Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Trung Quốc không thể độc chiếm biển Đông

"Thanh tân" - thiếu nữ Việt Nam
Tình hình biển biển Đông đang trở nên nóng hơn bởi lập trường và cách ứng xử của các nước có liên quan, nhất là các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga…Tư tưởng bá quyền của Trung Quốc ngày càng bộc lộ bằng hành động tăng cường lực lượng quân sự và tuyên bố sắn sàng sử dụng vũ lực nếu cần thiết. (ảnh không liên quan đến bài viết)


Báo chí Trung Quốc cũng đã công khai tư tưởng và hành động bá quyền với luận điệu tuyên truyền xảo trá, đánh lừa dư luận trong nước và quốc tế. Hành động này của phía Trung quốc đã và đang bị dư luận quốc tế vạch trần và lên án. Để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo, nhận chân tư tưởng và hành động bá quyền của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay, Văn Hóa Nghệ An giới thiệu bài viết của Yuriko Kpoike - cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Trung Quốc hiện đang tranh chấp với Philippines về bãi cạn Scarborough và với Nhật Bản về quần đảo Senkaku ở biển Đông, cả hai đều ở cách Trung Quốc quá 200 hải lý. Thật tình mà nói, hiện nay Trung Quốc đang đưa những đòi hỏi về đất đai quá ư rộng lớn khiến nhiều người Á Đông tự đặt câu hỏi làm sao thỏa mãn được ý muốn củaTrung Quốc trong cái gọi là phải bảo đảm "những quyền lợi căn bản" của Trung Quốc. Trong cái đòi hỏi vô giới hạn này, phải chăng lại một lần nữa Trung Quốc đã tự coi mình là "đế quốc Trung ương" và muốn cả thế giới đều phải cúi đầu ? 
Chùa cổ (Thụy Khuê, Hà Nội) - ảnh Việt Nam xưa
Cho tới nay Trung Quốc chỉ chính thức liệt kê Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương trong số "những quyền lợi căn bản" của Trung Quốc khi đưa ra những từ ngữ cố chày về khái niệm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Trung Quốc hiện giờ lại muốn áp dụng những từ ngữ đó cho đảo Senkaku và đang đi gần đến hiểm nguy khi đòi hỏi tất cả biển Nam Trung Hoa đều thuộc về mình; thật ra nhiều cấp cao Trung Quốc đang đưa ý đồ đó vào hiện thực. 
Quần đảo Senkaku nằm ở phía Tây Okinawa trong biển Đông không có người ở, được chính phủ Minh Trị Thiên hoàng sáp nhập vào nước Nhật từ năm 1895. Có một thời gian ngắn, đảo được dùng làm chỗ cư ngụ cho các ngư phủ một xí nghiệp đánh cá ngừ. Năm 1969, Ủy hội Kinh tế Á đông và Viễn đông của Liên hiệp quốc phác giác là ở gần những đảo này có nhiều khoáng vật và dầu khí. Cả 2 bên Đài Loan và Trung Quốc đều đòi hỏi có chủ quyền trên quần đảo này, nhưng đối với chính phủ Nhật, chủ quyền của Nhật Bản là điều không thể chối cãi được. 
Tháng Tư năm 2012, thủ hiến Tokyo, Shintaro Ishihara, báo tin là chính phủ sẽ mua lại 4 đảo trong quần đảo hiện thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Tiền quyên để mua lại những đảo này đã lên đến quá 8,4 triệu đô la. Nhà cầm quyền Trung Quốc phản ứng lại đề nghị này bằng cách không tiếp người con của Ishihara, tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do (đảng đối lập chính hiện giờ), mặc dù cuộc viếng thăm này đã được tiên liệu từ lâu. 
"Đường nối  tiếp" - siêu mẫu nội y châ Âu
Và trong cuộc hội nghị giữa 2 thủ tướng Nhật Bản, Yoshihiko Noda, và Trung quốc, Ôn Gia Bảo, bên lề cuộc họp thượng đỉnh tay ba với Đại Hàn, Ôn Gia Bảo đã gắn kết cùng trong một câu nói, phong trào Ouighour đòi độc lập cho Tân Cương và vấn đề quần đảo Senkaku: "Điều quan trọng là phải tôn trọng quyền lợi căn bản của Trung Quốc và những vấn đề đặc biệt nhạy cảm ". Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ sử dụng những từ ngữ này khi nói về quần đảo Senkaku. Cuộc hội họp đã kết thúc nhanh chóng. Lời tuyên bố chung sau buổi họp thượng đỉnh bị trì hoãn tới ngày hôm sau và trong bản tuyên bố không đả động gì tới Bắc Triều Tiên tuy đây mới là một trong những vấn đề chính đối với Nhật Bản và Đại Hàn. 
Thật là một sự lăng nhục cho các nhà lãnh đạo Nhật Bản, đồng thời cũng có giá trị một sự cảnh cáo không những về quần đảo Senkaku, mà còn về chuyện Nhật đã tiếp đón Hội nghị IV toàn thế giới dân tộc Ouighour ở tháng 5 năm ngoái, mặc dù Hội nghị không được sự chấp thuận chính thức của chính phủ Nhật. 
Ngoài ra hải quân Trung Quốc có mặt mỗi ngày một nhiều ở phía Nam biển Đông kế cận quần đảo Spratleys (Trường Sa) của Việt Nam. Sự quyết tâm làm chủ biển Đông mới này của Trung Quốc đã tạo ra nỗi lo sợ cho những nước ven biển Đông. Philippines không những bị dọa dẫm bởi những tàu chiến Trung quốc ngoài khơi bãi cạn Scarborough, mà hàng hóa Philippines còn bị Trung Quốc giới hạn nhập khẩu. 
"Hylas và các nàng tiên sông" - tranh của họa sĩ John William Waterhouse
Sự xâu xé nhau trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc cũng làm các lời tuyên bố của các lãnh đạo Đảng trở lên cứng rắn, dứt khoát hơn và không ai muốn tỏ vẻ hòa hoãn. Nhưng sở dĩ chính quyền Trung Quốc cho tới bây giờ vẫn không tổ chức những cuộc biểu tình khổng lồ chống Nhật Bản để biểu lộ sự không bằng lòng của mình, là vì không một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào không cảm thấy địa vị của mình quá là bấp bênh từ khi Bắc Hy Lai bị hạ bệ: những người này không dám chắc một cuộc biểu tình chống Nhật không có thể biến thành một cuộc biểu tình chống chính phủ. 
Quyền lợi căn bản của Trung Quốc không nằm trong sự bành trướng đất đai hay làm bá chủ các nước láng giềng mà là sự kính trọng nhân quyền và sự cải thiện đời sống của mỗi người công dân. Khi nào các nhà cầm quyền Trung Quốc mới biết là những đòi hỏi đất đai ở biển Đông chỉ có thể được giải quyết bằng những cuộc đàm phán đa phương để những nước nhỏ bé như Philippines và Việt Nam không cảm thấy bị đe dọa. Cái gọi là "những quyền lợi căn bản" của Trung Quốc mỗi ngày một lớn sẽ phải chịu trách nhiệm về sự mất ổn định ở Đông Nam Á. 
Yuriko Kpoike 
Nguyên Phong dịch từ nguyên văn tiếng Pháp 
Nguồn : Nhật báo Le Figaro ngày 31-5-12 từ bản tiếng Anh của Projet Syndicat, 2012 (www.projet-syndicate.org) 
"Mời gọi" - Hot girl Malaysia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét