Hai Bà Trưng. |
Trung Quốc hai năm gần đây ngày càng cứng rắn trong việc đòi chủ quyền ở Biển Đông, một phần là do sức mạnh kinh tế và quân sự phát triển đáng kể, và phần quan trọng nữa là do ảnh hưởng của các tướng lĩnh tăng lên. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Trên đây là nhận định của ông Willy Lam, giáo sư chuyên nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Quốc tế Akita, Nhật Bản. Ông cũng là giáo sư lịch sử Đại học Hong Kong. Bài viết của chuyên gia này đăng trên The Wall Street Journal.
Mức độ ảnh hưởng của giới quân sự ở Trung Quốc trở nên rõ nét hơn từ cuối năm ngoái khi chuẩn đô đốc Yang Yi kêu gọi từ bỏ câu nói nổi tiếng về chính sách ngoại giao của Đặng Tiểu Bình: "Giấu mình chờ thời, không lộ diện". Yang cho rằng: “Thời thế không còn để cho Trung Quốc giấu mình".
"Nếu bất cứ nước nào xâm phạm an ninh và lợi ích quốc gia của chúng ta, chúng ta phải kiên quyết tự vệ", Yang nói thêm. Thông qua "phòng thủ kiên quyết", Yang muốn nhắc đến khái niệm "phản công nhanh, chi phí thấp và có hiệu quả".
"Nước chanh" - Hoa hậu Hương Giang |
Tháng trước, thiếu tướng Han Xudong, người giảng dạy tại Đại học Quốc phòng của quân đội Trung Quốc (PLA), còn đi xa hơn. Ông này cho rằng đã đến lúc Trung Quốc từ bỏ học thuyết "chống bành trướng" của mình. Trong một bài báo trên tờ Global Times của chính giới mang tiêu đề "Tâm lý phòng thủ phương hại nỗ lực bành trướng ra nước ngoài của Trung Quốc", ông này đã không ngại ngần kêu gọi một chính sách mở rộng ra về quân sự, địa chính trị và kinh tế.
Tướng Han chỉ ra rằng trong khi chính sách truyền thống của Trung Quốc là "không bá quyền" thì cũng không nên hiểu điều này có nghĩa là Trung Quốc không nên theo đuổi mục tiêu bành trướng. "Chỉ khi chúng ta đập tan khối tâm lý phi bành trướng, Trung Quốc mới có thể tăng tốc sự chuyển đổi từ một cường quốc khu vực thành một cường quốc toàn cầu", tướng Han viết.
Một số tướng lĩnh Trung Quốc dường như đang cố đẩy đất nước tới một cách tiếp cận đối đầu trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, một trong những điểm nguy hiểm nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hùng biện của họ rất đơn giản: PLA không nên ngần ngại trừng phạt các quốc gia đang bất đồng với tuyên bố của Trung Quốc ở vô số đảo nhỏ, cũng như các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt ở đó.
Ghẹ biển sốt chua ngọt. |
Thiếu tướng Luo Yuan gần đây lên tiếng mắng mỏ “những kẻ hiếu chiến dân tộc chủ nghĩa” ở Philippines, nước cho tàu hải quân đối mặt với tàu Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ tháng 4. Luo Yuan tuyên bố: "Nếu Manila không thể kiềm chế những đứa trẻ này, hãy để chúng ta làm thay họ".
Nói về nguy cơ xảy ra một trận hải chiến, viên tướng từng nhiều lần đưa ra các tuyên bố đao to búa lớn này nói: "Chúng ta đã nhiều lần tỏ sự nhẫn nại, và lòng kiên nhẫn của chúng ta đã hết. Không việc gì phải thận trọng nữa".
PLA và các nhà chiến lược quân đội được cho là đứng đằng sau quyết định thiết lập cái gọi là thành phố Tam Sa tháng trước. Dù ý tưởng về việc lập Tam Sa được đưa ra từ năm 2007, nhưng các cơ quan ngoại giao Trung Quốc đã không tán thành. Các nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm lập luận rằng một động thái như vậy sẽ thổi bùng quan điểm về "mối đe dọa từ Trung Quốc" tại các nước Đông Nam Á, và cả Mỹ nữa.
Cho đến năm ngoái, các nhà nghiên cứu cao cấp về quan hệ quốc tế ở Trung Quốc vẫn có thể chỉ trích việc tướng lĩnh can thiệp vào chính sách đối ngoại. Trong một cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal tháng 10-2010, giáo sư Chu Shulong thuộc Đại học Thanh Hoa phàn nàn rằng "quân đội Trung Quốc quá mạnh trong hoạch định chính sách, đặc biệt là về chính sách đối ngoại”.
"Ớt Đà Lạt" - người mẫu Nhật Bản |
Một vài tháng sau đó, giáo sư Đại học Bắc Kinh Wang Jisi trở thành tâm điểm cho một loạt lời chỉ trích do các nhà bình luận phe diều hâu đưa ra. Nguyên do là ông này đã phê phán giới quân sự có "những tuyên bố thiếu thận trọng, không được phép, gây nhiều nhầm lẫn" trong đó xác định Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc và rằng quân đội Trung Quốc sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển chiến lược.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2011, thậm chí các học giả có uy tín lớn như các ông Wang và Chu đã không còn dám phát biểu trái ý các tướng lĩnh. Thiếu tướng Zhang Zhaozhong gần đây tuyên bố rằng có "hơn một triệu kẻ phản bội" ở Trung Quốc và nói rõ rằng "một số học giả của chúng ta đã được Mỹ đào tạo. Họ đọc sách Mỹ, chấp nhận những ý tưởng của Mỹ, và giờ đây họ đang giúp Mỹ đánh lừa người Trung Quốc".
Các tuyên bố về tranh chấp trên Biển Đông gần đây được đưa ra khi chỉ còn vài tháng nữa là đến Đại hội đảng lần thứ 18 của Trung Quốc, sự kiện đánh dấu bước chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở nước này. Thông thường, quân đội được đảm bảo có 20% số ghế trong Ban Chấp hành trung ương đầy quyền lực. Ban này bầu ra các ủy viên Bộ Chính trị. Thời gian chuyển tiếp lãnh đạo có thể là cơ hội để bên quân sự có tiếng nói nặng ký hơn.
Phạm Ngọc Uyển
(lược dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét