Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904), xác định phương Nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam.
|
Bản đồ này xác định phương Nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Điều này liên quan đến câu chuyện mà chúng ta đang đấu tranh để bảo vệ chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.
Bản đồ của Trung Quốc được lập dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904, trong đó ghi rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa đã được TS Mai Ngọc Hồng tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Sáng 25-7-2012, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp nhận tài liệu, hiện vật do một số tổ chức, cá nhân hiến tặng. Trong đó có bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của TS Mai Ngọc Hồng (nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam) trao tặng.
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1904 và tái bản năm 1910. Bản đồ cổ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc, một minh chứng cho thấy các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
"Biển lạnh" - siêu mẫu nội y Ngọc Trinh |
Nhận định về tính pháp lý của bản đồ này, Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc cho hay bản đồ có "yếu tố mới", một bản đồ được Trung Quốc vẽ theo phương thức hiện đại của phương Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng trước kia, có ghi rõ tọa độ, tức phù hợp với ngôn ngữ bản đồ hiện đại ngày nay.
"Giá trị quan trọng nhất chúng ta quan tâm đến nó không phải giá trị tự thân bản đồ mà là nội dung. Bản đồ này xác định phương Nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Điều này liên quan đến câu chuyện mà chúng ta đang đấu tranh để bảo vệ chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.
Một trong những chứng lý thể hiện chủ quyền, đó là chứng lý về lịch sử. Trong thư tịch của chúng ta nói đến việc các chúa Nguyễn cử các đoàn Bắc Hải ra đến hòn đảo ấy từ rất xa xưa. Năm 1834 dưới triều Minh Mạng, chúng ta đã có bản đồ vẽ có vẻ tưởng như rất sơ lược nhưng rất cụ thể, ở đó có biểu thị của dải Vạn Lý ở Trường Sa, ngoài Biển Đông.
Trong khi thư tịch và bản đồ của triều đại Việt Nam đã thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ thì trong hoạt động mang tính chất quản lý chủ quyền, trên bản đồ Trung Quốc chưa hề đề cập tới. Đây là một yếu tố quan trọng khi xác lập chủ quyền về mặt lịch sử, đặc biệt trong tranh chấp" - ông Dương Trung Quốc giải mã giá trị của bản đồ này.
Đồng tình với ý kiến trên, TS. Nguyễn Hữu Tâm (Viện Sử học) bổ sung một trong những điểm quan trọng, đó là tỉ lệ xích của bản đồ chính xác.
"Chaud et froid" - tranh của họa sĩ Pascal |
Chứng lý quan trọng
Bản đồ được TS Mai Ngọc Hồng qua 30 năm lưu giữ vẫn nguyên vẹn, được in màu, tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng khoảng 20x30cm.
Lý giải cơ duyên có được tấm bản đồ này, TS Hồng cho rằng có điều gì đó như "hồn thiêng sông núi" cho ông là người được gặp, sở hữu và gìn giữ nó đến tận ngày nay.
Những năm 1970, khi còn là cán bộ phòng tư liệu, quản lý kho sách của Viện Hán Nôm, trong quá trình sưu tầm sách, tư liệu cổ cho Viện, ông đã mua được tấm bản đồ từ một cụ già tên là Nguyễn Văn Công. Cũng giống như nhiều tư liệu mà Viện không sử dụng, ông mua về cất giữ. Mới đây, trong một lần kiểm kê, ông tìm thấy lại tấm bản đồ.
Ngay khi tìm lại, ông đã cất công nghiên cứu và dịch bài dẫn, ghi chú trên bản đồ và bất ngờ về giá trị pháp lý của nó. Một trong những giá trị lớn mà ông đánh giá cao là sự nghiêm túc, đầu tư công phu về tư liệu để phục vụ cho việc lập bản đồ này với thời gian dài lên đến 196 năm, bắt đầu từ thời vua Khang Hy và chỉ được hoàn tất cho xuất bản vào năm 1904.
"Một bản đồ được lập với khối tư liệu đồ sộ, được vua trực tiếp chỉ đạo thực hiện, không chỉ tập trung trí tuệ của các nhà khoa học phương Tây mà cả Trung Quốc. Do đó nó cho thấy tính nghiêm túc, chính thống, khoa học, quy củ của người Trung Quốc đối với bản đồ hiện đại đầu tiên được in ấn, làm theo thiết kế, kỹ thuật của phương Tây này. Nó không phải bản đồ của tư nhân, của địa phương nào mà do vua cùng với các nhà khoa học nghiên cứu khảo sát lâu dài làm ra. Do đó, đây là một cứ liệu lịch sử không thể chối cãi" - TS Mai Ngọc Hồng cho biết.
"Giọt vàng" - người mẫu Nhật Bản |
Nhân sự kiện này, nhà sử học Dương Trung Quốc lưu ý về những tài liệu mang tính chất chứng lý phục vụ cho việc củng cố chủ quyền của dân tộc đối với biển đảo, trong đó sách vở không chỉ của Trung Quốc mà còn của nhiều nước khác.
"Việt Nam nằm trên một không gian trọng yếu của con đường vận tải biển, được thể hiện rất nhiều trên bản đồ của các quốc gia hàng hải trên thế giới như Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức. Ta đã có bằng chứng, bổ sung thêm bằng chứng, nhưng phải tăng cường ý thức của người dân, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi tư liệu làm phong phú hiểu biết lịch sử dân tộc" - ông nói.
TS Nguyễn Hữu Tâm cũng đề nghị với Bảo tàng Lịch sử thiết lập một phòng trưng bày riêng các bản đồ, tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền không chối cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Linh Thư
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Làng quê - ảnh Việt Nam xưa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét