Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Sự Chết - Cuộc thanh tẩy trong mầu nhiệm

"Cái chết của Sacdanapale" - tranh của họa sĩ Delacroix
Chính niềm tin vào sự thanh luyện giúp cho họ đứng vững và vượt qua được tất cả. Điều đó chuẩn bị để đưa họ tới cuộc thanh tẩy lớn lao hơn trong sự chết. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Đau khổ tự nó có một giá trị. Còn ý nghĩa thì không ai hiểu hết được, ta gọi là mầu nhiệm đau khổ. Người Kitô hữu nhìn ra sự đau khổ đời này là dịp để rèn luyện nhân đức, để lập công đời sau. Khi kết hợp với những đau khổ của Đức Giêsu Kitô, sự đau khổ còn có một giá trị cứu rỗi nữa.
“Tôi nghĩ rằng những đau khổ ở đời này không thể sánh với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Sự cao cả của vinh quang Thiên Chúa dành cho ta cần phải có một sự thanh luyện, thanh tẩy trước đó để xứng đang trước mặt Người. Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm sâu xa về sự thanh tẩy mà ngài đã từng trải trước khi là môn đệ cho Đức Kitô Phục Sinh. Sự thanh tẩy của ngài qua biến cố trên đường Đamát làm thay đổi cuộc đời Ngài (x. Cv 9) và ảnh hưởng ghê gớm trên toàn Hội Thánh.
Thời gian cần thiết phải có cho một cuộc thanh tẩy là điều tất yếu hàm chứa một ý định cao cả của Thiên Chúa về tình thương yêu của Ngài: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 135). Kế họach yêu thương mầu nhiệm của Thiên Chúa như vậy kiến người ta ngạc nhiên, đôi khi trách móc về một Thiên Chúa tàn nhẫn, độc ác nữa. Tất cả mọi nỗi đau khổ, bệnh tật, tai hoạ đang xảy ra chung quanh chúng ta dưới con mắt đức tin vẫn được hiểu là do Thiên Chúa gởi đến. Biết bao nhiêu người đã chẳng được sống và chết cho đúng phẩm giá làm người. Biết bao nhiêu người đang muốn chết vì tình trạng khốn quẫn của họ đến mức hết chịu nổi nhưng bị tiếng nói ngăn cấm của Giáo Hội về vấn đề sự sống thuộc quyền Thiên Chúa... Thật khó hiểu.
"Bùng nổ" - siêu mẫu châu Âu
“Bổn phận của chúng ta, những người có đức tin vững mạnh, là phải nâng đỡ những người yếu đuối, không có đức tin vững mạnh, chứ không phải chiều theo sở thích của mình. Mỗi người hãy chiều theo sở thích của kẻ khác, vì lợi ích của họ, và để xây dựng” (Rm 15,1-2). Sự hiện diện của người Kitô hữu trong trần thế bên cạnh sự đau khổ, sự chết là một minh chứng về niềm tin của họ và là bài học cho dân ngoại. Sự thanh tẩy đã được diễn ra trong cuộc đời của họ từ khi lãnh Bí tích Rửa Tội và nó vẫn được tái diễn trong cuộc sống này khi họ đón nhận thánh ý Thiên Chúa qua tất cả những gì là trái ý họ. Chính niềm tin vào sự thanh luyện giúp cho họ đứng vững và vượt qua được tất cả. Điều đó chuẩn bị để đưa họ tới cuộc thanh tẩy lớn lao hơn trong sự chết.
Đức Giêsu đã đón đợi cuộc thanh tẩy này suốt cuộc đời mà Ngài gọi là một “phép rửa”. “Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hòan tất!” (Lc 12,50). Phép rửa chính là cuộc phán xét chính Người sắp phải chịu. “Phép rửa Thầy chịu, anh em cũng sẽ chịu”, sẽ được diễn ra ở đỉnh cao của cuộc thương khó và hoàn tất trong cuộc Phục sinh. Cuộc thanh tẩy này không phải là một điều gì ập đến bất ngờ nhưng được chuẩn bị chu đáo trong chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa Cha. Đấng vô tội đã tự thanh tẩy mình để thánh hoá kẻ có tội khi Ngài chấp nhận bị dìm trong đau khổ và tai hoạ do con người gây ra.
Sự chết nơi người Kitô hữu là một hành trình đi vào ơn cứu độ với Đức Giêsu Kitô trong dáng dấp của kẻ đau khổ qua việc thử thách nơi cuộc thanh tẩy mầu nhiệm. Như vậy, sự chết ấy được khoác một lớp áo tình thương (xem “Sự chết - Một ân ban”) và đóng góp rất nhiều cho cuộc thanh tẩy của Đức Giêsu, điều mà Thánh Phaolô bảo là bổ túc cho cuộc thương khó của Chúa. Người Kitô hữu cảm thấy hoàn toàn tự do trong việc đón nhận cái chết theo ý Chúa để nói lên một thực tại hữu ích mà họ sẽ được hưởng. Qua đó họ lại được thanh tẩy kỹ càng hơn nữa cho xứng đáng với sự thánh thiện tuyệt đối của Thiên Chúa. Thời gian thanh tẩy này lại tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân, tuỳ thuộc vào lòng nhân từ của Thiên Chúa. Điều mà không ai trong chúng ta có quyền xác định được.
Việc thanh tẩy trong cái chết là một lời nhắc nhở cho ta về sự cao quý của linh hồn nên được Thiên Chúa giũ cho sạch mọi thứ bụi bặm nơi thân xác tội lỗi này. Việc thanh tẩy này cũng là một cuộc phán xét nơi chính mình như đã xảy ra cho Đức Giêsu để rồi được vinh quang sáng láng. Do đó, chúng ta cũng khắc khoải trước phép rửa này như Đức Giêsu và luôn chuẩn bị sẵn sàng tư thế như người đầy tớ đợi chủ về.
LM. Bùi Trọng Khẩn
-Đấm lưng song em phải đi mà bắt chuột... đừng có mà lười nha...!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét