Tàu ngầm Trung Quốc như cá mắc cạn... |
Hiện tại, Trung Quốc chỉ có các vùng biển nông cho nên các tàu ngầm Trung Quốc không phát huy tác dụng, chẳng khác nào “cá nằm trên cạn”…
Kinh tế, an ninh, quốc phòng phụ thuộc sống còn vào an ninh năng lượng. Với Trung Quốc, an ninh năng lượng phụ thuộc rất lớn vào việc cung cấp từ nước ngoài. Cắt đứt nó, Trung Quốc sẽ sụp đổ. Và, đây là nước cờ độc thứ hai của Mỹ…
Buộc Trung Quốc theo lối chơi của Mỹ trên khu vực mà Mỹ có quá nhiều ưu thế vượt trội
Nếu như ai đó cho rằng Trung Quốc - một quốc gia có nền kinh tế tăng tốc phát triển như vũ bão, sẵn sàng soán ngôi siêu cường số 1 mà Mỹ không “để mắt” tới Trung Quốc là nhầm.
Chẳng qua là Mỹ chưa rảnh tay, lợi ích của Trung Quốc với Mỹ còn nhiều nên đang chơi con bài lẫn nhau đó thôi. Nhưng, Mỹ chẳng quên một nước Trung Quốc đang lên với nhiều tham vọng.
"Nho chín" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Đánh chặn từ xa trừ hậu họa không phải là điều Mỹ không dám
Ở Châu Phi, Trung Quốc đầu tư vào rất nhiều tiền của nhằm đảm bảo nguồn năng lượng cho tương lai. Tại Sudan, dưới bàn tay đạo diễn của Mỹ, nước nam Sudan thành lập với 3/4 trữ lượng dầu mỏ khiến Trung Quốc ngậm đắng nuốt cay.
Ở Li Bi khi Trung Quốc ủng hộ Gaddafi, tuồn vũ khí vào nhưng cuối cùng cũng hoàn toàn mất trắng. Iran, nguồn cung cấp dầu cho Trung Quốc cũng bị Mỹ cấm vận… Nói chung những tử huyệt quan trọng về năng lượng của Trung Quốc đều bị Mỹ khống chế.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nếu bành trướng ra hướng Đông, Trung Quốc không thể, vì gặp liên minh Hàn Quốc - Nhật - Mỹ. Chỉ duy nhất hướng Tây là biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa) là hướng mà Trung Quốc toan tính và mơ ước chiếm trọn là có cơ sở nhất.
Về kinh tế, gần 90% thương mại của Trung Quốc đều qua đường biển. Đặc biệt, gần như toàn bộ nhiên liệu nhập khẩu của Trung Quốc đều phải đi qua eo biển Malaca và biển Đông. Biển Đông còn là nơi đảm bảo cơn khát năng lượng cho Trung Quốc trong tương lai nếu các tử huyệt năng lượng của Trung Quốc bị Mỹ điểm huyệt.
Về quân sự khi có được biển Đông hoặc ít nhất yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc được toại nguyện thì đó là nơi trú ngụ an toàn, nơi xuất phát tấn công thuận lợi nhất của các loại tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc uy hiếp được Mỹ. Hiện tại, Trung Quốc chỉ có các vùng biển nông cho nên các tàu ngầm Trung Quốc không phát huy tác dụng, chẳng khác nào “cá nằm trên cạn”…
"Trúc mai" - tranh của họa sĩ Trần Huy Chiến |
Nhiều học giả Trung Quốc còn cho rằng: "Biển Đông là đường sinh mệnh của Trung Quốc", “không có biển Đông, ưu thế địa hải dương của Trung Quốc có thể không tồn tại, sẽ không thể tránh khỏi phải trở thành một quốc gia lục địa”…
Sự đánh giá này tuy hơi quá với xu hướng toàn cầu hóa và hòa bình thế giới, nhưng không sai với tâm địa bành trướng, bá quyền và tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc hiện nay.
Đương nhiên, Mỹ chẳng lẽ không hiểu điều này, quá hiểu là đằng khác, bởi vậy, sự trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ với một loạt hành động mau lẹ, kịp thời, mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên các lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế… gần như là nội dung trọng tâm của chiến lược Mỹ để bảo vệ và củng cố vị trí ngôi vị số 1 thống trị thế giới của mình.
Cuối cùng, Mỹ đã lập mưu, cài thế, chọn sẵn cho Trung Quốc một địa chiến trường mà ở đó Mỹ có quá nhiều ưu thế: biển Đông (biển Nam Trung Hoa)
Việc Trung Quốc tỏ ra hung hăng, bất chấp trong một loạt diễn biến mới đây trên biển Đông phải chăng là sự phản ứng thái quá của Trung Quốc trước Luật biển Việt Nam? Phải chăng dấu hiệu đó phản ánh sự hoảng loạn, mất bình tĩnh và bế tắc về chiến lược của một siêu cường đơn độc trước thế cờ hiểm không thể chống của Mỹ? Hay phải chăng đó là dấu hiệu bộc phát của căn bệnh ung thư bành trướng?... Nhưng chắc chắn có một nguyên nhân từ Mỹ.
Dư luận không lo ngại một cuộc chiến tranh lạnh sẽ xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ vì Mỹ không muốn “đánh chuột làm vỡ bình”. Thực ra Mỹ muốn gì ở Trung Quốc? Mỹ muốn Trung Quốc “giàu nhưng không mạnh”. Vì Trung Quốc là nơi sản xuất hàng tiêu dùng cho dân Mỹ, là nơi cho Mỹ vay tiền và tư bản Mỹ bóc lột. Mối quan hệ, ràng buộc kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là nhỏ.
"Rượu nồng" - siêu mẫu nội y Nhật Bản |
Khống chế Trung Quốc, buộc Trung Quốc theo luật chơi của Mỹ mới là mục đích tối thượng của Hoa Kỳ
Điều khiến dư luận lo lắng là “khi hai con voi làm tình thì cỏ dưới chân sẽ bị giẫm nát”. Liệu Trung Quốc và Mỹ bắt tay nhau, chia xẻ quyền lợi trên lưng các nước nhỏ, như cách nói của ông Tập Cận Bình là “châu Á - Thái Bình Dương đủ lớn cho cả hai”, hay không?.
Hơn ai hết, Việt Nam đã từng là nạn nhân của hai ông lớn này. Điều nhức nhối còn đến tận ngày nay khi Mỹ phản bội bạn bè, đồng minh, bán đứng Hoàng Sa thân yêu của Việt Nam cho Trung Quốc.
Trước tình hình này, Trung Quốc phải làm gì để ít nhất cũng cân bằng thế và lực ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phá tan thế cờ hiểm của Mỹ?
Việt Nam nằm ở một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Có được Việt Nam thì Trung Quốc ít nhất cũng cân bằng với Mỹ về thế. Quan trọng là có được Việt Nam bằng cách nào. Tấn công xâm lược Việt Nam ư? Hay là liên minh hữu nghị thật sự? Vấn đề đặt ra có vẻ quá muộn, nhưng muộn còn hơn không.
Rõ ràng là, Việt Nam không dại gì nghiêng về Mỹ để chống Trung Quốc và cũng chẳng có ngây thơ ngả theo Trung Quốc để chống Mỹ. Việt Nam muốn là bạn với tất cả trên tinh thần tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau.
Lê Ngọc Thống
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Nhà của những gia đình theo Công giáo thời xưa. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét