Trên tạp chí China Eye số ra tháng 6-2012, một thuyền phó tàu hải giám tên Hứa Chí Dung, viết: “Trung Quốc đang phải đối mặt với cả nhóm láng giềng hung hăng, dẫn đầu là Việt Nam và Philippines với sự hậu thuẫn của Mỹ”. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Hãng tin Reuters ngày 26-7-2012 nhận định Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tranh chấp trên biển Đông trong khi các quan chức và giới bình luận nước này luôn miệng kêu gọi Bắc Kinh “mạnh tay” hơn với các quốc gia láng giềng.
Ban thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc bao gồm các gương mặt dân sự, hầu như không lên tiếng về tranh chấp trên biển Đông. Trong khi đó, giới quân sự, cố vấn tình báo, tướng lĩnh hải quân liên tiếp hối thúc Bắc Kinh ra tay kiên quyết hơn.
Hãng tin Reuters ngày 26-7-2012 nhận định Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tranh chấp trên biển Đông trong khi các quan chức và giới bình luận nước này luôn miệng kêu gọi Bắc Kinh “mạnh tay” hơn với các quốc gia láng giềng.
Ban thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc bao gồm các gương mặt dân sự, hầu như không lên tiếng về tranh chấp trên biển Đông. Trong khi đó, giới quân sự, cố vấn tình báo, tướng lĩnh hải quân liên tiếp hối thúc Bắc Kinh ra tay kiên quyết hơn.
"E ấp" - diễn viên múa Linh Nga |
Hầu hết bọn họ lên án Mỹ chống lưng cho các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, để “thách thức chủ quyền của Bắc Kinh”.
Trên tạp chí China Eye số ra tháng 6-2012, một thuyền phó tàu hải giám tên Hứa Chí Dung, viết: “Trung Quốc đang phải đối mặt với cả nhóm láng giềng hung hăng, dẫn đầu là Việt Nam và Philippines với sự hậu thuẫn của Mỹ”.
Đã vậy, Hứa cùng nhiều cây bút bình luận khác còn đổ thừa căng thẳng leo thang trên biển Đông là hậu quả trực tiếp của chiến lược quay lại châu Á của Mỹ.
Hầu hết các chuyên gia phân tích chính sách an ninh nước ngoài và cả Trung Quốc đều tin rằng Bắc Kinh muốn tránh xung đột quân sự trên biển Đông, tuyến đường biển xương sống vốn vận chuyển khoảng 5.000 tỉ USD/năm, đặc biệt là trước viễn cảnh có sự can thiệp của Mỹ.
Nhưng mặt khác, Trung Quốc gia tăng cản trở sự thống nhất của các nước đối đầu. Bằng cách này, Trung Quốc sẽ cô lập được các nước nhỏ và yếu hơn rồi giành ưu thế trong đàm phán song phương.
Bằng chứng cho chiến lược này chính là việc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa qua không ra được tuyên bố chung về tranh chấp trên biển Đông. Ảnh hưởng hậu trường của Trung Quốc đối với nước chủ nhà Campuchia được cho là nguyên nhân của sự chia rẽ trên.
Một gia đình nhà giàu Việt Nam xưa. |
Một số nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc lên giọng tuyên bố các nước láng giềng nên chấp nhận một thực tế là Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và sẽ chấn chỉnh lại các mối quan hệ được thiết lập trong quá khứ khi nước này còn yếu kém.
Ông Stephen Hadley, cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, kể rằng trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng 7, một quan chức cấp cao nước này nhấn mạnh các quan điểm của Trung Quốc cần được coi trọng hơn vì nước này đã mạnh hơn.
Theo Nguoilaodong
Theo Nguoilaodong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét