Giáo sư Hawking trải nghiệm tình trạng không trọng lực trên một chiếc máy bay trên bầu trời Đại Tây Dương, ngoài khơi bang Florida của Mỹ tháng 4-2007. |
Sự nghi ngờ của một nhà khoa học uy tín như Hawking khiến mọi người phải vô cùng thận trọng khi nói bất cứ điều gì về hạt Higgs. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Hôm 4-7-2012 nhà báo Pallab Ghosh của đài BBC đã có buổi phỏng vấn giáo sư Stephen Hawking, xung quanh chuyện Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu CERN công bố thông tin họ đã phát hiện ra một loại hạt giống như hạt Higgs.
Stephen Hawking, nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, người được gọi là Einstein thời nay, nói Peter Higgs xứng đáng nhận giải Nobel; nhưng ông nói thêm là việc khám phá hạt mới này rất tốn kém.
Quả vậy, hạt được gọi là “giống như hạt Higgs” ấy chỉ lộ diện sau khi phân tích kết quả 500 triệu triệu vụ va chạm ngược chiều hai chùm proton trong cỗ máy gia tốc hạt lớn LHC trị giá 10 tỷ USD của CERN. Đây là công sức làm việc cật lực bao năm nay của hai nhóm chuyên gia tìm kiếm hạt Higgs của CERN có tên CMS và ATLAS với tổng số 5100 nhà khoa học, cùng một mạng lưới gồm khoảng 1 triệu máy tính trên khắp thế giới cộng tác trong việc phân tích các số liệu thí nghiệm.
Stephen Hawking, nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, người được gọi là Einstein thời nay, nói Peter Higgs xứng đáng nhận giải Nobel; nhưng ông nói thêm là việc khám phá hạt mới này rất tốn kém.
Quả vậy, hạt được gọi là “giống như hạt Higgs” ấy chỉ lộ diện sau khi phân tích kết quả 500 triệu triệu vụ va chạm ngược chiều hai chùm proton trong cỗ máy gia tốc hạt lớn LHC trị giá 10 tỷ USD của CERN. Đây là công sức làm việc cật lực bao năm nay của hai nhóm chuyên gia tìm kiếm hạt Higgs của CERN có tên CMS và ATLAS với tổng số 5100 nhà khoa học, cùng một mạng lưới gồm khoảng 1 triệu máy tính trên khắp thế giới cộng tác trong việc phân tích các số liệu thí nghiệm.
"Cam lạnh" - siêu mẫu châu Âu |
Sau hơn 40 năm săn lùng hạt Higgs, thường được gọi là "hạt của Chúa", hôm 2-7 Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermilab) ở Mỹ, tiếp đó hôm 4-7 Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) lần lượt thông báo họ tìm thấy một loại hạt hạ nguyên tử mới có những đặc tính giống hạt Higgs.
CERN và Fermilab đều tỏ ra cực kỳ thận trọng khi công bố khám phá nói trên; họ không dùng từ “phát hiện” hạt Higgs mà chỉ nói phát hiện loại hạt mới đó đang đưa họ tới gần hạt Higgs hơn bao giờ hết.
Trả lời BBC, Hawking nói trước đây “Tôi từng đánh cược với ông Gordon Kane ở Đại học Michigan là sẽ chẳng bao giờ tìm thấy hạt Higgs đâu. Xem ra có vẻ tôi đã mất 100 dollar (tiền cá cược)”. (“I had a bet with Gordon Kane of Michigan University that the Higgs particle wouldn’t be found. It seems I have just lost $100”).
Năm 1964, khi Peter Higgs đưa ra giả thiết về sự tồn tại hạt Higgs, nhiều nhà khoa học nổi tiếng chê trách ông là “kém hiểu biết về vật lý”; ngay cả Werner Heisenberg đáng kính chủ nhân giải Nobel vật lý năm 1932 cũng vậy. Một tạp chí khoa học từ chối đăng bài viết của ông.
Sự nghi ngờ của một nhà khoa học uy tín như Hawking khiến mọi người phải vô cùng thận trọng khi nói bất cứ điều gì về hạt Higgs. Bản thân Peter Higgs khi có mặt trong buổi công bố khám phá nói trên cũng từ chối mọi lời phỏng vấn. Chắc rằng Ủy ban xét thưởng giải Nobel đang vô cùng đau đầu vì chuyện có nên trao giải khoa học cao quý này cho Peter Higgs và những người đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của hạt Higgs hay không. Nếu chờ sang năm hoặc sau nữa mới xét thì chắc gì các nhà khoa học này còn sống trên đời, mà giải Nobel lại chỉ trao cho người còn sống thôi. Hơn nữa giải này chỉ trao cho tối đa 3 người, mà lại nhóm kể trên lại có những 6 người.
Nguyên Hải
"Leda và con thiên nga" - tranh của họa sĩ Michelangelo |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét