"Sắc xuân" - Hot girl Việt Nam |
Thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân biệt thời gian. Cuối cùng chúng cho ra sự khác biệt của những tộc Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc vậy có thể kết luận là: lãnh thổ Văn Lang rộng tới hồ Ðộng Đình. (ảnh không liên quan đến bài viết)
I- Sơ tầm về Tộc Việt
Việt Nam có những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như:
- Ðại-Việt sử ký toàn thư.
Việt Nam có những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như:
- Ðại-Việt sử ký toàn thư.
- An-Nam chí lược.
- Ðại-Việt thông-sử.
- Khâm-định Việt sử thông giám cương mục.
- Ðại-Nam nhất thống chí.
Ðại cương mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam như sau:
Vua Minh cháu bốn đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương nam, đến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên hạ sinh một con trai tên Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng: "Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy điều hiếu hoà mà ở với nhaụ Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử, tuyệt tôn".
Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây lịch, đến đây thì chia làm hai:
1) Thần-Nông Bắc.
- Vua Nghi (2889-2884 trước Tây lịch)
Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây lịch, đến đây thì chia làm hai:
1) Thần-Nông Bắc.
- Vua Nghi (2889-2884 trước Tây lịch)
- Vua Lai (2843-2794 trước Tây lịch)
- Vua Ly (2795-2751 trưước Tây-lịch)
- Vua Du-Võng (2752-2696 trước Tây-lịch).
Ðến đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng-đế từ năm giáp Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời đại Hoàng-đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tư-mã Thiên khởi chép quyển một là Ngũ-đế bản kỷ, coi Hoàng-đế là Quốc-tổ Trung-quốc, không chép về thời đại Thần-Nông.
2) Triều đại Thần-Nông Nam
Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch) hiệu là Kinh Dương, lúc mười tuổi. Sau người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung cho đến nay (1991) là 4870 năm, vì vậy người Việt tự hào rằng đã có năm nghìn năm văn hiến.
Xét về cương giới cổ sử chép: "Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương, đặt tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-Tâỵ Vua Kinh Dương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra Thái-tử Sùng-Lãm. Thái-tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai. Khi vua Kinh Dương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua, tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-Lang. Nước Văn-Lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, tây giáp Ba-thục, đông giáp biển Đông-hải".
Cổ sử đến đây, không có gì nghi ngờ, nhưng tiếp theo lại chép: "Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp theo lối cha truyền con nối.
2) Triều đại Thần-Nông Nam
Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch) hiệu là Kinh Dương, lúc mười tuổi. Sau người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung cho đến nay (1991) là 4870 năm, vì vậy người Việt tự hào rằng đã có năm nghìn năm văn hiến.
Xét về cương giới cổ sử chép: "Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương, đặt tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-Tâỵ Vua Kinh Dương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra Thái-tử Sùng-Lãm. Thái-tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai. Khi vua Kinh Dương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua, tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-Lang. Nước Văn-Lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, tây giáp Ba-thục, đông giáp biển Đông-hải".
Cổ sử đến đây, không có gì nghi ngờ, nhưng tiếp theo lại chép: "Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp theo lối cha truyền con nối.
- Hoàng-tử thứ nhất tới thứ mười lập ra vùng hồ Ðộng-đình. (Nay là Hồ-Nam, Quý-châu, Trung-quốc.)
- Hoàng-tử thứ mười một tới thứ hai mươi lập ra vùng Tượng-quận (Nay là Vân-Nam và một phần Quảng-Tây, Tứ-xuyên thuộc Trung-quốc).
- Hoàng-tử thứ ba mươi mốt tới bốn mươi lập ra vùng Chiêm-thành (Nay thuộc Việt-Nam, từ Thanh-hóa đến Ðồng-nai).
- Hoàng-tử thứ bốn mươi mốt tới năm mươi lập ra vùng Lão-qua (Nay là nước Lào và một phần Bắc Thái-lan).
- Hoàng-tử thứ năm mươi mốt tới sáu mươi lập ra vùng Nam-hải (Nay là Quảng-đông, và một phần Phúc-kiến, Trung-quốc).
- Hoàng-tử thứ sáu mươi mốt tới bảy mươi lập ra vùng Quế-lâm (Nay thuộc Quảng-tây, Trung-quốc).
- Hoàng-tử thứ bảy mươi mốt tới tám mươi lập ra vùng Nhật-nam (Nay thuộc Việt-Nam từ Nghệ-an tới Quảng-bình).
- Hoàng-tử thứ tám mươi mốt tới chín mươi lập ra vùng Cửu-chân. (Nay thuộc Việt-Nam từ Ninh-bình tới Thanh-hóa, Nghệ-an, Hà-tĩnh).
- Hoàng tử thứ chín mươi mốt tới một trăm lập ra vùng Giao-chỉ. (Nay là Bắc Việt-Nam và một phần tỉnh Quảng-tây, Vân-Nam thuộc Trung-quốc).
Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các hoàng-tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết, để chầu hầu phụ mẫu".
Một huyền sử khác lại thuật: Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: "Ta là Rồng, nàng là loài Tiên ở với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần".
Các sử gia người Việt lấy năm vua Kinh Dương lên làm vua là năm Nhâm-tuất (2879 trước Tây-lịch), nhưng không tôn vua Kinh Dương với Công-chúa con vua Ðộng-đình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm Quốc-tổ và Công-chúa Âu-Cơ làm Quốc-mẫu. Chủ đạo của tộc Việt bắt nguồn từ niềm tin này.
3) Triều đình, dân tộc
Hai triều đại đầu tiên cai trị vùng Á-châu Thái-bình dương: Phía Bắc sông Trường-giang sau thành Trung-quốc. Phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan, sau thành Ðại-Việt.
Hai triều đại Thần-Nông Nam-Bắc cai trị dân chúng:
- Không có nghĩa là dân chúng cùng một chủng tộc;
- Không có nghĩa là tộc Hoa, tộc Việt là một;
- Cũng không có nghĩa tất cả dân chúng tộc Hoa, tộc Việt đều là huyết tộc của vua Thần-Nông.
Trung-quốc, Ðại-Việt là anh em về phương diện chính trị. Giòng Thần-Nông cai trị vùng đất Trung-quốc, Ðại-Việt là anh em, nhưng dân chúng không hoàn toàn là anh em. Dân chúng hai nước bao gồm nhiều tộc khác nhau như Mongoloid, Malanésien, Indonésien, Australoid, và cả Négro-Australoid.v.v.
Người Hoa, người Việt nhân triều đại Nam-Bắc Thần-Nông tổ chức cai trị, lập thành nước, mà tôn làm tổ mà thôi, chứ hai vùng hồi đó có hàng nghìn, hàng vạn bộ tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, văn hóa khác nhau.
Sau này các văn nhân người Hoa ở vùng lưu vực Hoàng-hà, lưu vực sông Hán, nhân có chữ viết, lại không đi ra ngoài, rồi tưởng tượng mà viết thành sách, tự cho mình là con trời, tự trời mà xuống; sau đó đem văn minh, truyền bá ra khắp thế giới (Thiên-hạ), người sau lấy làm chủ đạo của họ.
"Cày ruộng" - tranh của họa sĩ Từ Bi Hồng |
Mỗi dân tộc đều có một chủ đạo, cùng một biểu hiệu. Người Pháp cho rằng tổ tiên là người Gaulois, con vật tượng trưng là con gà trống. Người Anh lấy biểu hiệu là con sư-tử. Người Hoa-kỳ lấy biểu hiệu là con chim ưng. Người Trung-hoa lấy biểu hiệu là con Rồng. Người Việt lấy biểu hiệu là con Rồng và con chim Âu. Gốc biểu hiệu này lấy từ huyền sử vua Lạc-Long là loài rồng, công-chúa Âu-Cơ là loài chim.
1- Chủ đạo của Trung Quốc
Người Hoa thì tin rằng mình là con trời. Cho nên trong các sách cổ của họ, vua được gọi là Thiên-tử, còn các quan thì luôn là người nhà trời xuống thế phò tá cho vua. Chính niềm tin đó cùng với văn minh Hoa-hạ, văn minh Nho-giáo đã kết thành chủ-đạo của họ.
Cho nên người Hoa dù ở đâu, họ cũng có một tổ chức xã hội riêng, sống với nhau trong niềm kiêu hãnh con trời. Cho dù họ lưu vong đến nghìn năm họ cũng không bị đồng hóa, không quên nguồn gốc.
Cũng chính vì vậy, mà từ một tộc Hoa nhỏ bé ở lưu vực sông Hoàng-hà, họ đánh chiếm, đồng hóa hàng nghìn nước xung quanh, và nước của họ rộng lớn như ngày naỵ Hầu hết những nước khác đến cai trị họ, đều bị họ đồng hóa. Mông-cổ, Mãn-thanh bị đồng hóa, bị mất hầu hết lãnh thổ. Nhưng chủ-đạo và sức mạnh của người Trung-quốc phải ngừng lại ở biên giới Hoa-Việt.
Chủ đạo của Trung-quốc bắt nguồn từ thời nào? Từ sách nào? Do ai khởi xướng?
Ðầu tiên là Kinh-thư, không rõ tác giả là ai, xuất hiện trước Khổng-tử, thiên Vũ-cống gọi thế giới chúng ta ở là Thiên-hạ (Dưới trời). Thời cổ, các văn nhân Trung-quốc không đi xa hơn vùng sông Hán, sông Hoàng-hà, họ tưởng đâu thế giới chỉ có Trung-quốc, nên gọi Trung-quốc là Thiên-hạ. Thiên-hạ là Trung-quốc, tức là nước ở giữa. Bốn phía Trung-quốc là biển, nên gọi Trung-quốc là hải-nội, các nước khác là hải-ngoại.
Kinh-thư thiên Vũ-cống chia Thiên-hạ thành 9 châu: Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung. Lại dùng khoảng cách, chia làm năm cõi, gọi là Ngũ-phục, mỗi cõi cách nhau năm trăm dặm (250km). Ngũ-phục là Ðiện-phục, Hầu-phục, Tuy-phục, Yêu-phục, Hoang-phục.
Trung-ương là kinh đô của nhà vua.
Ðiện-phục ở ngoài kinh đô năm trăm dặm.
Hầu-phục ở ngoài cõi Ðiện-phục năm trăm dặm: trong năm trăm dặm cõi Hầu thì khoảng cách một trăm dặm để phong thái ấp cho các quan khanh, đại phụ Hai trăm dặm nữa phong cho các tước Nam. Hai trăm dặm nữa phong cho các chư Hầu.
Kế tiếp Hầu-phục là Tuy-phục. Trong năm trăm dặm cõi Tuy thì ba trăm dặm là nơi truyền bá văn chương, giáo hóa quần chúng; còn hai trăm dặm để hưng thịnh võ bị, bảo vệ quốc gia.
Sau cõi Tuy là cõi Yêu. Trong ba trăm dặm cõi Yêu là nơi cho rợ phương Ðông ở. Hai trăm dặm còn lại là nơi để đầy tội nhân.
Cõi cuối cùng là cõi Hoang, năm trăm dặm. Trong ba trăm dặm gần dành cho mọi phương Nam ở, hai trăm dặm cuối cùng để đầy người có tội nặng.
Ra khỏi cõi Hoang là... biển.
Với lối phân chia lẩm cẩm, hài hước ấy, năm nghìn năm qua, dân Trung-quốc coi là Kinh, tức những gì không thể thay đổi, rồi trở thành chủ đạo của tộc Hoa.
Tiếp theo Kinh Thư, sách Tả-truyện, Tả Khâu Minh cũng viết: "Trời làm chủ Thiên-hạ, Vua nối trời mà cai trị. Kẻ chịu mệnh trời mà cai trị là Thiên-tử".
Ðến Mạnh-tử, thiên Ly-lâu viết: "Thiên hạ là quốc gia, Gốc của thiên hạ là quốc, Gốc ở quốc là gia".
Vì ảnh hưởng của sách cổ nên người Hoa mới nảy sinh ra tư tưởng "Nội Hoa hạ, ngoại Di, Ðịch". Nghĩa là trong Ngũ-phục thì là chốn văn minh, còn ngoài ra thì là mọi rợ.
Kinh-lễ, thiên Vương-chế nói: "Ðông phương viết Di, Tây phương viết Nhung, Nam phương viết Man, Bắc phương viết Ðịch".
Nghĩa là: "Người ở Ðông phương gọi là Di, Tây-phương là Nhung, Nam phương là Man, Bắc phương là Ðịch".
Di, Nhung, Man, Ðịch là những từ để chỉ mọi rợ. Bốn chữ đó khi viết thì có bộ trùng, bộ thú, bộ khuyển ở cạnh. Có nghĩa các sắc dân đó là cầm thú, côn trùng, chó mèo!
Ngay đối với người Âu, Mỹ hồi thế kỷ thứ 20 về trước, người Hoa gọi là Bạch-quỷ! Họ còn phân ra người Âu là Tây dương Quỷ. Người Mỹ là Mỹ-lan-tây Quỷ. Người Anh là Hồng-mao Quỷ. Người Nga là La-sát Quỷ.
Từ nguồn gốc kinh điển cổ, người Hoa tự cho mình là con trời (Thiên-tử), cho nên hầu hết các tiểu thuyết của họ thì vua luôn có tướng tinh là con rồng vàng, là Thanh-y đồng tử trên thượng giới giáng sinh. Các quan võ thì luôn là Vũ-khúc tinh quân, các quan văn là Văn-khúc tinh quân. Quần thần thì là Nhị-thập bát tú giáng hạ. Với chủ đạo này, họ đã đánh chiếm mấy trăm nước tạo thành một Trung-quốc vĩ đại.
2- Chủ đạo của Việt Nam
Như trên đã trình bầy, với nguồn gốc lập quốc, người Việt có niềm tin mình là con của Rồng, cháu của Tiên, cho nên người Việt có một sức bảo vệ quốc gia cực mạnh.
Truyền thống sang thế kỷ thứ 2 trước Tây-lịch lại thêm vào tinh thần của vua An Dương. Sang đầu thế kỷ thứ nhất, nổ ra cuộc khởi nghĩa của một phụ nữ, và 162 anh hùng, trong đó có hơn trăm người là nữ giới.
Cuộc khởi nghĩa đuổi ngoại xâm Trung-hoa, lập lên triều đại Lĩnh-Nam. Phụ nữ đó làm vua Trưng. Nối tiếp mỗi thời đại đều có tinh thần riêng, tạo thành niềm tin vững chắc.
Tộc Việt đã chiến đấu không ngừng để chống lại cuộc Nam tiến liên miên trong hai nghìn năm của người Hoa. Bất cứ thời nào, người Việt dù bị phân hóa đến đâu, nhưng khi bị ngoại xâm, họ lập tức ngồi lại với nhau để bảo vệ quốc gia. Trong những lớp phế hưng của lịch sử Việt, hễ ai dựa theo chủ đạo tộc Việt, đều thành công trong việc giữ được quyền cai trị dân...
"Sóng cạn" - người đẹp Trang Nhung |
Các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm:
- Thuyết của giáo sư Léonard Aurousseau về cuộc di cư của người Ư-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-Lạc.
- Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-Lạc.
- Thuyết của học giả Ðào Duy Anh, Hồ Hữu Tường về cuộc di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam.
Tất cả các thuyết này đều căn cứ vào những thư tịch cổ Trung-quốc, Việt-Nam. Mà những thư tịch này không có một biện chứng khoa học nào cả cùng với kết luận:
"Trên vùng đất thuộc lãnh thổ Trung-quốc, Việt-Nam hiện tại: Giống người đã từ châu Phi đến bằng hai đường. Một là đường Nam-á, đến Đông Nam-á, ngược lên vùng Hoa Nam. Hai là từ châu Phi, tới châu Âu, rồi sang Bắc Trung-quốc. Cuối cùng cả hai giống người hòa lẫn với nhau trên lãnh thổ Trung-quốc.
Từ 5000 năm trước Tây lịch cho đến nay, thì tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía nam sông Trường-giang, Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt đi xuống Giao-chỉ.
Thường xảy ra chuyện người Việt di cư từ nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt. Nhưng đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lãnh thổ của họ, chứ không phải họ là người Trung-quốc di cư xuống Nam, lập ra nước Việt".
Phố Bát Đàn (Hà Nội) - ảnh Việt Nam xưa |
Trong khoảng 5000 trước Tây-lịch, lãnh thổ tộc Việt nằm từ phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan. Phía Tây tới tỉnh Tứ-xuyên Trung-quốc, phía Ðông tới biển Nam-hải. Nghĩa là bao gồm toàn bộ Hoa-Nam và Ðông Dương.
1) Dùng biện chứng y-khoa vào khảo cổ
Các nhà khảo cổ căn cứ vào xương sọ tìm được tại Trung và Bắc-phần (70 cái). Trong đó có 38 cái do người Pháp sưu tầm thuộc thời đại Đồ-đá, thì 29/38 cái được kết luận là thuộc chủng loại Malanésien, Indonésien, Australoide hay Nam-á. Với 29 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể. Gần đây các học giả Việt-Nam lại tìm ra 32 xương sọ, thuộc thời đại Đồ-sắt (1000 năm trước Tây-lịch đến 300 sau Tây-lịch), thì 22/27 thuộc chủng loại Mongoide. Với 32 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể tộc Việt thuộc chủng loại Mongoide.
Những tác giả trên đã căn cứ vào chỉ số xương sọ để kết luận. Nhưng y học đã tiến bộ, căn cứ vào chỉ số xương sọ để định nguồn gốc đã bị đánh đổ. Nguyên do: Khi con người di cư đến vùng khác, bị khí hậu, bị nước uống, bị thực phẩm làm thay đổi xương sọ.
Khi dùng hệ thống ADN, hệ thống sinh học mới nhất thử nghiệm ngay những người đang sống của 35 dòng họ tại Hoa Nam với Việt-Nam, rồi với những dòng họ khác tại Hoa Bắc. Lại cũng thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân biệt thời gian. Cuối cùng chúng cho ra sự khác biệt của những tộc Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc vậy có thể kết luận là: lãnh thổ Văn-lang tới hồ Ðộng-đình.
2) Những vấn đề
Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc qủa tới hồ Động-đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba-thục và phía Đông phải giáp Đông-hải.
2) Những vấn đề
Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc qủa tới hồ Động-đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba-thục và phía Đông phải giáp Đông-hải.
Có thực như thế không? Ta phải đi tìm ranh giới phía Bắc qua những huyền thoại
- Vấn đề thứ nhất: Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Ðộng-đình. Có thực như vậy không?
Truyền thuyết nói Ðế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Ðế-Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh Dương sau thành Văn-lang.
Núi Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình nay vẫn còn. Nhưng liệu có di tích gì chứng minh chăng?
- Vấn đề thứ nhì: Truyền thuyết nói: Sau khi vua Kinh Dương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi có chín vạn hoa tầm xuân nở. Liệu trên núi này có di tích gì về cuộc tình năm nghìn năm trước chăng?
- Vấn đề thứ ba: Truyền sử nói: Sau khi Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần.
Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm một lần gặp nhau ở cánh đồng Tương.
Cánh đồng Tương ở đâu? Nếu có cánh đồng Tương thì cũng có thể kết luận rằng biên giới nước Văn-lang tới hồ Ðộng-đình.
- Vấn đề thứ tư: Chứng tích thứ nhất xác định: Bộ Sử-ký của Tư-mã, Nam-Việt liệt truyện có thuật việc vua nước Nam-Việt là Triệu-Ðà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam-quận, Trường-sa (Mậu-Ngọ 183 trước Tây-lịch).
Như vậy biên giới Nam-Việt (tức Việt-Nam) với Hán (tức Trung-quốc) ở vùng này. Ngày nay Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam, nằm ngay Nam ngạn sông Trường-giang.
- Vấn đề thứ năm: Huyền sử nói rằng: Trong cuộc khởi nghĩa của vua Trưng, khi Trưng Nhị, Trần Năng, Phật Nguyệt, Lại Thế-Cường, Trần Thiếu-Lan đem quân đánh Trường-sa (39 sauTây-lịch), thì nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang (sự thật đó là Tương-giang thông với hồ Ðộng-đình).
Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam và Hán (42 sau Tây-lịch). Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Ðộng-đình là Phật Nguyệt, tướng Hán là Mã Viện, Lưu Long (40 sau Tây-lịch).
Có thực thế không? Có hai trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình không? Nếu có thì ranh giới thời Lĩnh-Nam (40-43 sau Tây-lịch) quả tới hồ Ðộng-đình.
- Vấn đề thứ sáu: Năm 42, sau Tây-lịch, ba tướng thống lĩnh Kỵ-binh thời vua Trưng là Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang, đánh nhau với quân Hán tại Bồ-lăng thuộc Tượng-quận, vì quân ít, thế cô, ba ông tự tử. Vậy Bồ-lăng ở đâu?Có trận này không? Nếu có trận này thì ranh giới Lĩnh-Nam phía Tây quả tới Ba-thục (Tứ-xuyên).
Các sử gia Việt Nam gần đây (1900-1975) đều đặt nghi vấn rằng làm gì biên giới thời Văn-Lang rộng như vậy? Nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay khoảng trăm cây số là cùng...
Bác sĩ Trần Ðại Sỹ
Bác sĩ Trần Ðại Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét