Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Các cuộc Thập Tự chinh của Công giáo La Mã chống Hồi giáo

"Hút hồn" - ca sĩ Thu Thủy
Sự thiển cận về kiến thức và tinh thần cuồng tín tôn giáo đã mau chóng biến việc tái chiếm Jerusalem khỏi tay quân Hồi giáo thành một khát vọng thiêng liêng vô cùng cuồng nhiệt. Chẳng mấy chốc đã có hàng trăm ngàn nông dân ghi tên, trong số đó có ít nhất là 60.000 trẻ vị thành niên! (ảnh không liên quan đến bài viết)

Tiếng La tinh CRUX có nghĩa là Thánh Giá hoặc Chữ Thập, biểu tượng của đạo Ki tô. Từ chữ Crux phát sinh ra danh từ CRUSADE, có nghĩa là cuộc viễn chinh của đoàn quân Công giáo từ châu Âu kéo qua các nước lân cận để tấn công những người Hồi giáo trong thời Trung cổ.
Những người lính trong đoàn quân viễn chinh Công giáo này đều mang huy hiệu chữ thập ở phía trước ngựcvà phía sau lưng nên được gọi là Thập Tự quân (Crusaders). Suốt trong hai thế kỷ XI-XIII (1096-1291) những đoàn quân Thập tự này đã gieo rắc biết bao kinh hoàng tang tóc cho những người Hồi giáo Ả Rập. Hình ảnh tàn bạo mang rợ của đoàn quân Công giáo châu Âu đã in sâu vào tim óc của thế giới Hồi giáo nói chung và của những người Hồi giáo Ả Rập nói riêng. Đến nỗi ngày nay, người Hồi giáo đã đồng hóa Công giáo với chủ nghĩa thực dân đế quốc. Mỗi khi lên án hành động bành trướng bá quyền củaTây phương họ thường tố cáo hành vi đó là “Tân chiến tranh Thập tự” (Néo-Crusade).
Chúng ta hãy coi lại lịch sử của hai thế kỷ chiến tranh đẫm máu do những đoàn quân chữ Thập Công giáo La Mã phát động chống những người Hồi giáo ở Trung đông trong hai thế kỷ XI-XIII. Để trình bày về đề tài này, chúng tôi tham khảo các tài liệu sau đây:
1)The Crusades, by Brenda Staleup, Green haven Press xuất bản 2000.
2) The Oxford Illustrated History of Medieval Europe, by George Holmes, Oxford University press 1986.
3) The Cross and the Crescent, by Malcoms Billing Sterling Publication 1988. 
"Nhớ một chiều Tây Bắc" - tranh của họa sĩ Phan Kế An
Nguyên nhân chiến tranh 
Có hai nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thảm khốc giữa hai tôn giáo anh em (fraternal faiths) kéo dài 195 năm và sự tranh chấp lãnh thổ giữa hai tôn giáo (nhưng thực chất cả hai đều là đế quốc):
I- Sự xung đột về giáo lý 
Mặc dầu kinh Koran là kinh thánh của đạo Hồi (Koran: The Muslim Gospel) công nhận Jesus là vị tiên tri đứng hàng thứ hai sau Muhammad, nhưng Koran phủ nhận tính cách thiêng liêng của Jesus. Koran gọi các phép lạ của Jesus là những trò học mót ở Babylon (magic and such things as come down at babylon) - Koran 2:102). Kinh Koran hoàn toàn phủ nhận tội tổ tông, hoàn toàn phủ nhận cái chết của Jesus trên thập giá. Koran khẳng định người Do thái không giết và không đóng đinh Jesus (The Jews killed him not, nor cruxified him - Koran 4:157). 
Muhammad thù ghét Công giáo vì đạo này thờ ảnh tượng, vi phạm điều răng thứ hai của Maisen. Một điều nữa mà Muhammad ghét cay ghét đắng là thuyết Thiên Chúa ba ngôi của đạo Ki tô. Đối với Muhammad, Ki tô là đạo Đa thần giáo, đi ngược là chủ thuyết độc thần của tổ phụ Abraham. 
Hồi giáo và Do thái giáo là hai đạo độc thần đúng nghĩa vì chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất (Monotheist Religion=Only-One-God Religion). Công giáo La mã thờ ảnh tượng, thờ ba Thiên Chúa, quá tôn sùng bà Maria và các các thánh do họ tự phong... do đó Công giáo là một tà đạo đa thần chứ không phải là đạo Thiên Chúa đúng nghĩa. 
Muhammad cũng ghét đạo Do Thái vì Do Thái gọi Thiên Chúa bằng số nhiều Elohim (số nhiều của El), đạo Hồi gọi Thiên Chúa bằng số ít. Danh từ El trong tiếng Ả Rập là Il. Đi liền với Il có chữ “ah” là một mạo tự (article) trong ngôn ngữ Ả Rập. Vì thế Il thành Il-ah. Khi chuyển sang Anh ngữ, các chữ I thành A, vì thế Il-ah thành ALLAH (cũng như Ibrahim trong tiếng Ả-rập đổi thành Abraham trong tiếng Anh). 
Muhammad gọi chung những người theo đạo Do Thái và Ki tô giáo là “những tín đồ của các sách Thánh kinh” (The people/the followers of the Books) hoặc gọi chung là “những kẻ không tin Thiên Chúa Allah” (The unbelievers). Riêng với các tín đồ Công giáo, Muhammad gọi là “những kẻ thời thần tượng” (The idolers). 
"Buông lơi" - Hot girl Trung Quốc
Trong kinh Koran, Muhammad công khai kêu gọi các tín đồ Hồi giáo phải chiến đấu chống lại những kẻ theo đạo Do Thái, đạo Ki tô và tất cả những ai không tin theo đạo Hồi. Trong vùng kiểm soát của Hồi giáo, bất cứ một ai ngoại đạo phải nạp thuế thân và phải chấp nhận một địa vị thấp kém trong xã hội (Fight those who do not believe God and His Messenger, those who among the People of the Books, fight them until they personally pay tax on non-Muslims ackowledging their inferiority - Koran, Sura 9). 
Những người Công giáo thờ ảnh tượng bị coi là hạng người dơ bẩn và bị cấm vào các đền thờ Hồi giáo (The idolers are nothing but unclean, so they shall not approach the sacred mosque - Koran 9:28). Các người Do Thái và Ki tô bị cấm không được xây nhà thờ mới hay sửa chữa nhà thờ cũ, cấm đeo thánh giá trước ngực, không được đọc kinh to tiếng và cấm ngặt rước kiệu trên đường phố. 
Người Ki tô giáo bị coi là đa thần giáo có thể bị sát hại bất cứ lúc nào. Kinh Koran chương 9 câu 5 đã quy định: “Khi những tháng thánh qua đi, các ngươi hãy giết những kẻ đa thần bất cứ nơi nào bắt gặp chúng, hãy phục kích để bắt chúng” (When the sacred month have passed away then kill the polytheists wherever you saw them, take them captives and wait for them in every ambush - Koran Sura 9:verse 5). Người Tây phương gọi những câu thơ nói trên là “những câu thơ của đao binh” (The verse of the swords).
Trong thực tế, những câu thơ của kinh Koran đã tạo nên sự dũng mãnh của những đoàn quân Hồi giáo trong công cuộc mở mang nước Chúa Allah (The Kingdom of Allah). Chỉ trong một thế kỷ, đoàn quân Hồi giáo đã chiếm hết Bắc Phi, Trung Đông, một phần châu Âu và tràn tới Trung Á, tới tận biên giới Trung Quốc. Nhưng đồng thời những câu thơ nói trên cũng đã gây hận thù sâu sắc giữa các tôn giáo anh em và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc thánh chiến. 
-Món bò áp chảo của phương Tây đấy...!!!
II- Sự tranh chấp lãnh thổ giữa hai tôn giáo
Từ thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỷ thứ 6, toàn vùng Bắc Phi và Trung Đông thuộc về lãnh thổ của các giáo phái Ki tô. Nhưng đến đầu thế kỷ thứ 7, đạo Hồi xuất hiện với sự bành trướng với tốc độ vũ bão chưa từng thấy khiến cả thế giới phải ngạc nhiên. Chỉ trong 10 năm kể từ khi Muhammad qua đời, quân Hồi giáo chiếm trọn bán đảo Ả Rập bao la (bằng 4 lần tiểu bang Texas hoặc 8 lần Việt Nam) chiếm các nước Iraq, Syria, Palestine, Ai-cập và phía tây của nước Iran. Hai năm sau, quân Hồi chiếm Bắc Phi, Carthage và Hy Lạp. 
Qua đầu thế kỷ thứ 8 (711-716) quân Hồi giáo dám đánh chiếm cả một nước châu Âu nổi tiếng sùng đạo Công giáo, đó là nước Tây Ban Nha. Cũng trong thời gian đó, kỵ binh Hồi giáo chiếm trọn Ba tư (Iran) và từ đây xuất quân chiếm các nước Trung Á giáp với phía nam nước Nga, chiếm trọn vùng Bắc Ấn (Pakistan và Afghanistan ngày nay) rồi tràn qua biên giới Trung Quốc và đụng trận với quân nhà Đường trên sông Talas năm 751. 
Ki tô giáo bị mất rất nhiều đất và đồng thời cũng mất rất nhiều tín đồ. Tuy nhiên, trong thời gian đó đế quốc La Mã và Ki tô giáo bị lâm vào tình trạng chia rẽ và suy yếu nên không dám thực hiện một hành vi trả đũa nào cả!
Qua đầu thế kỷ XI, Ki tô giáo chia thành hai giáo phái với hai giáo đồ thù nghịch nhau. Đó là Công giáo La Mã (Roman Catholic) đóng đô tại Vatican và Giáo hội Chính thống giáo (The Eastern Orthodox Church) đóng đô tại Byzantine, còn được gọi là Constantinople tức Istambul, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. 
"Giáng kiều" - siêu mẫu nội y châu Âu
Năm 1091, quân Hồi giáo tấn công Byzantine. Hoàng đế Alexius Comnenus đứng đầu giáo hội Chính thống giáo tuy không ưa Công giáo nhưng cũng đành phải văn thư chính thức yêu cầu Giáo hoàng La Mã đem quân đến cứu giúp. Vatican lúc đó muốn giúp Byzantine thì ít mà điều quan tâm hàng đầu là tái chiếm thánh địa Jerusalem để giáo dân toàn châu Âu được tự do đến đó hành hương. Mối thù lớn nhất của dân Công giáo châu Âu đối với đạo Hồi là trong thời gian chiếm đóng Jerusalem, quân Hồi đã triệt phá Nhà thờ Kính Mộ Chúa (Church of the Holy Sepulchure). Tội triệt phá nhà thờ Kính Mộ Chúa đã trở thành lý do chính cho cuộc thánh chiến trả thù của Công giáo. 
Lý do thứ hai được nêu lên là vụ người Hồi giáo hành hạ những người Công giáo châu Âu đi hành hương ở Jerusalem năm 1076. Những người đi hành hương sống sót trở về châu Âu đã kể nhiều chuyện về sự ngược đãi của người Hồi giáo khiến cho dân châu Âu rất phẫn nộ. 
Tu sĩ Peter Hermit là người hết sức cuồng nhiệt vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở các nước châu Âu tham gia cuộc thánh chiến chống Hồi giáo. Các giáo dân châu Âu đa số thời đó đa số là những nông dân thất học và cuồng tín, nhất là giới thanh thiếu niên, trong số đó có rất nhiều trẻ vị thành niên đã mù quáng ghi tên tham gia vào đoàn quân Chữ thập. 
Lịch sử châu Âu đã gọi đoàn quân chữ thập này là “Đoàn quân nông dân” hoặc “Đoàn quân con nít” (Popular Crusade - The Children’s Crusade). Vào thời kỳ đó, châu Âu đang ở trong bóng tối tinh thần (The Dark Age) nên từ vua tới dân, từ tu sĩ đến các bổn đạo, tất cả đều không có một sự hiểu biết nào về Hồi giáo, không có một chút kiến thức nào về tình hình chính trị xã hội và địa thế của các nước phương Đông. Sự thiển cận về kiến thức và tinh thần cuồng tín tôn giáo đã mau chóng biến việc tái chiếm Jerusalem khỏi tay quân Hồi giáo thành một khát vọng thiêng liêng vô cùng cuồng nhiệt. Chẳng mấy chốc đã có hàng trăm ngàn nông dân ghi tên, trong số đó có ít nhất là 60.000 trẻ vị thành niên!
bacbaphi.com.vn
Cổng làng ven đô (Hà Nội) - ảnh Việt Nam xưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét