Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Sự tích Thần đạo Việt Nam

"Giọt ngọc" - thiếu nữ Việt Nam
Trong tinh thần chiến đấu chống giặc Hán, Tề, Lương lúc nào cũng vẫn uy linh, dũng cảm thiêng liêng cho đến trận Bạch Đằng Giang (Đằng Giang thiên cổ huyết lưu hồng). Ngô vương Quyền chém thái tử Hoằng Thao của Nam Hán... (ảnh không liên quan đến bài viết)
Có lẽ từ thiên thu vạn đại... từ tạo thiên lập địa, đấng Thượng đế đã tặng cho mặt đất một vùng hào quang sáng lạn nhất là ánh bình minh để tạo nên sự sống, trong đó vang động đầu tiên là tiếng thần Linh Kê gáy giọng thanh kỳ trên đỉnh thiên sơn để hội tụ linh thần và phân bố cho công việc khai sáng vũ trụ vạn vật, làm sống động cõi u u minh minh của ma vương quỷ dữ.
Lạc Long Quân cũng bắt đầu quăng chùy thần từ Động Đình Hồ đánh dẹp loài yêu tinh, mở nghiệp lớn về phương Nam, dựng nghiệp Tổ giòng Bách Việt và phối hiệp cùng Âu Cơ sinh ra giòng giống Lạc Hồng sau này, đời Hùng Vương mở nước Văn Lang đã cho xây đền để tạ ơn Trời Đất.
Các vị thần sơn hà xã tắc đã được vua Hùng lập nên khắp cõi nước Nam để thờ thần linh như đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, đền thờ thần Đồng Cổ ở núi Đồng Cổ (Núi Khả Lao còn gọi là Núi Khả Phong ). 
Chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ.
Trải hàng ngàn năm, nước Việt đời vua Hùng đã tôn thờ các vị Thiên thần cao nhất là ông Trời, các vị linh thần của núi sông như Sơn Tinh Thủy Tinh. Về sau thần núi như Bạch Hạc, thần sông như thần Trương Hống, Trương Hác. Thần Đồng Cổ uy linh bảo vệ vương triều như là vị thần bách chiến bách thắng, vua quan đất Việt chinh phục nơi nào đều đem theo trống đồng lớn đi đánh dẹp giặc. 
Đời vua Thục thì có thần Kim Quy hiện lên giúp sức xây thành Cổ Loa như Hộ quốc công thần, cho nhà vua móng rùa vàng để thần Cao Lỗ (nhân thần) chế nõ thần để chống giặc Tần Hán hằng trăm năm. 
Các nhà nghiên cứu về binh pháp, về chế tạo vũ khí có thể coi đó là vị Tổ của nghề rèn đúc vũ khí của dân tộc Việt. Giặc Tần Hán cướp mất nước nhà Thục và giòng Triệu Đà (xưng là Nam Việt Vương) lập chế độ cai trị xâm lăng, tiêu diệt các đền đài thờ thần linh của người Việt, tiêu diệt chữ đầu tiên Khoa Đẩu của người Việt. Riêng tiếng Việt thống nhất của người Việt, tư tưởng và tôn giáo Thần đạo Việt vẫn tồn tại bất diệt trong suốt ngàn năm Tàu đô hộ. 
Trong tinh thần chiến đấu chống giặc Hán, Tề, Lương lúc nào cũng vẫn uy linh, dũng cảm thiêng liêng cho đến trận Bạch Đằng Giang (Đằng Giang thiên cổ huyết lưu hồng). Ngô vương Quyền chém thái tử Hoằng Thao của Nam Hán, phá tan thủy quân của nhà Hán bằng thủy chiến công đệ nhất trong lịch sử dân tộc. Ngài lên làm vua và từ đó nước Việt lại sống động, lại đoàn kết, lại xây dựng tất cả đền xưa miếu cũ thờ các linh thần sông núi, các chiến binh tướng sĩ có công dẹp giặc, lúc mất đều được tôn làm thần (thành hoàng) thờ ở quê hương mình. 
"Siêu nhỏ" - siêu mẫu đồ lót châu Âu
Và cũng từ đó, thần Đồng Cổ, thần Kim Quy do công bảo vệ tổ quốc nên trong nước các đền thần đều trùng tu và tái tạo lại. Từ nơi thiêng thờ trời cho đến chỗ thờ chiến sĩ trận vong, các vị quân vương, hảo tướng có công trạng lớn đều to rộng nguy nga nên gọi là đền. Đền thờ thần linh của người Việt như đền thờ Lý Thường Kiệt.  
Khi giặc Tần Hán Tề Lương đô hộ, văn hóa Khổng Mạnh và bách gia chư tử đem xuống "giáo dục dân bản xứ" theo cách thức thâm độc của giặc cướp nước định đồng hóa người Việt, có mang sang một cách thờ cúng mới, đó là đạo thờ thành hoàng (nhân thần). Các ngôi đình làng được dân Việt lập nên ở làng xã vừa là nơi tụ chúng, vừa là nơi thờ tụng nhân thần nơi đó văn hóa Việt gọi là cái đình. 
Giòng Bách Việt ở phiá Nam sông Trường Giang cho đến núi Ngũ Lĩnh, có cả các nước Sở, nước Việt cổ. Vùng Quảng Đông, Quảng Tây nơi Lý Thường Kiệt đánh Tống (châu Khâm, châu Liêm) cũng là đất Bách Việt cổ bị đồng hóa. Nơi phía Nam nước Tàu có một tôn giáo lớn sánh ngang với đạo Khổng của Khổng Mạnh từ phương Bắc, đó là Lão giáo. Đạo Hoàng Lão mà huyền sử còn cho là Lão tử, Lão Đam là vị tổ của đạo Lão, còn để lại bộ Đạo Đức Kinh đến thời Trang tử viết thêm Nam Hoa kinh (Bùi Giáng cho bộ sách này vĩ đại vào bậc nhất trong bốn bộ sách của nhân loại trong đó có thần thoại Hy Lạp, kinh Hoa Nghiêm). Lão tử người phương Nam cũng như thủy tổ về thơ của nhân loại là Khuất Nguyên, tác giả Ly Tao cũng là người Bách Việt. Đạo Lão là một tôn giáo vĩ đại trong buổi sơ kỳ của triết lý nhân sinh người Việt cổ. 
Vì thế mà tôn giáo văn hóa Việt có truyền thống Tứ giáo đồng nguyên gồm Thần Đạo, Đạo Phật, Khổng và Lão (sau này hòa nhập vào với Khổng giáo đời Trần, Phật giáo đời Lý). chứ không phải chỉ là Tam giáo đồng nguyên Khổng, Phật và Lão như mọi người thường tưởng. Tinh thần chiến đấu bách chiến bách thắng ta có thần Phù Đổng Thiên Vương, thần Kim Quy đến đời nhà Lê cho kiếm và lấy kiếm của Lê Thái Tổ). 
Một đọan Cổ Loa thành.
Khi nào có giặc thì có thần Kim Quy linh ứng hiện lên bảo vệ dân Việt Nam và khi nào tiến công chiến thắng đều có Thần Đồng Cổ (Trống Đồng) hộ chiến gây sấm sét đánh phá giặc. Vì thế chúng ta cần phải lập một ngôi đền thiêng để thờ thần minh của dân tộc Việt... 
Trong đền thiêng có các hệ thống thờ Thần đều đã hiện hữu trong tâm linh người Việt xưa nay: Thờ các vị thần siêu nhiên và ông Trời sáng tạo vũ trụ vạn vật mà ta còn gọi là Tạo Hoá - Hóa Công, là cao diệu nhất. 
Kế đó là các vị Thiên Thần trong văn hóa Việt: thần Sấm Sét, Tinh Tú... 
Các vị Nhân Thần: Thần Nông vì là đất nông nghiệp trồng lúa nước và Thủy Thần (Sơn tinh, Thủy Tinh...) 
Cách thờ Nhân Thần ở Đình là các vị Thiên thần hay Nhiên thần (từ trên Trời hay cảnh vật thiên nhiên được hóa thân thành hình người mà thờ trong các miếu đình). 
Nhân thần: Còn có các nhân vật trong cổ tích, huyền sử, thần thoại như An Tiêm, sự tích Trầu Cau, Táo Quân, bà Hỏa... 
Từ Tổ Lạc Long Quân, Âu Cơ cho đến các vị quân tướng và người tài đức có công với dân tộc đều được tôn thờ. Đó là các vị thần trong thần thoại và lịch sử xã hội của người Việt chính thống. 
"Bến xuân" - người mẫu Nhật Bản
Ở các đình miếu Thần đạo, các làng xã tỉnh thành đều có thờ đủ các dạng thần: Thiên thần, Nhơn thần, Nhiên thần, Linh thú (chim Lạc ở trống đồng) Linh vật (Trống đồng, nỏ thần...). 
Các vị thánh của đạo Khổng, Các vị Phật của đạo Phật, các vị Tiên của đạo Lão khi hòa nhập vào văn hóa Việt đều được thờ chung với các vị thần chính thống nếu họ có công lao và hữu dụng, linh thiêng phù trợ giống nòi Việt và tổ quốc Việt Nam. 
Tuy nhiên, đạo Phật còn xây chùa để thờ Phật là có nguồn gốc từ Ấn Độ. 
Tiếng gà báo hiệu sự sống thức dậy, là vô cùng quan trọng. Nghe tiếng gà gáy, chim kêu khiến lòng người sảng khoái , bình yên, hân hoan sáng sủa. Mùa xuân mới, sự thế đổi mới, lịch sử sang trang, đất nước phải tôn thờ thần minh chân thành, không gian trá, mỵ dân. Thần đạo Việt, tâm linh Việt, đền thiêng Việt, buổi sáng mới phải có tiếng Thần Kê gáy sáng xua tan bóng đêm của tư duy hẹp hòi để biết đến tổ quốc giống nòi, tinh thần Đại Việt trường tồn. Thần linh Việt muôn đời hãy mau xua tan bóng tối Duy Vật, tạo lại mùa Xuân vạn cổ, tinh thần oanh liệt của nền văn hóa thần minh nước Nam muôn đời. 
Trong ngày Tết, dân ta thường đặt mâm ngũ quả để đón ông bà tổ tiên, ra bàn thiêng để cúng Trời Đất, thần minh, thành hoàng bản cảnh và các gia thần (thần thờ ở trong nhà như thần Tài, thần Bếp, ông Địa phù hộ làm ăn phát tài, phát lộc). 
Trong không khí thiêng liêng đó, linh hồn của vũ trụ mới mẻ khơi hạnh phúc may mắn đều hội tụ về hộ trì cho mọi người được điều tốt lành, bình an, thịnh vượng.
Trần Tuấn Kiệt
"The 1 " - tranh của hoạ sĩ F.Legér

1 nhận xét:

  1. THƯ MỜI

    Chào Bạn,

    Xin mời Bạn viếng thăm
    trang mạng ĐÁNH Giặc Tàu:
    http://www.danhgiactau.com/

    “Cùng chung sức vào cuộc Chiến Đấu,
    ĐÁNH GIẶC TÀU xin góp phần ở phương diện LỊCH SỬ,
    VĂN MINH, HỌC THUYẾT, và VĂN HÓA...
    để Củng Cố Quyết Tâm Chiến Đấu, Niềm Tin Chiến Thắng,
    và Thể Hiện Hùng Tâm Dũng Khí, Niềm Tự Hào của Dân Tộc.”

    Người Giới Thiệu.

    Trả lờiXóa