Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Biển Đông: Phản tỉnh từ trí thức Trung Quốc

Phải cắt.
Cho rằng Trung Quốc đang hành xử theo “luật rừng”, bắt chấp các quy tắc và luật pháp quốc tế, Giáo sư Trương Kỳ Phạm, Học viện Pháp luật, Đại học Bắc Kinh, tỏ ra bức xúc: “Tôi rất không đồng tình với kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật rừng. Cần giải quyết theo Luật quốc tế và theo Luật biển”. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Những nhát dao cắt đứt “đường lưỡi bò”
Việc Trung Quốc đưa ra cái gọi là “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” ôm trọn gần như toàn bộ Biển Đông, áp sát vào nhiều nước khu vực Đông Nam Á, và tự nhận thuộc chủ quyền của mình đã bị dư luận quốc tế không thừa nhận, lên án và phản đối mạnh mẽ.
Không chỉ các nước bị ảnh hưởng và cộng đồng quốc tế phản đối, nhiều học giả Trung Quốc cũng lên tiếng bác bỏ “đường lưỡi bò” phi lý, cũng như cách hành xử theo kiểu “luật rừng” của chính quyền Trung Quốc.
Tại hội thảo “Tranh chấp biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” ngày 14-6-2012 do Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức, nhiều học giả Trung Quốc đã đặt lại vấn đề về cái gọi là “đường chín đoạn“ và cách hành xử của Trung Quốc.
Nhấn mạnh sự vô lý của “đường lưỡi bò”, nhà nghiên cứu Lý Lệnh Hoa, thuộc Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc, cho rằng: “Chúng ta vẽ đường chín đoạn mà không có một kinh độ hoặc vĩ độ cụ thể, và cũng không có căn cứ pháp luật.” Nhà nghiên cứu này cũng khẳng định: “Đường chín đoạn (chiếm gần 80% biển Đông) là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1974”.
Đồng tình với quan điểm trên, Giáo sư Trương Thự Quang, Đại học Tứ Xuyên, nhấn mạnh rằng Trung Quốc không thể tự vẽ ra đường chín đoạn. Theo giáo sư Trương, khi Trung Quốc khăng khăng đưa ra “đường lưỡi bò” nhưng không có căn cứ để khẳng định và không được bất kỳ nước nào thừa nhận thì nó vô giá trị: “Quyền lợi của anh (Trung Quốc) cần được người khác thừa nhận, người khác không thừa nhận thì anh không có quyền”.
Trước thái độ và cách hành xử ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian gần đây, nhiều học giả tham dự hội thảo tỏ rõ sự bất bình và không đồng tình.
Tinh khôi thiếu nữ Việt Nam.
Giáo sư Hà Quang Hộ, Học viện triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng: “Là con người phải biết giữ nhân tình. Chúng ta đều là người, không phải là dã thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người, không chỉ biết yêu bản thân mà nhất định phải tính cả đến lợi ích của người khác...”.
Nói về “đường chín đoạn”, giáo sư Hà Quang Hộ phân tích: “Nếu ý nghĩa của cái gọi là đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia được vẽ sát vào bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei như thế, tôi không tin những quốc gia đó có thể chấp nhận. Nếu Nam Hải (Biển Đông) được vẽ thành “biển nhà” (của Trung Quốc) như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển cũng không thể chấp nhận, và như thế sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống thì cũng phải để người khác sống chứ”.
Cho rằng Trung Quốc đang hành xử theo “luật rừng”, bắt chấp các quy tắc và luật pháp quốc tế, Giáo sư Trương Kỳ Phạm, Học viện Pháp luật, Đại học Bắc Kinh, tỏ ra bức xúc: “Tôi rất không đồng tình với kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật rừng. Cần giải quyết theo Luật quốc tế và theo Luật biển”.
Khẳng định rằng, chính người Trung Quốc cũng phải thừa nhận sự phi lý của “đường lưỡi bò”, biên tập viên Tân Hoa xã Chu Phương, người nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, đã nhấn mạnh trong một bài viết: “Từ nhỏ chúng ta đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông). Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào bản đồ Trung Quốc. Ngày nay chúng ta biết sự thực không phải như vậy! Đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và quốc tế không công nhận, mà ngay các học giả Trung Quốc cũng không lý giải nổi”.
Món ăn chay.
Cái gọi là “thành phố Tam Sa” biến Trung Quốc thành trò cười cho quốc tế
Được xem là hành động trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, Trung Quốc đã quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và đang tiến hành bầu Hội đồng nhân dân tại đây. Hành động này là sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Gần đây khi tình hình Biển Đông căng thẳng, biên tập viên Tân Hoa xã Chu Phương, người có uy tín và nổi tiếng thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc (đã nhắc ở trên), đã nhiều lần phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông và yêu cầu xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Bắc Kinh vừa dựng lên.
Ngày 17-7-2012, ông Chu Phương cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”. Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế...”.
Trước đó, ngày 29/6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài viết này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại. 
Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc”.
Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa vùng biển quốc tế vào lãnh hải của nước mình”.
"Dáng vàng" - siêu mẫu châu Âu
Chu Phương nhấn mạnh: “Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.
Biên tập viên họ Chu khẳng định những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ làm “tình hình xấu thêm, tăng căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh”.
Chu Phương phân tích: Việc thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” là “một trò cười quốc tế điển hình”, làm “tổn hại nghiêm trọng hình ảnh và uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế”. Nghiêm trọng hơn, “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa”đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh, biến Trung Quốc thành “cô nhi thế giới”. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh…”. 
Cho rằng, “trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay”, Chu Phương mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.
Chu Phương kết luận bài viết: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.
Bài viết và những quan điểm đúng đắn, thẳng thắn của biên tập viên Chu Phương như “một cái tát” mạnh mẽ vào những luận điệu sai trái, xuyên tạc của một số tờ báo ở Trung Quốc khi viết về tình hình Biển Đông thời gian gần đây.
ST
Nông thôn - ảnh Việt Nam xưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét