Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Biển Đông tiếp tục dậy sóng: Tương lai nào cho COC?

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung về biển Đông.
Đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc có thành công hay không tùy thuộc vào mức độ đoàn kết của các nước thành viên trong ASEAN. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Trong nội bộ ASEAN có một số quốc gia không liên quan lợi ích trực tiếp đến khu vực biển Đông và việc tiếp cận riêng rẽ về góc nhìn, dẫn đến riêng lẻ về phương thức hành động cũng khiến các nước ASEAN thiếu tiếng nói chung. Trước căng thẳng hiện nay tại biển Đông, Trung Quốc đã gián tiếp khiến nội bộ ASEAN lục đục. Thực tế, hầu hết các nước ASEAN trên lục địa, trừ Việt Nam, không hề gặp vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, thậm chí Campuchia, Myanmar, Thái Lan còn có quan hệ tốt với Trung Quốc. 
"Ngủ mê" - Hoa hậu Mai Phương Thúy
Chuyện nội bộ và tác động của Trung Quốc 
Những gì lo ngại lâu nay đã phần nào trở thành sự thật sau khi kết thúc Hội nghị cấp Ngoại trưởng của ASEAN (AMM/MPC45) vừa qua. Lần đầu tiên trong 45 năm, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không đưa ra được một thông cáo chung vì bất đồng ý kiến giữa nước chủ nhà Campuchia và một số nước ASEAN khác. Sự kiện này không chỉ là cảnh báo về những bất đồng vẫn tồn tại, mà hơn thế nữa, nó cho thấy vấn đề cơ bản mang tính cốt lõi của ASEAN, là mục đích của mọi quốc gia khi tham gia quan hệ quốc tế, trong một tổ chức mà lợi ích quốc gia và lợi ích tập thể đan xen với nhau. Có thể coi sự kiện trên là một đòn đánh vào yếu tố “tinh thần ASEAN” vẫn được coi là sự tự hào của tổ chức này. Một số ý kiến cho rằng cũng có thể lạc quan đánh giá ASEAN thực sự đang trưởng thành, dám công khai những bất đồng trong nội bộ của mình. 
Dù gì thì “sự cố” tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN cũng đã cho thấy nhiều vấn đề đặt ra cho tổ chức này trong tiến trình phát triển. Bài học lớn nhất là việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích tập thể, ở đây là lợi ích chung của 10 nước trong khối. Trong vấn đề biển Đông, nếu không thể chứng minh toàn bộ các nước ASEAN đều có lợi ích ở biển Đông và việc đoàn kết sẽ giúp ASEAN tăng thêm lợi ích thì không thể hy vọng các nước thành viên sẽ cùng đàm phán như một bộ phận không thể tách rời của ASEAN, đặc biệt là từ phía các nước không có tranh chấp tại biển Đông. Thực tế, chúng ta có thể thấy Trung Quốc sẽ lợi dụng tình hình này để tiếp tục âm mưu đánh tráo mâu thuẫn giữa Trung Quốc với ASEAN về biển Đông thành mâu thuẫn giữa một ASEAN biển đảo với một ASEAN lục địa về biển Đông. Hẳn nhiên, Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều từ điều này. 
Đường phố Hải Phòng - ảnh Việt Nam xưa
COC thử thách bản lĩnh ASEAN
Sau những sóng gió, với nỗ lực ngoại giao con thoi của một số nước trong ASEAN, ngày 20-7, thay mặt nước chủ tịch ASEAN luân phiên đương nhiệm, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Namhong đã công bố “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề biển Đông”, bao gồm: Thực hiện đầy đủ Tuyên bố của các bên về cách ứng xử (DOC) ở biển Đông (2002); hướng dẫn thực hiện DOC (2011); sớm kết thúc Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở biển Đông; hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; tiếp tục tự kiềm chế và không sử dụng bạo lực giữa tất cả các bên; các biện pháp hòa bình đối với các tranh chấp, theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. 
Thông báo nhấn mạnh các bộ trưởng ngoại giao ASEAN “quyết tâm tăng cường tham vấn trong ASEAN nhằm thúc đẩy những nguyên tắc nói trên, nhất quán với Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á (1976) và Hiến chương ASEAN (2008)”. Động thái mới nhất này được giới phân tích đánh giá là nỗ lực vượt bậc nhằm sửa chữa bất đồng dẫn tới một thất bại chưa từng có trong lịch sử 45 năm ASEAN, qua đó các nước ASEAN muốn thể hiện tiếp tục đoàn kết và duy trì vai trò trung tâm của mình trong các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề biển Đông. 
Mặc dù vậy, về mặt pháp lý, ASEAN vẫn chưa bảo đảm sẽ có được tiếng nói chung sau “sự cố” ở Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa rồi. Khác biệt góc nhìn và cách tiếp cận giữa các nước thành viên sẽ sớm được giải quyết vì sự giao thoa lợi ích trong sự phát triển chung của ASEAN nhưng lợi ích lâu dài của từng nước vẫn tiếp tục là một thách thức không nhỏ. Nếu bản thân của ASEAN, cũng như từng nước thành viên, không thể giải quyết được thì bàn đàm phán COC sắp tới với Trung Quốc sẽ có thể biến thành diễn đàn tranh cãi nội bộ giữa các nước ASEAN với nhau, khi đó Trung Quốc sẽ là nước gián tiếp hưởng lợi. 
Con đường phía trước của ASEAN vẫn gập ghềnh và đầy cạm bẫy. Sẽ thật sự hết sức nguy hiểm nếu COC thất bại, khi ấy “vai trò trung tâm” của ASEAN coi như cũng sẽ tan thành mây khói sau bao năm xây dựng. 
Giải quyết tốt vấn đề biển Đông vừa là thách thức vừa là thời cơ để các quốc gia ASEAN xây dựng khối đoàn kết, nâng cao tinh thần đồng thuận, tạo tiền đề cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Với tuổi đời 45 năm, ASEAN sẽ đủ bản lĩnh để vượt qua những khó khăn hiện nay.
Trần Nam Tiến
"Nham thạch" - thiếu nữ Nhật Bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét