"Vàng đá" - Hot girl Sam |
Những đêm trăng rãi vàng xuống sông Bứa, xuống màu lá rừng Tản Đà chiếu cuộn, nách kẹp chai rượu và đùm món nhắm ra ngoài bãi cát, vừa uống rượu vừa tắm sông, tắm trăng, tắm sương trần truồng... (ảnh không liên quan đến bài viết)
Mùa đông ấy, cách đây lâu; ba người: Sao Mai, Nguyễn Hữu Nhàn và Tôi thực tế một chuyến ngược Kim Thượng - Xã miền cao của huyện núi Thanh Sơn Phú Thọ sau một lời ngỏ mời của ông Bí thư huyện ủy...
Kỉ niệm với hai nhà văn khả kính trong dịp hạ phóng vặt, Tôi những mong được tái hiện dịp khác. Qua hơn tuần nằm chăn chiên, ăn thịt chua, uống rượu cần, cơm gạo nương, lội suối đến bợt chân, gỡ vắt trong nách, chúng tôi trở lại huyện lỵ Thanh Sơn. Đêm ấy hình như mù trên đồi Vân lên nhiều sương, hương cafe của đồn điền cũ vẫn còn đọng nơi quán còm thưa vắng... Những cái tên xa ở đâu đó dội về: Đồn Ướt, Đồn Vàng, Hoàng Trung... trong tiếng nai gộ bầy nơi bến ngang sông Bứa.
Sớm mai cái huyện lỵ hồi chưa đổi mới, gày gò mó mó như miếng da trâu sấy trên gác bếp người Mường, Tôi đã gặp và biết hương vị của nó khá nhiều trong suốt chuyến đi. Thứ thực phẩm đề phòng khi quẫn bách chợt khách đến nhà.
Kỉ niệm với hai nhà văn khả kính trong dịp hạ phóng vặt, Tôi những mong được tái hiện dịp khác. Qua hơn tuần nằm chăn chiên, ăn thịt chua, uống rượu cần, cơm gạo nương, lội suối đến bợt chân, gỡ vắt trong nách, chúng tôi trở lại huyện lỵ Thanh Sơn. Đêm ấy hình như mù trên đồi Vân lên nhiều sương, hương cafe của đồn điền cũ vẫn còn đọng nơi quán còm thưa vắng... Những cái tên xa ở đâu đó dội về: Đồn Ướt, Đồn Vàng, Hoàng Trung... trong tiếng nai gộ bầy nơi bến ngang sông Bứa.
Sớm mai cái huyện lỵ hồi chưa đổi mới, gày gò mó mó như miếng da trâu sấy trên gác bếp người Mường, Tôi đã gặp và biết hương vị của nó khá nhiều trong suốt chuyến đi. Thứ thực phẩm đề phòng khi quẫn bách chợt khách đến nhà.
"Cỗ lá chuối của người Mường Hòa Bình. |
Nhâm nhi thứ cafe màu nước gạo rang cháy, nhưng nồng nàn thắm môi, trong hốc quán giữa phố; thứ cafe mà chắc là chủ quán mua lại của trẻ trâu bới mót trong những cây cafe sót lại đơn lẻ của một đồn điền chỉ có trong nỗi nhớ mù mờ của người già bản địa bên kia sông.
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn khặc khừ súc miệng nước muối lẫn cafe. Chả là nhà văn bị viên họng quanh năm nên bất cứ thứ nước gì trong cốc trước mặt, phản xạ có điều kiện bật thức trong ông. Nhà văn lão thành Sao Mai mút từng giọt cafe, ngẫm ngợi; quấn lại chiếc khăn phu la len xám, nhón tay chỉ sang bên kia đường, nơi một dãy nhà kho bỏ trống hoang, dây bìm leo xanh mái ngói mốc.
- Này ông trẻ ! Chẳng hiểu sao cả Sao Mai lẫn Nguyễn Hữu Nhàn thường diễu cợt gọi Tôi long trọng như vậy.- Anh có biết những mét vuông đất dưới cái cơ ngơi kia là nơi Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã viết những tác phẩm đầu tay, nơi bắt đầu một chân trời của một định mệnh, ngôi sao dẫn đường cho một thời văn học, lúc Thi Nhân mới 27 tuổi...
"Hải ly" - thiếu nữ Trung Quốc |
Không thể ngỡ ngàng hơn hay giật mình hơn, Tôi để cafe bỏng trào tay, rớt ướt gối quần. Huyện lỵ núi bỗng không bình thường là một huyên lỵ. Tôi chỉ biết thở dài ngơ ngẩn, năm đó Tôi đã 28 tuổi đời lông bông.
Tôi chẳng muốn tin một tẹo nào trong câu chuyện của Sao Mai. Không lẽ nơi rừng núi "khỉ ho, cò gáy" nơi Tôi vật vã lớn lên cùng với đại gia đình đi khai hoang kinh tế lại in đậm những dấu vết Thi Nhân của "Thề non nước" mà cha vẫn thường đọc trầm trầm một mình khi thơ thẩn trong vườn; Tôi vô tình được nghe và cũng có thể "Thề non nước" đã ru luôn các em tôi vào giấc ngủ vo ve cánh ruồi.
Nhưng một nhà văn bốn mươi năm tuổi nghề, thì hai mươi năm đã ở Thanh Sơn lại có thể đưa ra một sự kiện không có thật cho văn học sử?!
Rằn cốc cafe xuống mặt bàn lót kính rạn vỡ, Tôi băng qua con đường mờ sương rơi vãi dấu tàn than đuốc nứa. Nhưng Tôi chỉ có thể đứng ngoài cánh cổng sắt nặng cả tấn được còng bằng chiếc khoá to nửa hòn gạch, tường cắm mảnh chai. Một khoảng sân hoang cỏ bời bời nhô lên những vành bánh xe cải tiến, chìm lút phuy không han rỉ. Tôi muốn được ngay lập tức giẫm chân lên mảnh đất Tản Đà đã từng ở, đã từng sáng tác để lắng nghe xem những cảm giác gì sẽ dâng lên ở trong mình...
Năm 1915 - Tản Đà lập gia đình, vợ là bà Nguyễn Thị Tùng, người Hương Sơn, Mỹ Đức. Sau khi đưa vợ về trình với anh trai cùng cha khác mẹ Nguyễn Tái Tích, đồng thời cũng là thầy dạy của Tản Đà làm đốc học Vĩnh Yên, được ít ngày, Tản Đà và vợ về Khê Thượng.
Ở quê vợ chồng chân nâng, ruộng nương không thuần, Tản Đà chỉ biết ngâm thơ Đường, uống rượu với sung xanh, khế chát qua ngày. Cảnh cơ hàn sĩ bẽ bàng...
Giữa lúc ấy, một bạn đồng môn cùng là học trò Nguyễn Tái Tích làm tri châu Thanh Sơn là Nguyễn Bá Huân ( Nguyễn Nguyên Huân) ngỏ ý muốn giúp Tản Đà. Nguyễn Bá Huân cho nha dịch về mời vợ chồng Tản Đà lên châu Thanh Sơn. Một lớp học, hai mươi học trò cả Kinh lẫn Mường đã được Nguyễn Bá Huân cho mở để Tản Đà dạy học kiếm lương.
Nông thôn - ảnh Việt Nam xưa |
Tiếng là dạy học, nhưng chỉ là bữa đực bữa cái, Tản Đà lên lớp chủ yếu là kể chuyện và đọc thơ cho các trò nghe. Những đêm trăng rãi vàng xuống sông Bứa, xuống màu lá rừng Tản Đà chiếu cuộn, nách kẹp chai rượu và đùm món nhắm ra ngoài bãi cát, vừa uống rượu vừa tắm sông, tắm trăng, tắm sương trần truồng... ngầm ngậm nhấp bóng mình, bóng trăng trên trời, bóng trăng dưới nước..
Tản Đà dạy học chưa tròn tháng, bà Nguyễn Thị Tùng lên thăm chồng, ngã nước, sốt rét liệt giường. Tuy Nguyễn Bá Huân giúp nhiều, nhưng Tản Đà không hề biết tính toán chi tiêu, nên khó vẫn hoàn khó, dù có lương bảo học. Bữa bữa Tản Đà nhịn rượu dành thêm tiền mua thuốc và đong gạo nấu cơm cho vợ, mình ăn vụng ngô nướng.
Trong căn nhà vách liếp nhìn thấy cả cỏ vườn, ké dại nở hoa đỏ khé đầu hồi, nền đất nồng khai cặn trẻ và mùn giun đùn trong gậm giường chưa hoàn thổ; Tản Đà ngồi trên hòn cuội trắng nhám, vần từ dưới sông lên, hai chân trần thọc trong tro bếp, hặm hụi thổi lửa sắc thuốc cho vợ, tranh thủ cúi xuống tập giấy kê trên đùi thập thõm viết. Ngòi bút sắt, buộc vào mẩu que tre khô vốn bẻ từ bờ rào ruộng ngô mé sông, lọ mực tím hoà vào chiếc nắp lọ thuốc kí ninh, đặt trên cái đít giá vo gạo úp xuống nền nhà. Chốc chốc đãng trí Tản Đà đưa ngòi bút chấm miệng như thói quen thấm nét bút chì; đôi môi Thi Nhân ngoe ngoét tím màu hoa bèo. Đôi mắt đảo tròng, phát quang như kẻ lên cơn hầu đồng. Mái tóc bù xù, trắng xám những tàn tro củi gỗ... Trên giường, bên cạnh bàn chân vợ trùm chăn bông chàm, ngọn nến trám, lật lờ nghiêng ngả đùn khói đen, phả ra thứ ánh sáng vàng vàng ảo não... "Giấc mộng con - Tập 1" Và "Tây Thi" được Tản Đà viết trong những tháng ngày như thế...
Để sửa vở tuồng "Tây Thi" Tản Đà phải đợi khi vợ lui bạo bệnh, mới hướng dẫn cho vợ nhập vai Tây Thi. Trên cái giường gỗ mộc, Tản Đà tiến lui, lên lên xuống xuống với cái góc nhà chật như trong bồ thóc, hăng mùi khói, mùi tương cà, mắm muối...
"Phương xa" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Năm 1916 "Giấc mộng con - Tập 1" Tản Đà tự đứng tên xuất bản. Năm 1917 rạp Thắng ý, Hải Phòng và đoàn Sán Nhiên Đài, Hà Nội cùng nhau công diễn vở tuồng Tây Thi. Cái hào quang sân khấu và thi ca của Thi Nhân đã bắt đầu từ vùng rừng có câu ca:
Em xinh em đến phố Vàng
Má hồng để lại da vàng mang đi.
Người ta đồn rằng, chính câu ca ấy là của Tản Đà ngậm ngùi nói với Nguyễn Thị Tùng, lúc hai người rời huyện lỵ núi Thanh Sơn, khi Thi Nhân nhìn sông Bứa, núi Vân, và gương mặt xanh lá của vợ.
Tản Đà ở Hoàng Trung (phố Vàng) được sáu tháng, nhưng chỉ với thời lượng ít ỏi ấy, Thi Nhân đã kịp chuẩn bị cho mình tư thế của một bậc trưởng lão ngất ngưỡng đặt nền móng cho thi ca hiện đại nước nhà...
Hôm chia tay, tri châu Nguyễn Bá Huân thân chinh tiễn Tản Đà tận bến Trung Hà. Kẻ ở người đi. Kẻ đi không nỡ, kẻ ở không nài. Trong mắt họ đã thấu cái chí của nhau từ lâu. Nguyễn Bá Huân chắp tay trước ngực, bộ quan phục bay lộng gió sông cùng bộ râu cằm mới kịp lơ thơ, đằng sau ông đám phu cáng, nha dịch thốt nhiên nín phắc...
Nhấc hành lý và đỡ bà Nguyễn Thị Tùng lên thuyền, Nguyễn Bá Huân chỉ dòng sông Đà trong sẫm mọi khị, hôm ấy bỗng nhiên nhiều rác rến, bởi mưa đầu nguồn.
- Bao giờ thì anh Hiếu từ bờ bên kia sang bờ bên này nhỉ?
Tản Đà trầm ngâm, ngoảnh mặt nhìn ngọn núi Ba vì, nhìn bạn lâu lắm, rồi rút trong ngục áo nậm rượu, rót cho bạn một, rót cho mình một. Trước khi nâng chén Tản Đà nghiêng nậm dốc hết rượu còn lại xuống dòng sông ngầu bọt. Chiếc nậm rỗng rơi tõm, lềnh bềnh trên sóng, chốc lát khuất lấp lẫn vào màu nước gan gà...
- Anh là Non, tôi là Nước. Nước Non đã hẹn nhau thì sao mà dứt được cái tình. Nhưng tôi của ngày hôm nay sẽ không phải là tôi của ngày mai nữa...
"Thời gian và không gian" - tranh của họa sĩ Thanh Trí |
Vâng, xin trở lại cái giây phút bên cánh cửa sắt của dãy nhà kho hoang, Tôi muốn khám phá cái bình thường nhưng kỳ diệu ở phía trước mà bất lực, thì nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn dẫn đến người bảo vệ kho hàng, tay khư khư một chùm chìa khoá.
Ba chúng tôi, hai già và một trẻ cứ quẩn quanh mãi khu đất lổn ngổn ngọn xấu hổ khô già, cỏ đuôi ngựa hoa bung tới thắt lưng, cứ như vừa đi tìm một vật quí vừa rớt xuống quanh đây mà không thấy. Một lối mòn dẫn xuống bến, vách cao dốc đứng, khoét sâu vào đất sét vàng. Lối này ngày xưa Tản Đà từng lom khom vin tay lên xuống? Trên bãi cát sa bồi, chấm trắng, chấm vàng của đám hoa dại ven sông Bứa sớm đông chợt lóe... Có phải quãng ấy ngày xưa Tản Đà đã xuống tắm và trải chiếu uống rượu. Chẳng ai dám chắc... nhưng có lẽ đúng là như thế.
Ba chúng tôi chẳng biết nói với nhau điều gì, mà thường ngày chúng tôi đâu phải hạng độn khẩu. Nhưng mà cần phải nói chứ, ba kẻ hậu sinh, khi đứng trước dấu tích Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu ở một nơi chẳng mấy ai ngờ. Hình như hồn Thi Nhân cũng đã nhập vào nơi cây cỏ hoang hoang.
Tôi giục hai người già. Họ ậm ừ không nói và cũng dường như sắp nói...
Nguyễn Tham Thiện Kế
Nguyễn Tham Thiện Kế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét