"Màu thời gian" - thiếu nữ Việt Nam |
Sự lừa dối được vỗ tay ca ngợi bởi cả đám đông và lâu ngày bỗng trở thành "phép thắng lợi tinh thần" cay nghiệt, có thể vùi dập cả một cộng đồng, trải mãi qua nhiều thế hệ. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Ai cũng có lúc sợ…
Sợ mơ hồ, sợ cụ thể, sợ thực sự!
Thưở nhỏ sợ, lớn tí cũng sợ, lớn nữa càng lắm điều đáng sợ!
Cha sinh mẹ đẻ ra đã biết sợ, nhưng có những kẻ táo tợn, gan lì không biết sợ là gì. Điếc không sợ súng. Có khi đó lại là kẻ cuồng, hoặc sợ quá hóa rồ vì ai lại không sợ chứ!
Bạn sợ, tôi sợ hơn…
Vậy chúng ta sợ điều gì?
Trời cao, đất dày! Nam nhi chi chí! Có gì mà sợ thế?
Sợ đói, sợ nghèo, sợ không đủ cái ăn, sợ thua kém, sợ thất bại, sợ ngục tù, sợ giam lỏng, sợ mất tự do, sợ mất mát, sợ chia ly tử biệt, sợ thất tình, sợ yếu kém bệnh tật, sợ mất danh dự, sợ buồn lòng người khác, sợ mất lòng nhân, sợ thất nhân tâm, sợ cô đơn lạnh giá, sợ bị sỉ nhục. sợ ngu dốt, sợ lạc hậu, sợ bệnh tật nan y, sợ cái chết…
Vậy đã hết sợ chưa? có nỗi sợ nào ghê gớm hơn?
Trong đời sống hiện nay, người ta ra đường làm ăn với một tâm thế phải hết sức cảnh giác. Sợ bị móc túi, sợ tai nạn giao thông, kẹt xe, sợ trời mưa nước ngập đường, hư xe, sợ gặp phải kẻ gian, kẻ lừa dối, kẻ lừa đảo, người trốn nợ, sợ luôn kẻ khốn cùng ăn xin, ăn mày hay bán vé số quấy rối khi đang ăn sáng, uống café...
Có quá nhiều nỗi lo sợ từ cụ thể đến mơ hồ, từ xa đến gần, từ người thân quen đến người dưng nước lả!
Sợ mơ hồ, sợ cụ thể, sợ thực sự!
Thưở nhỏ sợ, lớn tí cũng sợ, lớn nữa càng lắm điều đáng sợ!
Cha sinh mẹ đẻ ra đã biết sợ, nhưng có những kẻ táo tợn, gan lì không biết sợ là gì. Điếc không sợ súng. Có khi đó lại là kẻ cuồng, hoặc sợ quá hóa rồ vì ai lại không sợ chứ!
Bạn sợ, tôi sợ hơn…
Vậy chúng ta sợ điều gì?
Trời cao, đất dày! Nam nhi chi chí! Có gì mà sợ thế?
Sợ đói, sợ nghèo, sợ không đủ cái ăn, sợ thua kém, sợ thất bại, sợ ngục tù, sợ giam lỏng, sợ mất tự do, sợ mất mát, sợ chia ly tử biệt, sợ thất tình, sợ yếu kém bệnh tật, sợ mất danh dự, sợ buồn lòng người khác, sợ mất lòng nhân, sợ thất nhân tâm, sợ cô đơn lạnh giá, sợ bị sỉ nhục. sợ ngu dốt, sợ lạc hậu, sợ bệnh tật nan y, sợ cái chết…
Vậy đã hết sợ chưa? có nỗi sợ nào ghê gớm hơn?
Trong đời sống hiện nay, người ta ra đường làm ăn với một tâm thế phải hết sức cảnh giác. Sợ bị móc túi, sợ tai nạn giao thông, kẹt xe, sợ trời mưa nước ngập đường, hư xe, sợ gặp phải kẻ gian, kẻ lừa dối, kẻ lừa đảo, người trốn nợ, sợ luôn kẻ khốn cùng ăn xin, ăn mày hay bán vé số quấy rối khi đang ăn sáng, uống café...
Có quá nhiều nỗi lo sợ từ cụ thể đến mơ hồ, từ xa đến gần, từ người thân quen đến người dưng nước lả!
Các cơ quan bảo vệ pháp luật đang ở đâu, các hiệp sĩ anh hùng trọng nghĩa khinh tài đang ở đâu mà ta lại có lắm nỗi sợ hãi như thế!
Nếu tỉnh táo một chút ta bỗng nhiên nhận ra rằng ta như một “con tin” của ai đó! Có ai đó đang bắt bí ta, cố tình hành hạ ta trong đủ thứ lo sợ. Sự đày đọa, dọa nạt này khiến ta như trở thành con tin của hắn ta. Thực sự rất đau khổ nhưng hắn là ai? Hắn muốn gì ở ta?
Làm sao để thoát ra được nỗi sợ hãi này? Làm sao thoát ra khỏi tình trạng “con tin” này?
Sợi dây đang trói buộc ta trong nỗi sợ hãi là gì? Gã bắt ta làm con tin và đang trói buộc ta bằng cách nào vậy?
Cố gắng bình tĩnh hơn nữa, ta thấy cuộc sống quanh ta vẫn đang tiếp diễn. Con tạo vẫn xoay vần. Thế giới vẫn đang có hòa bình lẫn chiến tranh. Xã hội của quốc gia dân tộc nào thì cũng phải phát triển để tránh kiếp nạn diệt vong. Cái thiện phải luôn chiến đấu và chiến thắng cái ác.
Cái ác nảy mầm và ngụy trang khéo léo thành các chân lý và lý lẽ mới. Con người sẽ phải sống chung với các thỏa hiệp với cái nếu không muốn bị nó hủy diệt?!
Bản thân mỗi con người chúng ta sẽ phải tự ngụy trang, che chắn từ khuôn mặt cho tới lời ăn, tiếng nói cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Cái ác đang khống chế chúng ta cũng không phải điều gì hay ai đó xa lạ. Đó là những khuôn mặt quen thuộc của những người mà chúng ta đang nhìn thấy hàng ngày, thậm chí đang nắm giữ các vị trí quan trọng trên các bậc thang danh vọng và quyền lợi của xã hội.
Không ai nhận mình là “cái ác”, không ai muốn nhận mình là kẻ xấu. Chỉ có các biểu hiện trăn trở của con người, chỉ có biểu lộ ngày càng rõ ràng bằng sự vô cảm của các gương mặt những thế hệ người người trên hè phố. Sự bàng quang, thờ ơ, không tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Ngay cả pháp luật cũng chịu sự ảnh hưởng và thử thách nặng nề khi phải bảo vệ công lý và nhân dân.
"Nước ép" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Các yếu tố tinh thần trách nhiệm, định hướng phát triển lâu dài dần mất đi và bị thay thế bởi thói “ăn xổi ở thì”, tư duy nhiệm kỳ, ngắn hạn, chụp giựt, làm ăn theo kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, hàng gian và hàng giả được dịp tung hoành hạ gục các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Lòng tin vào con người, niềm tin vào những điều tốt đẹp cũng dần lụi tàn theo lòng kiên nhẫn và nhiệt tình đang bị suy giảm nhanh chóng.
Tại sao lại như vậy? Ai là thủ phạm nắm giữ “phần hồn” của con tin trong mỗi chúng ta?
Ngó quanh, quay lại chỉ còn mỗi mình ta với nghi vấn có phải chính ta là thủ phạm hay đồng phạm? Sao ta lại nỡ bắt chính ta làm con tin? Sao ta lại nỡ bắt giam linh hồn mình cùng với những nỗi sợ hãi khủng khiếp bởi các giới hạn do chính chúng ta đặt ra nhằm thu hẹp các năng lực tư duy tự do của chính bản thân mình?
Một nỗi sợ vô cùng, vô tận, mang lại cảm giác hèn nhát, tự hổ thẹn mãi, không dám ngẫng cao đầu nhìn ai. Một sự lừa dối được vỗ tay ca ngợi bởi cả đám đông và lâu ngày bỗng trở thành phép thắng lợi tinh thần cay nghiệt, có thể vùi dập cả một cộng đồng, trải mãi qua nhiều thế hệ.
Lòng tự trọng cao quý giờ chỉ còn là các tự ái vặt vãnh nhỏ nhoi đời thường.
Ta ơi! Bao giờ biết thoát khỏi chính ta đây?
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét