Nhà vua cảm động ban tặng tiền bạc cho tông đồ, nhưng Ngài từ khước và chỉ mong mọi người nhận biết và thờ phượng Chúa.
Dĩ nhiên các tư tế thờ ma quỉ tức giận, họ xúi giục dân chúng nổi dậy chống lại thánh tông đồ. Attiges em vua Polimiô bắt Ngài tống ngục. Ông ta nổi giận ra lệnh lột da rồi thiêu sống thánh nhân. Nhưng nhờ quyền năng Chúa, Ngài vẫn được cứu sống. Người ta dựa vào sự kiện này để vẽ hình thánh nhân nằm cạnh con dao và miếng da như biểu tượng đời Ngài. Cuối cùng Ngài bị trảm quyết vào năm 52.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét