Thiếu nữ Việt e ấp bên Samsung Galaxy Tab 10 Photos. |
Chương 1: Bác Thợ Mộc Joseph nhặt được một Thanh Củi biết nói tiếng người
Ngày xửa, ngày xưa, ở một thành phố nhỏ bên bờ Địa Trung Hải, có bác thợ mộc Joseph, tuổi đã già; người ta gọi bác là bác Mũi Xanh. Một hôm, đi đường, bác nhặt được một thanh củi, một thanh củi thường thôi, vẫn dùng để đốt lò sưởi những ngày đông tháng giá. Bác nghĩ thầm: “Hừ, mang về may ra lại được việc... Chẳng hạn, có thể đóng cái chân bàn...".
Bác Joseph đeo đôi mục kính buộc xoắn một sợi dây lên mắt. Đôi mục kính cũng già nua tuổi tác lắm rồi. Bác cầm thanh củi lật đi lật lại, rồi lấy rìu đẽo cho vuông. Nhưng vừa động đến thì bác nghe thấy một tiếng kêu rất nhỏ nhẻ:
- Ái! ái! Xin bác nhẹ tay cho!
Bác Joseph kéo đôi kính ra tận đầu mũi rồi nhìn khắp phòng mộc, chẳng có ai cả... Nhìn xuống gầm bàn, chẳng có ai... Nhìn vào bồ vỏ bào, chẳng có ai... Nhô đầu ra ngoài nhìn, chẳng có ai... Bác nghĩ bụng: “Có lẽ mình nằm mê chắc! Có quái ai đâu mà kêu!".
Bác lại cầm lấy cái rìu, vừa bổ xuống thanh củi thì lại nghe thấy tiếng rền rĩ khe khẽ:
- Trời ơi! Đau quá! Tôi đã bảo bác rồi mà!
Lần này, bác Joseph mới hoảng lên thật sự. Bác phát nóng, phát sốt lên, hơi nóng bốc nhoà cả cặp mắt kính... Bác xem xét cẩn thận mọi xó trong buồng, chui cả vào tận lò sưởi mà nhìn.
Bác vẹo cổ nhìn rõ lâu vào lòng ống khói xem có ai không - Không, chẳng có ai hết.
Bác đành bụng bảo dạ: "Hay là tại mình uống cái gì nặng quá, nên tai nó ù lên chăng". Không phải, hôm nay bác chẳng uống gì khác mọi ngày cả.
Bác hơi yên tâm, bác cầm lấy cái bào. Bác lấy búa gõ mấy cái vào lưỡi bào cho vừa khớp rồi đặt thanh củi lên bàn. Nhưng bào vừa đặt lên thanh củi thì bác lại nghe thấy một tiếng kêu thất vọng khe khẽ:
- Ái! ái! ái! Bác ơi, bác đừng đâm cháu thế nữa, bác ơi!
Bác Joseph vứt bào xuống đất, lùi, lùi mãi rồi ngã bệt xuống: bác đã đoán đúng, cái tiếng ấy ở thanh củi phát ra.
Ngày xửa, ngày xưa, ở một thành phố nhỏ bên bờ Địa Trung Hải, có bác thợ mộc Joseph, tuổi đã già; người ta gọi bác là bác Mũi Xanh. Một hôm, đi đường, bác nhặt được một thanh củi, một thanh củi thường thôi, vẫn dùng để đốt lò sưởi những ngày đông tháng giá. Bác nghĩ thầm: “Hừ, mang về may ra lại được việc... Chẳng hạn, có thể đóng cái chân bàn...".
Bác Joseph đeo đôi mục kính buộc xoắn một sợi dây lên mắt. Đôi mục kính cũng già nua tuổi tác lắm rồi. Bác cầm thanh củi lật đi lật lại, rồi lấy rìu đẽo cho vuông. Nhưng vừa động đến thì bác nghe thấy một tiếng kêu rất nhỏ nhẻ:
- Ái! ái! Xin bác nhẹ tay cho!
Bác Joseph kéo đôi kính ra tận đầu mũi rồi nhìn khắp phòng mộc, chẳng có ai cả... Nhìn xuống gầm bàn, chẳng có ai... Nhìn vào bồ vỏ bào, chẳng có ai... Nhô đầu ra ngoài nhìn, chẳng có ai... Bác nghĩ bụng: “Có lẽ mình nằm mê chắc! Có quái ai đâu mà kêu!".
Bác lại cầm lấy cái rìu, vừa bổ xuống thanh củi thì lại nghe thấy tiếng rền rĩ khe khẽ:
- Trời ơi! Đau quá! Tôi đã bảo bác rồi mà!
Lần này, bác Joseph mới hoảng lên thật sự. Bác phát nóng, phát sốt lên, hơi nóng bốc nhoà cả cặp mắt kính... Bác xem xét cẩn thận mọi xó trong buồng, chui cả vào tận lò sưởi mà nhìn.
Bác vẹo cổ nhìn rõ lâu vào lòng ống khói xem có ai không - Không, chẳng có ai hết.
Bác đành bụng bảo dạ: "Hay là tại mình uống cái gì nặng quá, nên tai nó ù lên chăng". Không phải, hôm nay bác chẳng uống gì khác mọi ngày cả.
Bác hơi yên tâm, bác cầm lấy cái bào. Bác lấy búa gõ mấy cái vào lưỡi bào cho vừa khớp rồi đặt thanh củi lên bàn. Nhưng bào vừa đặt lên thanh củi thì bác lại nghe thấy một tiếng kêu thất vọng khe khẽ:
- Ái! ái! ái! Bác ơi, bác đừng đâm cháu thế nữa, bác ơi!
Bác Joseph vứt bào xuống đất, lùi, lùi mãi rồi ngã bệt xuống: bác đã đoán đúng, cái tiếng ấy ở thanh củi phát ra.
Vừa lúc ấy, bác Carlo là người bạn già của bác Joseph bước vào nhà. Bác Carlo vốn là một tay chơi đàn đại phong cầm.
Ngày trước, bác Carlo đầu đội cái mũ rộng vành, lang thang tỉnh này sang tỉnh khác với một cái đàn phong cầm tuyệt đẹp để kiếm ăn bằng tiếng đàn, câu cạ Bây giờ bác đã già lại yếu, đàn thì gãy từ đã lâu rồi. Bác vừa bước vào vừa nói:
- Ấy, chào bác Joseph, bác làm gì mà bò lê bò càng thế?
Bác Joseph vừa đáp vừa lấm lét nhìn thanh củi:
- Bác ạ, mất cái đinh ốc nhỏ rồi, rơi chỗ quái nào chẳng biết nữa! Còn bác, dạo này ra sao?
Bác Carlo trả lời:
- Khổ lắm bác ạ. Đã nghĩ nát óc mà chẳng biết sống cách nào.
Bác xem có cách gì giúp tôi, hay mách hộ ý kiến...
Bác Joseph nghĩ thầm: “Mình phải tống quách cái thanh củi đáng nguyền rủa này đi mới được", rồi vui vẻ bảo bạn:
- Khó gì! Khó gì! Đấy, bác nhìn thanh củi trên bàn mà xem, đẹp tuyệt! Bác Carlo ạ, bác lấy mang về xem...
Bác Carlo buồn bã đáp:
- Được. Nhưng để làm gì? Cái xó nhà tôi, đến lò sưởi cũng không có mà đốt củi.
- Không phải nói bông đâu, bác về lấy con dao nhọn, gọt một con búp bê, rồi dạy nó nói mấy câu ba lơn, dạy nó hát múa. Thế rồi bác đem nó ra phố làm trò, thế là bác có cơm ăn, rượu uống. Lúc ấy, bỗng nghe thấy một tiếng reo vui vẻ, từ phía thanh gỗ ở trên bàn:
- Phải đấy! ý kiến của bác Mũi Xanh hay quá! Hoan hô!
Bác Joseph sợ run lẩy bẩy, còn bác Carlo chỉ hơi ngạc nhiên, đưa mắt nhìn xung quanh. Tiếng nói ấy ở đâu? Rồi bác bảo bác Joseph:
Bác Joseph sợ run lẩy bẩy, còn bác Carlo chỉ hơi ngạc nhiên, đưa mắt nhìn xung quanh. Tiếng nói ấy ở đâu? Rồi bác bảo bác Joseph:
- Được, tôi nghe bác. Bác đưa thanh củi tôi xem thử.
Bác Joseph cầm thanh củi, giúi vội vào tay ông bạn.
Không biết vì bác nhỡ tay, hay vì thanh củi tự nó nhảy lên một cái, mà nó cộc đánh chát vào đầu bác Carlo. Bác cáu tiết:
- Cho cái kiểu ấy à?
- Xin lỗi bác, không phải tôi định va vào đầu bác đâu.
- Thế ra tự tôi làm cộc chắc!
- Không, không phải thế... chắc là tại thanh củi nó đập bác đấy.
- Láo, chính bác đập vào đầu tôi.
- Chẳng phải tôi...
- Xưa nay tôi vẫn biết bác là người nát rượu. Nay lại biết thêm bác là kẻ nói dối nữa.
Bác Joseph giận quá, thét lên:
- À, anh này muốn gây sự hả? Có giỏi thì lại đây!
- Lại đây, tao vặn mũi mày!
Thế là hai bác cáu tiết, nhảy xổ vào đánh nhau. Bác Carlo túm lấy mũi bác Joseph, còn bác Joseph thì nắm lấy mớ tóc mai đã bạc của bác Carlo. Hai bác cứ thế thụi nhau ra đáng. Một giọng nói xúc xiểm the thé phát lên từ thanh củi:
- Cứ đánh nhau đi! Đánh nhau nữa đi!
Được một lúc, hai ông bạn già mệt lử. Bác Joseph bảo:
- Thôi, dàn hoà nhé!
- Được, dàn hoà!
Hai người ôm hôn nhau. Bác Carlo cầm thanh củi mang về nhà.
Bác Carlo ở dưới gầm một cầu thang; cái xó nhà tồi tàn này chỉ có độc một cái lò sưởi, đối diện với cửa. Nhưng cái lò sưởi xinh đẹp ấy, với ngọn lửa bốc cháy và cái chảo nghi ngút khói trên đống lửa nào có phải là của thật đâu. Chỉ toàn là những thứ vẽ trên một tấm vải cũ treo sát tường. Bác Carlo bước vào nhà, ngồi phịch xuống cái ghế độc nhất trong buồng, bên một cái bàn què chân.
Bác lật đi lật lại thanh củi theo mọi chiều, rồi lấy dao bắt đầu gọt con búp bê. Bác nghĩ bụng: "Biết đặt tên nó là gì. Hay gọi là Buratino? Đặt cái tên ấy hẳn mình sẽ gặp may. Mình quen một gia đình, cả nhà tên là Bura- ti-nô: Nào Buratino bố, Buratino mẹ, Buratino con... Họ sống vui vẻ, chả phải lo nghĩ gì".
Thoạt tiên, bác khắc mớ tóc, cái trán, rồi hai con mắt... Bỗng nhiên hai con mắt mở giương ra, trừng trừng nhìn bác... Bác Carlo chả tỏ vẻ gì sợ hãi cả, bác dịu dàng hỏi:
Thoạt tiên, bác khắc mớ tóc, cái trán, rồi hai con mắt... Bỗng nhiên hai con mắt mở giương ra, trừng trừng nhìn bác... Bác Carlo chả tỏ vẻ gì sợ hãi cả, bác dịu dàng hỏi:
- Hai con mắt gỗ kia, sao nhìn ta chằm chằm thế?
Con búp bê chẳng nói chẳng rằng. Chắc là tại chưa có miệng đấy. Bác Carlo khắc đến đôi má, rồi cái mũi, một cái mũi bé nhỏ như cái mũi thường... Nhưng bỗng nhiên, cái mũi ấy cứ dài ra, dài mãi ra, đầu mũi thì nhọn hoắt. Bác không nhịn được, phải kêu lên:
- Không được, sao dài quá thế... Bác muốn cắt đi cái đầu mũi, nhưng cái mũi co rúm lại, tránh bàn tay của bác. Mũi cứ giữ nguyên hình, vừa dài vừa nhọn đầy vẻ hiếu kỳ. Bác Carlo khắc đến cái miệng. Hai cái môi vừa thành hình, miệng đã mở to tướng:
- Hì hì hì! Hà hà hà!
Rồi một cái lưỡi đỏ, dài và nhọn, có vẻ láu lỉnh, thè luôn ra ngoài. Bác Carlo không chú ý đến những điệu bộ ấy nữa. Cứ thế, bác bào, bác đục, bác khoét. Bác gọt cho con búp bê cái cằm, cái cổ, hai vai, cái mình, hai cánh taỵ..
Rồi một cái lưỡi đỏ, dài và nhọn, có vẻ láu lỉnh, thè luôn ra ngoài. Bác Carlo không chú ý đến những điệu bộ ấy nữa. Cứ thế, bác bào, bác đục, bác khoét. Bác gọt cho con búp bê cái cằm, cái cổ, hai vai, cái mình, hai cánh taỵ..
Nhưng vừa gọt xong ngón tay út thì Buratino đã giơ hai nắm tay cứ thế đấm vào cái trán hói của bác Carlo, cấu véo, cù bác. Bác ôn tồn bảo:
- Này, tao chưa gọt xong mà mày đã nghịch ngợm quá thế... Thế rồi ra mày còn nghịch đến đâu hả con?
Bác nghiêm nghị nhìn Buratinô. Buratino cũng tròn xoe hai mắt như mắt con chuột nhắt, nhìn lại bác Carlo. Bác Carlo lấy một miếng gỗ đẽo hai ống chân rõ dài và hai bàn chân rất to.
Xong đâu đấy, bác đặt thằng bé xuống đất cho nó tập đi. Buratinô chập chững một lúc, bước một bước, hai bước, rồi đi ra phía cửa, bước qua ngưỡng cửa và... chạy một mạch ra ngoài đường. Bác Carlo lo lắm, liền chạy theo:
- Này, thằng ranh, có về ngay không?
Ai ngờ Buratino chạy nhanh như thỏ, đôi giày gỗ cứ gõ "cách, cách" liên hồi trên mặt đường. Bác Carlo kêu to:
Ai ngờ Buratino chạy nhanh như thỏ, đôi giày gỗ cứ gõ "cách, cách" liên hồi trên mặt đường. Bác Carlo kêu to:
- Bắt lấy nó! Bắt lấy nó! Khách qua đường chỉ trỏ Buratino chạy trốn, phá lên cười. Một viên sen đầm to lớn, râu mép cong vút, đầu đội cái mũ ba sừng, đứng ngay ở giữa ngã tư đường. Thấy chú bé gỗ chạy, lão ta liền xoạc hai cẳng ra, chắn ngang cả phố.
Buratino định chui qua thì lão ta đã tóm lấy mũi nó, cứ thế giữ chặt cho đến khi bác Carlo chạy đến nơi. Bác thở hổn hà hổn hển bảo:
- Rồi mày xem, rồi mày biết tay tao! Nói rồi, bác định nhét Buratino vào túi áo...
Chẳng mấy khi được một ngày đẹp trời như hôm nay, lại trước mặt mọi người, đời nào Buratino chịu chui vào túi áo, đầu thì lộn xuống, chân chổng ngược ra ngoài. Nó liền quay ngoắt lại, ngã xuống mặt đường, giả vờ chết... Viên sen đầm thấy vậy bảo:
- Ái chà! Có chuyện rồi đây!
Khách qua đường xúm đông chung quanh. Họ thấy Buratino nằm sóng soài dưới đất thì lắc đầu. Có người nói:
Khách qua đường xúm đông chung quanh. Họ thấy Buratino nằm sóng soài dưới đất thì lắc đầu. Có người nói:
- Tội nghiệp thằng bé, chắc là nó đói quá... Người khác lại bảo:
- Bác Carlo đánh chết nó rồi. Cái lão chơi đàn ấy làm ra vẻ ta đây phúc hậu, nhưng thật ra ác bỏ mẹ, tàn nhẫn lắm...
Thế là viên sen đầm râu xồm túm lấy áo bác Carlo, dẫn bác về sở Sen đầm. Bác Carlo cứ lê chân trên đường mà rền rĩ:
Thế là viên sen đầm râu xồm túm lấy áo bác Carlo, dẫn bác về sở Sen đầm. Bác Carlo cứ lê chân trên đường mà rền rĩ:
- Trời ơi... Tôi đẽo với đục cái thằng nhãi này, chỉ tổ mang khổ vào thân. Lúc ấy không còn ai ở ngoài phố nữa, Buratino mới ngóc cái mũi dậy, nhìn xung quanh và chạy tót về nhà, vừa chạy vừa nhảy...
Khi Buratino về đến nhà, nó nhảy xuống đất, cạnh chân ghế. Nó nghĩ thầm: “Mình biết giở trò chơi gì bây giờ nhỉ?". Chúng ta chớ quên rằng Buratino mới sống được có một ngày. Nó còn dại dột lắm, chẳng biết tí gì, chẳng biết một tí gì hết. Bỗng nó nghe thấy tiếng kêu:
- Cori! Cori! Cori!
Buratino quay đầu lại, nhìn khắp gian nhà:
- Cori! Cori! Cori!
Buratino quay đầu lại, nhìn khắp gian nhà:
- Ủa! Ai thế nhỉ?
- Ta đây! Cori! Cori!
Buratino thấy một con vật động đậy như con gián, nhưng đầu lại như đầu châu chấu. Con vật đậu trên tường, bên trên cái lò sưởi, miệng khẽ kêu Cori, Cori. Hai mắt nó lồi ra, long lanh màu ngũ sắc, như bằng thuỷ tinh. Râu nó vẫy vẫy. Buratino hỏi:
Buratino thấy một con vật động đậy như con gián, nhưng đầu lại như đầu châu chấu. Con vật đậu trên tường, bên trên cái lò sưởi, miệng khẽ kêu Cori, Cori. Hai mắt nó lồi ra, long lanh màu ngũ sắc, như bằng thuỷ tinh. Râu nó vẫy vẫy. Buratino hỏi:
- Ủa, anh là ai?
- Ta là Dế mèn. Ta ở nhà này đã trên một trăm năm nay.
Buratino thét:
- Tôi là chủ cái nhà này! Cút đi!
- Được, ta sẽ đi, tuy rằng ta phải đau lòng từ biệt căn nhà ta đã sống một thế kỷ nay. Nhưng, trước khi ta đi, ta khuyên nhủ mi một điều.
- Tôi không cần nghe lời khuyên của một lão dế mèn lẩm cẩm.
- Buratino ạ, mi chớ giở trò nghịch ngợm, mi phải nghe lời bác Carlo. Mi không được vô cớ ra khỏi nhà; ngay từ ngày mai, mi phải đi học. Đấy, ta khuyên mi điều ấy. Nếu không, mi sẽ gặp nhiều chuyện nguy hiểm. Những cuộc mạo hiểm ghê gớm đang chờ mi. Cuộc đời mi không đáng giá một đồng trinh mẻ.
- Tại sao vậy?
- Rồi mi sẽ biết.
- Cái lão dế mèn lụ khụ đến hay! Tôi thích những cuộc mạo hiểm nhất trần đời! Mai, sớm tinh mơ, tôi sẽ trốn ra khỏi nhà, tôi sẽ leo lên cây, phá tổ chim, tôi sẽ trêu ghẹo bọn nhóc ngoài phố, tôi sẽ kéo đuôi chó, đuôi mèo... tôi sẽ làm đủ mọi trò.
- Buratino, ta thương hại mi, phải, ta thương hại mi, mi sẽ tha hồ mà khóc.
- Sao lại khóc?
- Bởi vì cái đầu gỗ của mi thật là ngu ngốc.
Nghe vậy, Buratino nhảy lên ghế, rồi từ ghế nhảy lên bàn. Nó vớ lấy cái búa, nhằm đầu bác dế mèn mà ném. Bác dế mèn khôn ngoan thở dài, vẫy vẫy râu, rồi lẩn ra phía sau lò sưởi, biến mất. Bác từ giã căn nhà, không bao giờ quay trở lại nữa.
Nghe vậy, Buratino nhảy lên ghế, rồi từ ghế nhảy lên bàn. Nó vớ lấy cái búa, nhằm đầu bác dế mèn mà ném. Bác dế mèn khôn ngoan thở dài, vẫy vẫy râu, rồi lẩn ra phía sau lò sưởi, biến mất. Bác từ giã căn nhà, không bao giờ quay trở lại nữa.
Thiếu nữ Việt khoe sắc trong Miss Ngôi Sao 2012. |
Sau khi xảy ra chuyện không hay với bác dế mèn, Buratinô thấy ở trong buồng buồn quá. Ngày hôm ấy, nó thấy dài đằng đẵng, mãi không tối. Dạ dày thằng bé cũng thấy xốn xang. Buratino nhắm nghiền mắt lại và bỗng thấy một con gà quay nằm gọn thon lỏn trong một cái đĩa. Tức khắc nó mở choàng mắt ra, gà và đĩa biến đâu mất. Buratino nhắm mắt, nó lại trông thấy cái đĩa; lần này nó thấy nửa đĩa đầy ắp bánh, nửa đĩa đầy mứt quả thơm ngon. Nó lại mở mắt: chẳng thấy đĩa với bánh cùng mứt đâu cả.
Bấy giờ nó mới biết là mắt nó hoa vì bụng đói cồn cào. Nó liền nhảy ra phía lò sưởi, thọc mũi vào cái chảo đang sôi trên ngọn lửa.
Nhưng mũi nó chọc thủng cả chảo vì lò lửa, khói với chảo chỉ là những hình mà bác Carlo vẽ trên một tấm vải cũ. Buratino rút mũi ra, nhìn qua lỗ hổng. Đằng sau tấm vải, trong tường hình như có một cái cửa con, nhưng mạng nhện che kín không thấy gì hết.
Buratino đi sục sạo khắp các xó, mong kiếm được mẩu bánh hay cái xương gà nào mèo nhá thừa còn sót. Nhưng chao ôi! Nhà bác Carlo chả còn tí gì dành cho bữa cơm tối. Bỗng Buratino thấy một quả trứng gà trong vỏ bào. Nó vớ lấy đặt trên lề cửa sổ rồi lấy mũi gõ vào vỏ trứng kêu: tốc, tốc, tốc. Vỏ trứng vỡ tan. Một tiếng kêu trong trứng bật ra.
- Cám ơn chú bé gỗ nhé!
Một chú gà con nhảy tót ra, mắt long lanh, đuôi chỉ có một dúm lông tơ.
Một chú gà con nhảy tót ra, mắt long lanh, đuôi chỉ có một dúm lông tơ.
- Thôi chào chú bé nhé. Mẹ tớ chờ ngoài sân lâu lắm rồi.
Chú gà vụt qua cửa sổ, bay mất.
Chú gà vụt qua cửa sổ, bay mất.
- Ối trời ơi, ối trời ơi! Đói quá đi mất!...
Trời bắt đầu tối. Căn buồng tối sầm lại. Buratino ngồi bệt xuống cạnh đống lửa vẽ trên tường, kiến bò bụng vì đói quá. Chú bé trông thấy một cái đầu con gì to tướng từ dưới đất chui lên phía dưới cầu thang. Một con vật màu tro xám, chân ngắn cùn cũn, trườn lên, đánh hơi rồi thò hẳn ra. Nó từ từ bò lại phía vỏ bào rồi chui tọt vào bồ, đánh hơi, sục sạo, ra vẻ tức giận lắm; nó bới vỏ bào kêu sột soạt. Chắc hẳn là nó tìm cái trứng Buratino vừa đập vỡ.
Nó chui ra khỏi bồ, tiến đến gần Buratino. Nó ngửi ngửi chú bé, mũi dúm lại; mũi nó đã đen trùi trũi lại điểm mỗi bên bốn cái râu dài. Nhưng, chẳng đánh hơi thấy mùi gì ngon lành, nó liền bỏ đi, kéo lê thê cái đuôi ở đằng sau. Trông thấy cái đuôi mà ngứa ngáy cả chân tay! Buratino chỉ muốn kéo lấy cái đuôi mà nghịch. thế là Buratino chẳng ngần ngại gì mà không nghịch. Con vật ấy là lão chuột già Susara độc ác có tiếng. Lão chuột hoảng quá, chạy bổ về phía cầu thang, lôi theo cả chú bé gỗ. Lão chuột biết là chính cái chú bé gỗ ấy trêu nó thì nó quay ngoắt lại, giận giữ nhảy xổ vào hòng cắn lấy cổ chú. Bây giờ đến lượt Buratino sợ hết hồn. Chú ta buông vội tay ra, nhảy tót lên ghế; gớm, cái đuôi sao lạnh thế!
Chuột già đuổi theo. Buratino lại nhảy lên lề cửa sổ. Chuột vẫn đuổi gấp theo sau. Buratino lấy hết sức nhảy một bước qua cái bàn. Chuột nhảy theo... Thế là nó tóm lấy cổ Buratino, vật chú ngã xuống, răng cặp chặt lấy cổ rồi nhảy xuống đất, lôi chú xềnh xệch xuống gầm cầu thang. Buratino chỉ kịp hét lên mấy tiếng:
- Cha ơi! Cha Carlo ơi!
Một tiếng trả lời:
- Ta đây, con ơi!
Cửa mở toang, bác Carlo bước vào. Bác tụt luôn chiếc giày đi ở chân, ném trúng con chuột. Lão chuột Susara buông bé gỗ ra, nghiến răng, lủi mất. Bác Carlo đỡ Buratino dậy, miệng lầm bầm nói:
- Thấy chưa, con dại dột quá!
Bác coi kỹ thằng bé xem nó có bị thương không. Bác đặt nó ngồi trong lòng, móc túi lấy ra một củ hành rồi bóc vỏ:
Bác coi kỹ thằng bé xem nó có bị thương không. Bác đặt nó ngồi trong lòng, móc túi lấy ra một củ hành rồi bóc vỏ:
- Này con, ăn đi.
Buratino ngoạm lấy củ hành, nhai rau ráu. Rồi nó giụi đầu vào cái má ram ráp của bác Carlo nói:
- Cha ạ, từ nay con sẽ ngoan, hết sức ngoan... Bác dế mèn khuyên con nên đi học.
- Thế à? Thế thì hay lắm con ạ.
- Nhưng cha này, con trần trụi, áo quần chẳng có, lại toàn bằng gỗ, trẻ con ở trường nó chế con mất thôi!
Bác Carlo gãi gãi cái cằm lởm chởm râu, bảo nó:
- Con nói phải đấy.
Rồi bác châm đèn, lấy kéo, lấy hồ và mấy mảnh giấy màu. Bác cắt và dán một cái áo màu hạt dẻ nhỏ xíu và cái quần đùi màu xanh tươi. Bác lấy miếng da ở giày cũ khâu một đôi giày cho Buratino. Rồi lại cắt chiếc bít tất cũ làm một cái mũ có núm. Bác mặc quần áo cho Buratino, bảo nó:
Rồi bác châm đèn, lấy kéo, lấy hồ và mấy mảnh giấy màu. Bác cắt và dán một cái áo màu hạt dẻ nhỏ xíu và cái quần đùi màu xanh tươi. Bác lấy miếng da ở giày cũ khâu một đôi giày cho Buratino. Rồi lại cắt chiếc bít tất cũ làm một cái mũ có núm. Bác mặc quần áo cho Buratino, bảo nó:
- Đấy, quần áo đủ cả rồi nhé. Phải cho ngoan đấy. Buratino thưa:
- Cha ạ, thế không có sách vỡ lòng thì đi học làm sao được?
- À, à... con nói phải đấy.
Bác Carlo gãi gãi đầu. Bác lấy cái áo cũ độc nhất của bác, vắt lên vai, rồi ra phố. Một lát sau, bác trở về, tay cầm một quyển sách vỡ lòng, nhưng áo không còn nữa. Sách in những chữ to tướng, có nhiều tranh ảnh rất vui. Bác bảo Buratino:
- Đây, sách vỡ lòng của con đây. Học cho ngoan, con nhé.
- Thế áo của cha đâu?
- Áo ấy à? Cha bán rồi... Nhưng không sao, cha không mặc áo cũng được... Cốt là con được sung sướng.
Buratino giụi mũi vào hai bàn tay bác, nó nói:
-Con đi học rồi ngày sau lớn lên, con mua đền cha một nghìn cái áo mới rõ đẹp...
Thế là cái buổi tối đầu tiên ra đời, Buratino mong muốn sống ngoan ngoãn, theo lời khuyên của bác dế mèn.
"Khói sáp" - Hot girl Trung Quốc |
Sáng hôm sau, Buratino cho sách vào một cái túi con rồi chạy đi học. Dọc đường, nó chẳng để mắt nhìn quà bánh bày trong các tủ hàng:
nào bánh bích quy mật ong, nào bánh ngọt, cả những con gà bằng đường phèn cắm vào que nữa. Nó cũng chẳng thiết nhìn bọn trẻ con thả diều... Mèo vằn Badilio chạy ngang qua phố, nó cũng chẳng thèm tóm lấy đuôi mà kéo. Càng đến gần trường, Buratino càng nghe rõ tiếng nhạc hình như từ phía bờ biển Địa Trung Hải vọng tới.
Tiếng sáo véo von: pì! pí! pi! Tiếng viôlông: là la lá la! Chũm chọe: chập cheng, chập cheng! Trống kêu: bung bung!
Đi đến trường thì phải rẽ tay phải. Tiếng âm nhạc thì ở phía tay trái. Không hiểu sao chân Buratinô lại vấp phải gì đấy và cứ tiến về phía có tiếng nhạc.
Tiếng sáo véo von: pì! pí! pi! Tiếng viôlông: là la lá la! Chũm chọe: chập cheng, chập cheng! Trống kêu: bung bung!
Đi đến trường thì phải rẽ tay phải. Tiếng âm nhạc thì ở phía tay trái. Không hiểu sao chân Buratinô lại vấp phải gì đấy và cứ tiến về phía có tiếng nhạc.
- Pì, pí, pi!
- Chập cheng! Lá la! Chập cheng! Lá la...
- Bung bung!
Buratino nói to một mình:
- Trường chả biến đi đâu được mà sợ. Mình ra ngó qua, nghe kèn trống một lúc rồi chạy đến lớp cũng vừa.
Thế là ba chân bốn cẳng, nó chạy ra phía bờ biển. Nó thấy một gánh hát rong căng rạp vải, cờ xanh đỏ bay phấp phới theo gió biển. Bốn nhạc sĩ vừa chơi đàn vừa rún rẩy trên một cái bục. Bên dưới, một người đàn bà to béo tươi cười ngồi bán vé.
Trước cửa rạp, vô số người tụ tập: nào con trai, con gái, lính tráng, các bác bán nước quả, các chị vú em bế em bé, lính cứu hoả, bác đưa thư. Tất cả đều ngước mắt đọc một tờ quảng cáo lớn: "Rạp múa rối chỉ diễn một buổi. Nhanh nhanh kẻo hết! Nhanh nhanh kẻo hết! Nhanh nhanh kẻo hết!".
Buratino kéo vạt áo một thằng bé:
Trước cửa rạp, vô số người tụ tập: nào con trai, con gái, lính tráng, các bác bán nước quả, các chị vú em bế em bé, lính cứu hoả, bác đưa thư. Tất cả đều ngước mắt đọc một tờ quảng cáo lớn: "Rạp múa rối chỉ diễn một buổi. Nhanh nhanh kẻo hết! Nhanh nhanh kẻo hết! Nhanh nhanh kẻo hết!".
Buratino kéo vạt áo một thằng bé:
- Cậu này, cậu có biết mấy xu một vé không?
Chú bé kia từ từ trả lời qua kẽ răng:
- Bốn xu, chú bé gỗ ạ.
- Cậu ạ... thế này này... tớ quên mất ví ở nhà rồi... cậu cho tớ vay bốn xu có được không?
Cậu bé kia huýt sáo khinh bỉ:
- Đồ ngốc!
Buratino khóc lóc van nài:
- Tớ thèm xem múa rối quá. Hay là tớ bán cho cậu cái áo đẹp này bốn xu nhé...
- Áo giấy mà bốn xu à? Thôi đi, tìm thằng ngốc khác mà bán.
- Áo giấy mà bốn xu à? Thôi đi, tìm thằng ngốc khác mà bán.
- Thế cái mũ xinh xinh của tớ vậy...
- Mũ này ấy à? Có để mà đi vớt nòng nọc... Thôi đi mà tìm thằng ngốc khác.
Buratino thèm xem quá, mũi nó lạnh toát lại.
- Này cậu, hay cậu lấy quyển vở vỡ lòng này, bốn xu thôi...
- Có tranh không?
- Khối tranh đẹp, lại có cả chữ to tướng nữa.
Cậu bé kia cầm lấy sách, đành lòng đếm bốn xu đưa cho Buratino:
- Được, thế đưa sách đây.
Buratino chạy vội tới bà béo tươi cười, hét to:
- Bà ơi, bán cho cháu một cái vé xem múa rối, cho cháu hàng ghế đầu ấy.
Chương 7: Trong lúc trình diễn hài kịch bọn con rối nhận ra Buratino
Buratino ngồi ở hàng ghế đầu. Nó hân hoan ngắm nghía cái màn buông kín. Trên màn, vẽ vô số những cảnh rất mê:
những người bé tí đang nhảy múa; các cô bé đeo mặt nạ đen; những ông râu xồm đội mũ nhọn hoắt lốm đốm sao, trông đến gớm, một ông mặt trời giống như cái bánh, có đủ mắt mũi. Ba tiếng chuông, màn cuốn lên. Sân khấu bé tí xíu, hai bên có cây cắt bằng bìa. Một cái đèn treo trên cây giả làm mặt trăng, hai con thiên nga bằng bông mỏ vàng, bơi trên một tấm gương con phản chiếu ánh đèn. Một người bé tí tẹo mặt áo khoác trắng, tay dài, tiến lên giữa vòm cây.
Mặt anh ta bôi phấn trắng, chẳng khác gì thuốc đánh răng. Anh ta chào tất cả mọi người, giọng buồn bã:
- Chào quý vị. Tôi là Piero... Chúng tôi xin trình diễn vở hài kịch "Cô bé tóc xanh" hay là "Ba mươi ba cái bớp tai". Người ta sẽ đánh tôi, tát tôi, bớp tai tôi... Câu chuyện vui lắm ạ...
Một người khác nhảy từ phía sau cái cây khác bằng bìa ra.
Anh chàng mày mặc áo kẻ ô vuông như cái bàn cờ tướng vậy. Anh chàng chào mọi người:
- Chào quý vị. Còn tôi, tôi là Andre !
Anh chàng quay lại phía Piero, tát hai cái tát nên thân, phấn trên má Piero bay lả tả.
- Mày khóc lóc cái gì, thằng ranh kia?
Piero đáp:
- Tôi buồn lắm... tôi muốn lấy vợ.
- Thế sao mày không lấy?
- Người yêu bỏ tôi rồi.
- Khà, khà, khà - Andre phá lên cười - Ra thế. Đồ ngốc!
Andre cầm cái gậy, đánh Piero:
- Người yêu mày tên là gì?
- Thế tôi nói thì ông không được đánh tôi nữa chứ?
- Không... Tao mới thử một tí thôi...
- Được, thế thì tôi nói: cô ấy tên là Manvina, hay là cô bé tóc xanh.
- Khà...khà...khà, Andre cười rộ lên rồi lại đánh Piero ba cái bớp tai.
- Thưa quý vị, quý vị nghe xem... Đời thuở nhà ai lại có cô bé tóc xanh bao giờ.
Ngay lúc ấy, anh chàng quay về phía người xem thì thấy ở hàng ghế đầu có một chú bé gỗ, miệng rộng đến mang tai, mũi dài, đầu đội một cái mũ vải tí tẹo, có núm. Tức thì Andre trỏ Buratinô, reo lên:
- Trời ơi, anh bạn Buratino đây này.
Piero hất hất hai ống tay áo, hét to:
- Buratino thật đây này!
Không biết bao nhiêu cô cậu múa rối từ phía sau các cây bằng bìa nhảy cả lên sân khấu: các cô gái đeo mặt nạ đen, các lão râu xồm gớm chết đội mũ nhọn hoắt, đàn chó xù, mắt bằng khuy, những chú gù mũi hình quả dưa chuột. Tất cả bọn múa rối chạy đến gần dãy đèn phía ngoài sân khấu. Họ nhìn Buratino rồi la lên:
- Buratino thật! Buratino đây này. Về đây với chúng tớ đi. Về với chúng tớ, gớm ông mãnh!
Buratino nhảy tót lên bục, rồi nhảy lên sân khấu. Bọn múa rối túm lấy nó, ôm ghì lấy nó mà hôn hít, sờ mó. Rồi cả bọn đồng ca bài "Điệu múa chim":
Sáng sớm tinh mơ
Trên sân cỏ mượt
Chim múa chim ca
Mỏ chim la đà
Múa điệu Caraba,
Hai chàng bọ dừa
Giơ chân gõ trống
Ếch thổi kèn đồng
Là lá la la
Mỏ chim la đà
Múa điệu Baraba
Chim múa chim ca
Vui sướng chan hòa.
Mỏ chim la đà,
Điệu múa Caraba!
Người xem, ai cũng rất cảm động. Một chị vú em rơi nước mắt. Một bác lính cứu hỏa nức nở khóc. Chỉ có bọn trẻ con ở cuối phòng là bực tức. Chúng giậm chân thình thình:
- Thôi đi, ôm hôn nhau mãi! Còn bé bỏng gì! Diễn tiếp đi!
Thấy ồn ồn, một người trông vẻ dữ tợn trong hậu trường nhô đầu ra xem. Trông lão chết khiếp đi được. Bộ râu xồm của lão đen, rậm, lại dài quét đất. Lão trợn tròn hai con mắt lồi. Răng lão to như răng cá sấu cứ đánh vào nhau cồng cộc. Tay lão cầm một cái roi có bảy dây da. Lão ta là chủ rạp múa rối, tiến sĩ khoa múa rối, tên là Caraba Baraba. Lão nhìn Buratino, thét:
- À à! ồ ồ! Mày phá rối buổi diễn kịch tuyệt vời của tao phải không?
Lão tóm lấy Buratino, xách về kho chứa đồ, treo lên một cái đinh. Rồi lão trở ra, tay giơ roi da dọa nạt, bắt đoàn múa rối phải tiếp tục biểu diễn. Những diễn viên tí hon diễn qua quít cho xong vở kịch. Màn buông xuống. Mọi người tản mạn ra về. Lão Caraba Baraba, tiến sĩ khoa múa rối, vào bếp ăn cơm. Lão nhét râu vào túi cho đỡ vướng, ngồi trước lò sưởi. Trên ngọn lửa đang quay một con thỏ và hai con gà. Lão liếm đầu ngón tay, sờ vào món thịt có lẽ chưa chín. Trong lò thiếu củi. Lão đập tay ba cái:
Andre và Piero chạy ra. Lão Caraba Baraba bảo:
- Mang thằng nhãi Buratino ra đây cho tao. Nó bằng củi khô, nỏ lắm. Để tao đút nó vào lò nướng cho thịt chóng chín.
Andre và Piero vội quỳ xuống đất xin tha chết cho Buratinô. Lão chủ gầm lên:
- Roi đâu bay!
Hai chú đành phải vào buồng kho tháo Buratino xuống, lôi nó vào bếp, vừa đi vừa khóc.
Alecxei Tolxtoi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét