Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 6)

"Cổ xưa" - thiếu nữ Việt Nam
Đối với người Đông phương, quan niệm Luân hồi đã xuất hiện từ lâu, và trong dân gian luật quả báo luân hồi được xem như là điều tự nhiên. “Ác giả ác báo”, “Ở hiền gặp lành”, “Để đức lại cho con cháu”, “Tích đức, thất đức” v.v… là những câu cửa miệng của mọi người dù họ có theo Đạo hay không. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Gần đây, khi nhiều nhà khoa học bắt đầu đi sâu vào vấn đề nghiên cứu các trường hợp Luân hồi tái sinh mà thỉnh thoảng xuất hiện trong cuộc sống thì vấn đề đã được khơi dậy và thu hút sự quan tâm của công chúng.
"Vết thời gian" - tranh của họa sĩ Nguyễn Thế Cường
Dù ý kiến xung quanh hiện tượng Luân hồi đầu thai không thống nhất, người phản đối cho rằng Luân hồi là không khoa học, người ủng hộ nói rằng nó là hiện thực khách quan, nhưng hiện tượng luân hồi tái sinh vẫn tiếp tục diễn ra khắp nơi. Các trường hợp tái sinh đã xuất hiện ở đủ mọi quốc gia: Ấn Độ, Việt Nam, Trung Hoa, Thổ Nhĩ Kỳ, Tích Lan, Tây Tạng, Miến Điện, Thái Lan, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Ý, Đan Mạch, Hà Lan, LiBăng, ở cả các dân tộc da đỏ châu Mỹ, vv… Các trường hợp Luân hồi được ghi chép lại càng ngày càng nhiều hơn bởi rất nhiều nhà nghiên cứu và bác sỹ có tên tuổi, được công bố rộng rãi trong các ấn phẩm của họ.
Chưabao giờ ở các nước Tây Phương lại xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu vấn đề tái sinh, luân hồi như hiện nay, cũng như chưa bao giờ đề tài thuộc lãnh vực này lại được thảo luận nghiêm túc nhiều như bây giờ, qua rất nhiều cuộc hội thảo, thuyết trình hoặc qua báo chí, sách vở. Điều đáng nói là những người đi sâu vào lãnh vực luân hồi tái sinh và có những đóng góp lớn nhất lại là các Bác sỹ y khoa, như Bác sỹ Ian Stevenson (Đại học Virginia), Bác sỹ Bruce Greyson, nữ Bác sỹ Elizabeth Kubler Ross, nữ Bác sỹ Edith Fiore, Bác sỹ R.B.Hout, Bác sỹ Ahdrey Butt, Bác sỹ Raymond Moody, Tiến sỹ Carl Gustav Jung, Bác sỹ Schultz, Bác sỹ Wiltse, Bác sỹ A.J.Davis v.v…
"Vô đối" - người mẫu Nhật Bản
Tiến sĩ Micheal Sabom trước kia đã bác bỏ hiện tượng tái sinh, cho đó là điều huyền hoặc phản khoa học. Ông nguyên là một nhà khoa học bảo thủ bậc nhất nhưng về sau lại rất tin vào sự Luân hồi tái sinh.
Đó là chưa kể rất nhiều Giáo sư tại các Đại học Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan. Có thể kể đến các giáo sư Carol Zaleski, Daniel Dennette, Ernst Benz, giáo sư Tiến sĩ Werner Borin, nữ giáo sư Diane Kemp, giáo sư Crado Balducci, giáo sư Tiến sĩ Kenneth Ring v.v…
Ngoài ra còn vô số các nhà phân tâm học, Tâm lý học và đặc biệt là những nhà nghiên cứu về thôi miên, trong có Tiến sĩ vật lý nổi tiếng người Pháp Patrick Drouot đã áp dụng phương pháp thôi miên để đưa con người đi về quá khứ xa xăm của mình.
Đó là cái quá khứ vượt khỏi đời người hay còn gọi là Tiền kiếp. Nữ Bác sỹ Edith Fiore cũng là người đã dùng thôi miên để giúp bệnh nhân thấy lại tiền kiếp của mình. Cuốn sách quy tụ các công trình của bà là cuốn “Bạn đã sống nơi này trước đây”đã khiến bà trở nên nổi tiếng và thôi thúc nhiều nhà khoa học tiến sâu vào nghiên cứu vấn đề tái sinh.
Tượng binh trước cung điện - ảnh mViệt Nam xưa
Nữ tiến sĩ Helen Wambach trong tác phẩm biên soạn công phu có tựa đề “Kiếp trước” đã ghi lại hàng trăm trường hợp có thật về hiện tượng Tái sinh, luân hồi. Nhờ phương pháp đưa con người vào trạng thái thôi miên, người ta đã thấy lại những gì đã xảy ra trong các đời sống ở kiếp trước của họ, hiện ra giống như một cuốn phim chiếu lại. Hiện nay các công trình này đã và đang phát triển mạnh trên khắp thế giới. Nhiều sách vở, tài liệu đề cập đến vấn đề này được rất nhiều nhà nghiên cứu biên soạn như Đại tá Albert de Rochas, các Bác sỹ Alexander Cannon, Jonhathan Rodney, Henry Blythe, Arnoll Bloxom, Morey Berenstein, Johnathan Rodney v.v…
Đối với người Ai Cập, khi chết linh hồn sẽ thoát khỏi thể xác như chim bay vì thế họ dùng hình ảnh một con phi điểu biểu tượng cho linh hồn. Thể xác tan rã nhưng linh hồn thì tường tồn và chuẩn bị chuyển vào một cuộc sống mới khác qua một thân xác khác.
Đối với người Tây Tạng thì linh hồn trú ngụ trong một “cái áo” gọi là thân xác. Hồn và xác liên hệ nhau qua một thể giống như sợi dây đặc biệt có ánh bạc. Khi sợi dây đứt chính là lúc hồn lìa khỏi xác.
"Hồn biển" - người mẫu châu Âu
Những kiến thức đó của người Ai Cập và Tây Tạng có từ rất lâu trước khi Phật giáo ra đời 2.500 trước tại Ấn Độ cổ. Có thể thấy khái niệm Luân hồi đã xuất hiện trên khắp trái đất từ những thời đại bí ẩn xa xưa.
Đối với các nhà triết học lẫy lừng tên tuổi từ cổ đại như Platon, Pythagore, Hereclite. Empedocles, Aristote, Epicure, … họ đều có nghiên cứu và đề cập nhiều đến linh hồn, coi linh hồn như là một thể quan trọng trong vòng quay cuộc sống.
Về sau có Plotinus, Descartes, Pascal, Shopenhauer, Ralph Waldl Emerson, Frederic William Henry Myers… cũng nghiên cứu, tìm hiểu và đều tin chắc vào sự hiện hữu của linh hồn.
Món súp Obe Ata của Nigeria
Plotinus tin rằng: những người phạm tội, khi chết linh hồn sẽ rời khỏi thân xác và nhập vào một cơ thể khác để trải qua một kiếp sống khác nhằm trả nợ những tội lỗi và việc làm sai trái mà người ấy đã gây ra trước đó. Như vậy, theo Plotinus thì sự tái sinh hay đầu thai phát sinh là do tội lỗi, và con người sẽ chỉ hạnh phúc lâu dài khi không còn phải trải qua luân hồi nữa. Chính những sai lầm, những hành động vô tâm tàn nhẫn trong quá khứ của con người là nguyên nhân gây ra những khổ nạn đau thương mà họ phải trả giá trong những kiếp lai sinh.
Ngoại trừ một giai đoạn ngắn trong lịch sử vấn đề Luân hồi tái sinh bị bao phủ bởi bóng tối, trong quá khứ xa xôi người xưa đã có những hiểu biết sâu sắc về sự Luân hồi. Ở thời hiện đại ngày nay, sự quan tâm và nghiên cứu luân hồi đầu thai đã và đang trở lại, đánh dấu một bước ngoặt mới trong nhận thức nhân sinh của nhân loại, hướng về tương lai ánh sáng.
Diễn đàn nhân điện và tâm linh
"Ngọc" - thiếu nữ châu Á

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét