"Mất sóng" - Hot girl Hoa ngữ |
Rồi lão ta và ngài giám đốc, hai người tranh nhau xin lỗi, trong khi năm anh chàng kia cứ ra sức gào lên:
- Bọn ta là đồ chó đẻ! Bọn ta là đồ chó đẻ!
Đến bây giờ tôi vẫn không sao quên được chuyện xảy ra với tôi trong quán rượu Hacđen.
Quán này đã bị dỡ đi từ lâu, và ở đó người ta đã xây một vườn hoa cho trẻ con chơi, nhưng trí nhớ của tôi không hiểu sao cứ quay về với kỷ niệm cũ ấy.
Chuyện xảy ra vào quãng gần sáng. Tôi đang ngồi trong quán đối diện với một cô gái người Hung có khuôn mặt nhỏ múp míp như búp bê. Hồi đó trong các quán nhậu ở Xtămbun hay gặp nhiều con gái Hung. Trên bàn trước mặt mỗi chúng tôi có đặt một bát rượu "bồn" rõ to, loại rượu này bây giờ thường đựng trong những cốc vại, nhưng thời đó người ta uống chúng bằng những cái bát to gần bằng cái chậu. Và mỗi bát rượu như vậy, như tôi còn nhớ, giá khoảng mười lia.
Lúc đó tôi còn là một sinh viên mới hai mươi tuổi, tôi rất sợ bị mất tiền thì ê cả mặt, nên lúc nào cũng phải thò tay vào túi quần xem lại.
Tôi mời cô bạn gái của tôi nhảy. Nhưng nhảy với cô ta tôi chẳng thấy hứng thú chút nào. Người cô ta gầy đét như que củi, và cao đến mức loại thấp người như tôi chỉ đứng đến ngực cô ta. Trở lại bàn chúng tôi lại tiếp tục trò chuyện, nếu như có thể gọi đó là cuộc trò chuyện. Vì cô ta cứ liến thoắng bằng thứ tiếng Pháp giả cầy của mình, còn tôi thì bằng thứ tiếng Anh giả cầy. - Phải khó khăn lắm chúng tôi mới hiểu được nhau.
Tất nhiên tôi có thể ngồi ngậm miệng cũng chả sao, nhưng tôi nghĩ như thế không được lịch sự. Vì con người khác con vật chẳng qua cũng chỗ biết nói.
Vậy là giữa chúng tôi đang toát mồ hôi ra để cố hiểu nhau thì trong quán xảy ra một chuyện khác thường.
Đầu tiên chiếc đèn chùm tự nhiên rơi đánh "xoảng" một cái xuống sàn. Giá như không có mấy đèn mờ ở bốn góc tường thì cả gian phòng sẽ tối như bưng. Những cuộc ẩu đả diễn ra ở mấy chỗ khác nhau. Bàn con và ghế đẩu cứ bay vèo vèo qua đầu. Ngay chính giữa phòng một đám rất đông đứng tụ lại, sau đó tản ra thành từng nhóm nhỏ tiếp tục đánh nhau.
Tôi chưa kịp hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao đã thấy một bàn tay mạnh như gọng kìm siết chặt lấy gáy và ấn đầu tôi vào bát rượu. Tôi thấy mình như một con gà bị túm chặt cánh, sắp ngạt thở đến nơi. Phải khó khăn lắm tôi mới thoát ra được. Nhưng hai chân tôi bỗng chổng vó lên trời, và chính tôi cũng không ngờ, tôi ngồi ngay vào bát rượu...
Có nhiều tiếng còi hét inh ỏi. Tiếp đó là tiếng chạy thình thịch. Rồi có người túm tay tôi lôi đi. Trong phòng tối om, nên ra đến ngoài đường có đèn sáng tôi mới nhận ra đó là cảnh sát. Sau đó người ta lôi từ trong quán ra vài thanh niên nữa. Rồi bắt tất cả đứng xếp thành một hàng. Té ra chúng tôi có sáu người, còn cảnh sát khoảng mươi, mười lăm người.
Một lúc sau người chủ quán bước ra áo quần rách tả tơi.
Quán này đã bị dỡ đi từ lâu, và ở đó người ta đã xây một vườn hoa cho trẻ con chơi, nhưng trí nhớ của tôi không hiểu sao cứ quay về với kỷ niệm cũ ấy.
Chuyện xảy ra vào quãng gần sáng. Tôi đang ngồi trong quán đối diện với một cô gái người Hung có khuôn mặt nhỏ múp míp như búp bê. Hồi đó trong các quán nhậu ở Xtămbun hay gặp nhiều con gái Hung. Trên bàn trước mặt mỗi chúng tôi có đặt một bát rượu "bồn" rõ to, loại rượu này bây giờ thường đựng trong những cốc vại, nhưng thời đó người ta uống chúng bằng những cái bát to gần bằng cái chậu. Và mỗi bát rượu như vậy, như tôi còn nhớ, giá khoảng mười lia.
Lúc đó tôi còn là một sinh viên mới hai mươi tuổi, tôi rất sợ bị mất tiền thì ê cả mặt, nên lúc nào cũng phải thò tay vào túi quần xem lại.
Tôi mời cô bạn gái của tôi nhảy. Nhưng nhảy với cô ta tôi chẳng thấy hứng thú chút nào. Người cô ta gầy đét như que củi, và cao đến mức loại thấp người như tôi chỉ đứng đến ngực cô ta. Trở lại bàn chúng tôi lại tiếp tục trò chuyện, nếu như có thể gọi đó là cuộc trò chuyện. Vì cô ta cứ liến thoắng bằng thứ tiếng Pháp giả cầy của mình, còn tôi thì bằng thứ tiếng Anh giả cầy. - Phải khó khăn lắm chúng tôi mới hiểu được nhau.
Tất nhiên tôi có thể ngồi ngậm miệng cũng chả sao, nhưng tôi nghĩ như thế không được lịch sự. Vì con người khác con vật chẳng qua cũng chỗ biết nói.
Vậy là giữa chúng tôi đang toát mồ hôi ra để cố hiểu nhau thì trong quán xảy ra một chuyện khác thường.
Đầu tiên chiếc đèn chùm tự nhiên rơi đánh "xoảng" một cái xuống sàn. Giá như không có mấy đèn mờ ở bốn góc tường thì cả gian phòng sẽ tối như bưng. Những cuộc ẩu đả diễn ra ở mấy chỗ khác nhau. Bàn con và ghế đẩu cứ bay vèo vèo qua đầu. Ngay chính giữa phòng một đám rất đông đứng tụ lại, sau đó tản ra thành từng nhóm nhỏ tiếp tục đánh nhau.
Tôi chưa kịp hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao đã thấy một bàn tay mạnh như gọng kìm siết chặt lấy gáy và ấn đầu tôi vào bát rượu. Tôi thấy mình như một con gà bị túm chặt cánh, sắp ngạt thở đến nơi. Phải khó khăn lắm tôi mới thoát ra được. Nhưng hai chân tôi bỗng chổng vó lên trời, và chính tôi cũng không ngờ, tôi ngồi ngay vào bát rượu...
Có nhiều tiếng còi hét inh ỏi. Tiếp đó là tiếng chạy thình thịch. Rồi có người túm tay tôi lôi đi. Trong phòng tối om, nên ra đến ngoài đường có đèn sáng tôi mới nhận ra đó là cảnh sát. Sau đó người ta lôi từ trong quán ra vài thanh niên nữa. Rồi bắt tất cả đứng xếp thành một hàng. Té ra chúng tôi có sáu người, còn cảnh sát khoảng mươi, mười lăm người.
Một lúc sau người chủ quán bước ra áo quần rách tả tơi.
- Chính bọn chúng đấy! - Lão ta nói - Tôi đã gọi điện cho ngài Muamme.
Cảnh sát xếp hàng đôi giải chúng tôi về đồn. Ở đó một viên cảnh sát báo cáo với thanh tra cảnh sát:
- Chúng tôi đã giải bọn côn đồ đến.
- Ngài Muamme sẽ đích thân tra hỏi chúng. Tôi vừa hân hạnh được ngài gọi điện báo cho biết như vậy. - Viên thanh tra nói.
Chúng tôi bị tống lên xe cảnh sát và tống đi. Tất cả năm người bạn bất hạnh của tôi cứ như bắt được của, ngồi trên xe họ hát vang như trên đường ra ngoại ô chơi.
Bán đồ sắt (Hà Nội) - ảnh Việt Nam xưa |
- Bọn chúng đây phải không? - Ngài giám đốc hỏi.
- Vâng, - lão chủ quán đáp. - Chúng đã đập phá làm gẫy hết cả bàn ghế trong quán. Làm bị thương hai cô gái. Còn tôi bị chúng đánh thâm tím cả mặt.
Bản chất học trò đã ăn sâu vào máu thịt tôi từ bé, nên tôi không sao bỏ được cái thói quen học trò. Lần này cũng vậy, vừa nghe nói đến đó thì tôi giơ ngón tay trỏ lên ra ý kiến được trả lời.
Ngài Muamme quay tít dùi cui trên không một cái đe dọa rồi quật đánh "bốp" một cái xuống bàn.
- Không được nói chuyện! - Ngài gầm lên.
Sau đó ngài bắt đầu hỏi cung từ anh chàng nhai kẹo cao su.
- Nhổ cái thứ tởm lợm ấy ra! Anh đang đứng ở đâu?
Anh chàng này vẫn thản nhiên nhai kẹo cao su như không có chuyện gì xảy ra. Chỉ có đôi mắt hơi nheo lại tỏ ý khinh tất cả mọi cái và mọi người. Ngài Muamme điên tiết:
- Hừm, được, chờ đấy, ta sẽ bẻ gãy hết xương sống chúng bây. Ta sẽ làm chúng bay phải ân hận vì đã sinh ra trên đời này, đồ quái thai, lũ mất dạy!
Một anh cười hô hố, còn mấy anh kia tiếp tục cười khẩy. Ngài Muamme hỏi từng người và dùng những lời lẽ tục tằn nhất để chửi rủa tất cả. Nhưng chả ai buồn động đậy. Khi ngài đến gần tôi, chân tôi như muốn khụy....
Ngài Muamme quay sang lão chủ quán bảo:
- Trông biết ngay một lũ con nhà không cha mẹ. Ông cứ nhìn chúng xem! Trông không ra hồn người. Một lũ bụi đời. - đoạn ông quay sang tôi nói thêm - Họa chăng có thằng này trông còn có vẻ có giáo dục một tí.
Rồi ông giáng cho tôi hai cái tát và nhổ vào mặt tôi một cái.
- Thằng này ít ra trông còn có vẻ biết sợ. - Ngài Muamme nói tiếp - Có cảm tưởng dù sao cha mẹ nó còn biết dạy nó đôi chút.
Sau đó ông lại quay sang chửi bới, thóa mạ tất cả chúng tôi.
- Lũ chó đẻ, đồ quái thai! - Ông quát to đến nỗi cửa kính rung ầm ầm. Ngài chửi một thôi một hồi, dùng hết tất cả những lời lẽ tục tằn thô lỗ nhất. Tôi lại giơ ngón tay trỏ, nhưng vừa định nói "Thưa..." thì ngài đã lại rít lên: "không nói chuyện!"
Rồi ngài chồm tới chỗ anh chàng đang cười khẩy:
- Ông thử nhìn cái thằng mặt thớt này coi! Đừng có trông mong chút gì tử tế ở nó! Thế mà cứ bảo "Thanh niên là nguồn hi vọng của cả nước!"
Sau khi nhìn khắp lượt bằng cặp mắt trấn áp, ngài tiến đến gần cậu thanh niên đang nhai kẹo cao su:
- Tên mày là gì?
- Mêtin.
- Họ?
Anh chàng nói họ của mình.
- Thế tên bố là gì?
Nghe anh chàng trả lời xong, mặt ngài Muamme bỗng ngẩn ra.
- Thế ông bố đáng kính của cậu làm gì? - Ngài hỏi, giọng đã đổi hẳn.
- Thế ông không biết bố tôi làm gì à? - Cậu thanh niên bắt đầu phản công.
- Tôi biết... tôi biết... Tất nhiên... tôi biết... Chà chà... Sao cậu lại đi giao du với tụi đầu đường xó chợ này? - Ngài giám đốc nói với giọng khuyên răn - Người ta đã nói "Gần mực thì đen..." - Ngài nói thêm rồi quay sang lão chủ quán bảo:
- Sao ông lại dẫn cậu ấy về đây?
- Dạ... thưa... tôi không có kêu ca phàn nàn gì về cậu này cả... cậu ngồi rất ngoan, không có hành động gì xấu cả. Tôi không có khiếu nại gì về cậu ấy cả.
- Lần sau phải chú ý hơn nhé! - Ngài Muamme quở trách - Không có khiếu nại gì, nhưng do lỗi của ông mà cậu ta bị giải đến đây. Thật xấu hổ. Bây giờ chúng ta biết xin lỗi cậu ấy ra sao?
- Thề có thánh Ala, tôi không dẫn cậu ấy đến đây. Chẳng qua vì thiện chí cậu ấy tự nguyện đến thôi. - lão chủ quán ấp úng nói.
- Tôi không có nói xấu gì về cậu cả, - ngài Muamme quay sang bảo cậu thanh niên đang nhai kẹo cao su - Hoàn toàn không. Vì thế mong cậu đừng giận, đừng nghĩ những lời tôi vừa nói là ám chỉ cậu... Sao cậu cứ đứng mãi thế? Xin mời cậu ngồi xuống đây. Xin cứ coi như ở nhà vậy. Còn thằng này tên gì? - Ông quay sang cậu thanh niên đang khe khẽ hát.
- Erơgin.
- Bố là ai?
Nghe thấy tên bố cậu ta, sắc mặt ngài Muamme thay đổi ngay. Một mắt ngài cứ giật giật. Ngài quăng ngay cái dùi cui đi, rồi cứ lấy hai tay vỗ vào đầu gối:
- Chà, chà... Làm sao tôi không đoán ra ngay cậu là con nhà ai nhỉ? Lẽ ra tôi phải biết ngay. Xin mời cậu ngồi... Mong cậu tha lỗi cho... Thề có thánh Ala, những lời tôi chửi lúc nãy hoàn toàn không nhằm vào cậu...
"Hoàng hôn" - tranh của họa sĩ Monet |
Ngài Muamme lại quay sang hỏi một trong mấy anh chàng cứ đứng cười nhạt.
- Còn cậu... cậu là con ai?
- Ông vừa bảo tôi là đồ chó đẻ. Nghĩa là tôi là con của chó!
- Ai? Tôi bảo ấy à? Đâu có! Mà nếu tôi có nói thế thì cũng không phải tôi nói với cậu.
- Nhưng tôi vẫn là đồ chó đẻ. - Anh chàng say khướt tỏ ra rất ngông nghênh.
Ngài Muamme phải lôi lão chủ quán ra làm người làm chứng.
- Thề có thánh Ala, ông hãy làm chứng là tôi không nói cậu ấy như vậy đi!
- Tôi cũng không nói gì xấu về cậu ấy cả. - Lão chủ quán cũng vội vàng thanh minh.
- Phải, phải... chẳng qua tôi chỉ nói chung chung thôi, chứ không ám chỉ cụ thể ai.
Ngài Muamme cứ lần lượt hỏi cụ thể từng thanh niên một, rồi sau khi biết bố họ là ai, giữ chức vụ gì, ngài thay đổi hẳn thái độ, tươi cười niềm nở mời từng người ngồi.
Tôi hiểu rằng chỉ có tôi là kẻ giơ đầu chịu báng. Vì những câu chửi rủa của ngài Muamme phải nhằm vào ai chứ? Nên chỉ còn tôi là người mà ngài có thể trút hết cơn giận dữ và đổ hết tội vào đầu tôi để tháo thân. Như thế sự việc sẽ kết thúc ở đó. Còn mấy thanh niên có những ông bố có thế lực kia tất nhiên ngài sợ không dám đụng đến.
Khi đến lượt tôi, tôi đã định nói bừa tên một người có thế lực nào đó. Nhưng nói tên ai bây giờ? Vả lại, ngài Muamme đã bảo rằng dù sao tôi cũng còn là con nhà có giáo dục. Nhưng nếu lời bịa đặt của tôi bị bại lộ thì sao? Tôi đưa mắt liếc trộm anh chàng đang nhai kẹo cao su. Anh này nháy mắt ra hiệu gì đó với tôi, nhưng tôi không hiểu ý anh.
Vậy là hi vọng cuối cùng của ngài Muamme đặt hết vào tôi. Ngài rít răng hỏi tôi, nhưng để phòng xa, miệng vẫn cười:
- Còn cậu, cậu là con ai?
- Anh ấy cùng hội với chúng tôi. - Bất ngờ một thanh niên lên tiếng trả lời thay tôi.
Rồi cậu nhai kẹo cao su cũng ủng hộ luôn:
- Đúng, anh ấy cùng hội với chúng tôi.
Cuối cùng bao nhiêu tức giận, ngài Muamme đành trút hết vào đầu gã chủ quán:
- Hừm! Đồ súc sinh vô lại! Đồ con lừa! - Ngài gào lên với lão ta. Một trận chửi rủa trút vào đầu gã chủ quán - Cho mở những cái quán như thế làm gì? Chả lẽ ông không tìm được việc gì tử tế đúng đắn hơn là đi vu khống cho những thanh niên vô tội này sao?
Mấy chàng thanh niên say đến nỗi định gây lộn xộn ngay trong sở cảnh sát.
- Chúng ta là đồ chó đẻ. - Họ đồng thanh gào to.
- Xin lỗi, tôi không có nói như vậy - ngài giám đốc quay sang họ phân trần - Nếu tôi có chửi ai thì chỉ chửi cái lão xỏ lá này thôi... - ngài chỉ vào lão chủ quán.
Biết rằng mọi việc thế là hỏng bét, sợi chỉ cuối cùng đã đứt, lão chủ quán gật đầu thú nhận:
- Tất nhiên, tất nhiên, ngài chửi như thế là chỉ chửi tôi thôi. Tôi có lỗi vì đã không kính trọng mấy vị trẻ tuổi này...
Rồi lão ta và ngài giám đốc, hai người tranh nhau xin lỗi, trong khi năm anh chàng kia cứ ra sức gào lên:
- Bọn ta là đồ chó đẻ! Bọn ta là đồ chó đẻ!
- Tôi là đồ chó đẻ! Tôi là đồ chó đẻ! - Lão chủ quán ra sức gào to hơn để át đi.
Ngài giám đốc nghiêm mặt nhìn gã và bảo:
- Đêm nay ông phải mời các cậu ấy ăn nhậu thỏa thích. Hết bao nhiêu tôi sẽ thanh toán.
- Ấy chết, sao lại thế ạ! Tôi xin chịu một nửa chi phí... Chỉ mong các cậu ấy tối nào cũng đến... - Lão chủ quán lắp bắp.
Mãi lúc đó mấy chàng thanh niên mới chịu thôi không gào nữa. Trước khi thả họ, ngài giám đốc bắt tay từng người. Người thì ngài nhờ chyển lời hỏi thăm kính cẩn đến cụ thân sinh, người thì được ngài bảo "Tôi xin hôn tay ông cụ thân sinh đáng kính của cậu", người được ngài nói "Thề có thánh Ala, tôi không hề nói gì xấu về cậu. Đây là tôi nói về cái thằng mặt lợn ngu ngốc kia!"
Khi đến lượt tôi, ngài đặt tay lên vai tôi bảo:
- Ta biết anh không phải cùng hội với họ, nhưng nhờ mấy thằng đầu đường xó chợ ấy anh đã thoát thân một cách quá rẻ. Nhìn mặt anh, ta biết ngay anh là con nhà tử tế. Anh đừng tưởng lừa được ta. Thôi, cút ngay khỏi đây
Nhà văn Azit Nexin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét