"Tan chảy" - hot girl Nhật Bản |
- Tình ơi tình, mình ơi mình, tình hở hang lắm cho mình ngẩn ngơ.
Sinh đỏ mặt, một lát sau lén cài khuy áo. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Gia cảnh
Cô Sinh về làm dâu nhà lão Kiền đã mấy năm nay. Khi về, cô Sinh mang theo bốn bộ quần áo mỏng, một áo dạ mặc rét, hai áo len, một vỏ chăn hoa, bốn cái xoong nhôm một cái xoong bột, một cái phích hai lít rưỡi, một cái chậu tắm, một tá khăn bông, tóm lại là một đống tiền, nói như bà mẹ cô Sinh làm nghề buôn gạo ở chợ Xanh.
Cậu Cấn chồng cô Sinh là thương binh. Họ quen biết nhau trong dịp tình cờ. Hai người cùng trú dưới hiên nhà trong một trận mưa. Chuyện này đã có người viết (thế mới biết nhà văn ở ta xông xáo!) Theo đồn đại, đại để đấy là một “xen” (scène) về tình yêu giản dị, trong sáng, không vụ lợi cuộc sống là duy vật biện chứng, hài hòa, đẹp, đáng yêu...
Cấn là con trưởng. Dưới Cấn có bốn em trai, chênh nhau một, hai tuổi. Đoài là công chức ngành giáo dục, Khiêm là nhân viên lò mổ thuộc Công ty thực phẩm, Khảm là sinh viên đại học, Tốn, con út bị bệnh thần kinh, người teo tóp, dị dạng.
Nhà lão Kiền sáu người. Toàn đàn ông. Bà Nhớn, vợ lão Kiền, mất đã mười một năm, lúc đó lão Kiền năm mươi ba tuổi, cái tuổi oái ăm, lấy vợ nữa cùng dở, không lấy vợ nừa cũng dở. Lão Kiền chọn cái dở ít hơn, ở vậy... Nhà lão Kiền trông ra mặt đường. Lão làm nghề chữa xe đạp. Cấn làm nghề cắt tóc (khi mới quen Sinh, anh nói làm nghề dịch vụ). Được tiếp thu một nền giáo dục gia đình bình dân (cha dạy học, mẹ buôn gạo), Sinh không phải là người có nhiều định kiến hẹp hòi. Hơn nữa, trong tính cách, thậm chí ở cô có phần phóng túng. Trình độ văn hóa hạn chế (Sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở) nhưng điều đó không can hệ gì. Với phụ nữ, học vấn giữ vai trò thứ yếu tạo nên sức mạnh thần thánh ở họ, điều này không phải chứng minh. Về làm dâu, lúc đầu Sinh khá ngỡ ngàng với không khí tự do trong nhà. ăn cơm chẳng ai mời ai, sáu người đàn ông, ai cũng cởi trần, mặc quần đùi cười nói thản nhiên, chan chan húp húp như rồng cuốn. Sinh phục vụ cơm nước ba lần một ngày. Được cái việc nặng Sinh không phải làm, có Tốn giúp đỡ. Tốn suốt ngày lau nhà, giặt giũ. Nó không có khả năng làm việc gì khác. Cứ cái xô nhựa với tấm giẻ lau, khoảng vài tiếng nó lại ìau nhà một lần. Nó không chịu được bẩn. Quần áo ai thay ra, nó cũng giặt mà giặt rất sạch, phơi phóng cẩn thận. Tốn ít nói, nếu ai hỏi gì, chỉ cười bẽn lẽn, trả lời nhát gừng. Vừa làm, nó vừa ti tỉ hát, không hiểu học được khi nào bài hát của bọn bợm rượu:
A ha... Không có vua
Sớm đến chiều say sưa
Tháng với ngày thoi đưa
Tớ với mình dây dưa,
Tình với tính hay chưa.
Tốn hay giúp đỡ Sinh, nó cư xử với Sinh bằng lòng tốt vô bờ bến. Những ý thích nhỏ nhặt của cô, nó thực hiện với lòng tận tụy cầm thú. Nửa đêm, nếu Sinh buột miệng "có ô mai thì thích" là sẽ có ngay ô mai. Không biết Tốn lấy tiền ở đâu, đi mua lúc nào, chuyện này chịu. Ở trong nhà Sinh hãi nhất lão Kiền, sau đến Khiêm. Lão Kiền suốt ngày cau có. Mọi người không ai thích lão. Lão kiếm ra tiền, lão cãi nhau với mọi người như cơm bữa, lời lẽ độc địa. Như với Đoài, lão bảo:
- Mày ấy à? Công chức gì mặt mày? Lười như hủi, chữ tác chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét!
Hay với Khảm, cậu sinh viên năm thứ hai:
- Đồ ruồi nhặng! Học với chả hành! Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi.
Với Cấn, lão có đỡ hơn, thỉnh thoảng cũng khen, nhưng lời khen lại quá lời chửi:
- Hay thật, cái nghề cạo râu ngoáy tai của mày, nhục thì nhục nhưng hái ra tiền!
Riêng với Khiêm, lão ít gây sự.
Khiêm to lớn, lừng lững, tính nóng nẩy. Hàng ngày đi làm vể (Khiêm hay làm ca đêm), Khiêm đều mang về khi cân thịt, khi bộ lòng. ít hôm Khiêm về không. Đoài hay nói (cũng là nói sau lưng Khiêm):
- Trước sau cũng vào tù thôi. Cái thằng ấy tôi đã thấy trước tương lai của nó. ít cũng sáu năm tù. Kể cũng lạ. Một năm nó ăn cắp đến nửa tấn thịt mà người ta để yên cho nó!
Khiêm có vẻ khinh hai ông anh. Với Cấn, nếu Khiêm cắt tóc bao giờ Khiêm cũng trả tiền. Khiêm bảo:
- Anh đừng làm bộ với tôi. Tôi bắt anh phục vụ tôi có quyền trả tiền.
Cấn nhăn nhó:
- Chú làm anh như người ngoài ấy.
Khiêm bảo:
- Không phải người ngoài, anh không nhận thì thôi, tôi đi hàng khác, tôi bắt thằng khác ngoáy tai cho tôi... Kìa, cẩn thận con dao. Đừng cạo của tôi bộ ria mép đấy.
Cấn chẳng biết trả lời ra sao, phải nhận tiền. Sinh bảo chồng:
- Anh nhận tiền chú ấy khinh cho.
Cô Sinh về làm dâu nhà lão Kiền đã mấy năm nay. Khi về, cô Sinh mang theo bốn bộ quần áo mỏng, một áo dạ mặc rét, hai áo len, một vỏ chăn hoa, bốn cái xoong nhôm một cái xoong bột, một cái phích hai lít rưỡi, một cái chậu tắm, một tá khăn bông, tóm lại là một đống tiền, nói như bà mẹ cô Sinh làm nghề buôn gạo ở chợ Xanh.
Cậu Cấn chồng cô Sinh là thương binh. Họ quen biết nhau trong dịp tình cờ. Hai người cùng trú dưới hiên nhà trong một trận mưa. Chuyện này đã có người viết (thế mới biết nhà văn ở ta xông xáo!) Theo đồn đại, đại để đấy là một “xen” (scène) về tình yêu giản dị, trong sáng, không vụ lợi cuộc sống là duy vật biện chứng, hài hòa, đẹp, đáng yêu...
Cấn là con trưởng. Dưới Cấn có bốn em trai, chênh nhau một, hai tuổi. Đoài là công chức ngành giáo dục, Khiêm là nhân viên lò mổ thuộc Công ty thực phẩm, Khảm là sinh viên đại học, Tốn, con út bị bệnh thần kinh, người teo tóp, dị dạng.
Nhà lão Kiền sáu người. Toàn đàn ông. Bà Nhớn, vợ lão Kiền, mất đã mười một năm, lúc đó lão Kiền năm mươi ba tuổi, cái tuổi oái ăm, lấy vợ nữa cùng dở, không lấy vợ nừa cũng dở. Lão Kiền chọn cái dở ít hơn, ở vậy... Nhà lão Kiền trông ra mặt đường. Lão làm nghề chữa xe đạp. Cấn làm nghề cắt tóc (khi mới quen Sinh, anh nói làm nghề dịch vụ). Được tiếp thu một nền giáo dục gia đình bình dân (cha dạy học, mẹ buôn gạo), Sinh không phải là người có nhiều định kiến hẹp hòi. Hơn nữa, trong tính cách, thậm chí ở cô có phần phóng túng. Trình độ văn hóa hạn chế (Sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở) nhưng điều đó không can hệ gì. Với phụ nữ, học vấn giữ vai trò thứ yếu tạo nên sức mạnh thần thánh ở họ, điều này không phải chứng minh. Về làm dâu, lúc đầu Sinh khá ngỡ ngàng với không khí tự do trong nhà. ăn cơm chẳng ai mời ai, sáu người đàn ông, ai cũng cởi trần, mặc quần đùi cười nói thản nhiên, chan chan húp húp như rồng cuốn. Sinh phục vụ cơm nước ba lần một ngày. Được cái việc nặng Sinh không phải làm, có Tốn giúp đỡ. Tốn suốt ngày lau nhà, giặt giũ. Nó không có khả năng làm việc gì khác. Cứ cái xô nhựa với tấm giẻ lau, khoảng vài tiếng nó lại ìau nhà một lần. Nó không chịu được bẩn. Quần áo ai thay ra, nó cũng giặt mà giặt rất sạch, phơi phóng cẩn thận. Tốn ít nói, nếu ai hỏi gì, chỉ cười bẽn lẽn, trả lời nhát gừng. Vừa làm, nó vừa ti tỉ hát, không hiểu học được khi nào bài hát của bọn bợm rượu:
A ha... Không có vua
Sớm đến chiều say sưa
Tháng với ngày thoi đưa
Tớ với mình dây dưa,
Tình với tính hay chưa.
Tốn hay giúp đỡ Sinh, nó cư xử với Sinh bằng lòng tốt vô bờ bến. Những ý thích nhỏ nhặt của cô, nó thực hiện với lòng tận tụy cầm thú. Nửa đêm, nếu Sinh buột miệng "có ô mai thì thích" là sẽ có ngay ô mai. Không biết Tốn lấy tiền ở đâu, đi mua lúc nào, chuyện này chịu. Ở trong nhà Sinh hãi nhất lão Kiền, sau đến Khiêm. Lão Kiền suốt ngày cau có. Mọi người không ai thích lão. Lão kiếm ra tiền, lão cãi nhau với mọi người như cơm bữa, lời lẽ độc địa. Như với Đoài, lão bảo:
- Mày ấy à? Công chức gì mặt mày? Lười như hủi, chữ tác chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét!
Hay với Khảm, cậu sinh viên năm thứ hai:
- Đồ ruồi nhặng! Học với chả hành! Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi.
Với Cấn, lão có đỡ hơn, thỉnh thoảng cũng khen, nhưng lời khen lại quá lời chửi:
- Hay thật, cái nghề cạo râu ngoáy tai của mày, nhục thì nhục nhưng hái ra tiền!
Riêng với Khiêm, lão ít gây sự.
Khiêm to lớn, lừng lững, tính nóng nẩy. Hàng ngày đi làm vể (Khiêm hay làm ca đêm), Khiêm đều mang về khi cân thịt, khi bộ lòng. ít hôm Khiêm về không. Đoài hay nói (cũng là nói sau lưng Khiêm):
- Trước sau cũng vào tù thôi. Cái thằng ấy tôi đã thấy trước tương lai của nó. ít cũng sáu năm tù. Kể cũng lạ. Một năm nó ăn cắp đến nửa tấn thịt mà người ta để yên cho nó!
Khiêm có vẻ khinh hai ông anh. Với Cấn, nếu Khiêm cắt tóc bao giờ Khiêm cũng trả tiền. Khiêm bảo:
- Anh đừng làm bộ với tôi. Tôi bắt anh phục vụ tôi có quyền trả tiền.
Cấn nhăn nhó:
- Chú làm anh như người ngoài ấy.
Khiêm bảo:
- Không phải người ngoài, anh không nhận thì thôi, tôi đi hàng khác, tôi bắt thằng khác ngoáy tai cho tôi... Kìa, cẩn thận con dao. Đừng cạo của tôi bộ ria mép đấy.
Cấn chẳng biết trả lời ra sao, phải nhận tiền. Sinh bảo chồng:
- Anh nhận tiền chú ấy khinh cho.
Cấn bảo:
- Tôi là anh cả, nó khinh tôi thế nào được.
Với Đoài, Khiêm coi như kẻ thù. Nhưng Đoài khôn, Khiêm không nói gì được. Khi đi làm, Đoài bao giờ cũng lấy cơm vào cặp lồng, cho vào mấy miếng thịt, mấy miếng lòng. Đoài bảo:
- Có chút đạm này là đủ hai nghìn calo để làm việc cả ngày đây Cũng là nhờ chú Khiêm nhà mình vừa khéo vừa nhanh.
Khiêm hỏi:
- Khéo với nhanh cái gì?
Đoài bảo:
- Tôi là anh cả, nó khinh tôi thế nào được.
Với Đoài, Khiêm coi như kẻ thù. Nhưng Đoài khôn, Khiêm không nói gì được. Khi đi làm, Đoài bao giờ cũng lấy cơm vào cặp lồng, cho vào mấy miếng thịt, mấy miếng lòng. Đoài bảo:
- Có chút đạm này là đủ hai nghìn calo để làm việc cả ngày đây Cũng là nhờ chú Khiêm nhà mình vừa khéo vừa nhanh.
Khiêm hỏi:
- Khéo với nhanh cái gì?
Đoài bảo:
- Ấy là tôi nói chú khéo xử sự với người, mà nhanh xử sự với lợn.
Khiêm tức nghẹn họng, sùi bọt mép.
Sinh lọt vào gia đình nhà này tựa như cơn mưa rơi xuống đất nẻ. Không khí dịu lại. Vài tháng đầu, lão Kiền không gây sự gì với con cái. Cấn là người hạnh phúc nhất. Anh cầm kéo cắt tanh tách, đối xử với khách hết sức nhã nhặn. Cấn quyết định nâng giá cắt tóc từ ba chục lên năm chục, ngoáy tai từ một chục lên hai chục, gội đầu từ hai chục lên ba chục, cạo râu từ một chục lên hai chục. Doanh thu tăng vọt. Mức chi tiêu gia đình chủ yếu do Cấn cầm cân nảy mực có phần rộng rãi. Đoài thấy mức chi tiêu tăng lên, ban đầu hoảng sợ nhưng không thấy ai hỏi han gì về khoản đóng góp thường lệ của mình nên bình tâm hơn. Còn Khiêm, vẫn y như tháng trước, tháng trước nữa, không chi ra một hào nhưng đều đặn góp vào mỗi hôm một cỗ lòng hoặc một hai cân thịt. ăn lòng lợn hơn chục hôm liền, Sinh phát sợ, bảo chồng:
- Mai chú Khiêm có mang lòng về thì tôi đưa ra chợ để đổi thứ khác đấy.
Cấn cười, mắt ve vuốt thân hình mềm mại của vợ, bảo rằng:
- Tùy ái khanh.
Khiêm tức nghẹn họng, sùi bọt mép.
Sinh lọt vào gia đình nhà này tựa như cơn mưa rơi xuống đất nẻ. Không khí dịu lại. Vài tháng đầu, lão Kiền không gây sự gì với con cái. Cấn là người hạnh phúc nhất. Anh cầm kéo cắt tanh tách, đối xử với khách hết sức nhã nhặn. Cấn quyết định nâng giá cắt tóc từ ba chục lên năm chục, ngoáy tai từ một chục lên hai chục, gội đầu từ hai chục lên ba chục, cạo râu từ một chục lên hai chục. Doanh thu tăng vọt. Mức chi tiêu gia đình chủ yếu do Cấn cầm cân nảy mực có phần rộng rãi. Đoài thấy mức chi tiêu tăng lên, ban đầu hoảng sợ nhưng không thấy ai hỏi han gì về khoản đóng góp thường lệ của mình nên bình tâm hơn. Còn Khiêm, vẫn y như tháng trước, tháng trước nữa, không chi ra một hào nhưng đều đặn góp vào mỗi hôm một cỗ lòng hoặc một hai cân thịt. ăn lòng lợn hơn chục hôm liền, Sinh phát sợ, bảo chồng:
- Mai chú Khiêm có mang lòng về thì tôi đưa ra chợ để đổi thứ khác đấy.
Cấn cười, mắt ve vuốt thân hình mềm mại của vợ, bảo rằng:
- Tùy ái khanh.
"Đêm giao thừa Hồ Gươm" - tranh của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm |
Thường thường, ở nhà thì Khiêm là người hay dậy sớm nhất. Khiêm để đồng hồ báo thức một giờ sáng. Khi chuông reo, Khiêm dậy ngay, dánh răng súc miệng rồi dắt xe đi. Tốn ra khóa cửa. Đoài bị mất ngủ, càu nhàu:
- Thật là giờ làm việc của quân đạo tặc.
Ba giờ sáng, lão Kiền dậy, cắm bếp điện đun nước pha chè. Cái ổ cắm bếp điện bị hở, chữa nhiều lần nhưng cứ ít hôm lại có người bị điện giật đến thót, lão Kiền bị điện giật, bèn chửi:
- Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông. Chúng mày mong ông chết, nhưng trời có mắt, ông còn sống lâu.
Đoài nằm trong giường nói vọng ra:
- Ở đâu không biết, chứ ở nhà này thì lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống là chuyện thường tình.
Lão Kiền chửi:
- Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à? Tao không hiểu thế nào người ta lại cho mày làm việc ở Bộ giáo dục!
Đoài cười:
-Họ xét lý lịch, họ thấy nhà mình truyền thống, ba đời trong sạch như gương.
Lão Kiền lẩm bẩm:
- Chứ không à? Chúng mày thì tao không biết, nhưng từ tao ngược lên, nhà này chưa có ai làm gì thất đức.
Đoài bảo:
- Phải rồi. Một miếng vá xăm đáng một chục nhưng tương lên ba chục thì có đức đấy.
Lão Kiền bao:
- Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hàng ngày mày có nghĩ không?
Khảm rên rỉ:
- Thôi thôi, anh Đoài ơi anh thương em với, hôm nay em phải thi vấn đáp môn triết học đây.
Đoài bảo:
- Triết học là thứ xa xỉ của bọn mọt sách. Chú có thấy cái chuỗi hạt nhựa đeo cổ của chị Sinh không. Nó là triết học đấy.
Khảm không trả lời. Căn nhà lặng im được độ một tiếng đồng hồ thì lại nhộn nhịp. Đấy là bốn rưỡi sáng, Sinh dậy nấu cơm.
Sinh dậy nấu cơm, lấy sáu bò rưỡi gạo. Cấn lúi húi nhặt rau. Khảm bảo:
- Đẹp đôi thật. Có việc gì để em làm giúp?
Sinh bảo:
- Chỗ mỡ lòng hôm qua đầy kiến, chú làm sao chắt được hết kiến thì làm.
Khảm bảo:
- Ở nước mình, mật độ lòng lợn trên đầu người thì nhà mình là nhất. Em đã thử thống kê, một năm anh Khiêm mang về hai trăm sáu mươi bộ lòng.
Đoài bảo:
- Em giai ơi, thằng ấy là phúc thiện tinh của nhà mình đấy. Nói không phải, cái nghề đồ tể của nó giá trị gấp mười lần cái bằng đại học của tao với mày.
Lão Kiền mở cửa hàng. Một bà cắp thúng xôi đi qua ngó vào:
- Mời bác xơi quà sáng.
Lão Kiền xua tay quầy quậy:
- Giời ơi, nhà làm ăn, mới sáng ra đàn bà con gái đã ám thế này thì làm ăn gì.
Bà bán xôi bảo:
- Chẳng bao giờ tôi bán được một hào xôi cho lão già này.
Cấn cầm dao mài soàn soạt vào miếng da bò, lẩm bẩm:
- Hôm nay cắt được chục cái đầu thì hay.
Cơm dọn ra, Sinh với Khảm ngồi hai đầu nồi. Khảm xới cơm, Sinh bảo:
- Cơm nóng, chú lèn thế thì ai ăn được?
Khảm bảo:
- Chị đừng lo. Họ Sĩ nhà này toàn miệng gang miệng thép.
Sinh bảo:
- Mời bố ăn cơm, mời anh Cấn và các chú ăn cơm.
Đoài bảo:
- Nhập gia tùy tục, ở nhà này không có lệ mời. Khảm xới tao một bát.
Khảm bảo:
- Ăn nhanh thế, em mới được hai và.
Đoài bảo:
- Tao ăn cơm tập thể từ mười bốn tuổi, ăn nhanh quen rồi. Hồi học đại học, có thằng bạn ăn sáu bát cơm trong một phút rưỡi. Thế có kinh không?
Lão Kiền bảo:
- Quân trí thức bây giờ toàn phường phàm phu tục tử.
Khảm cười:
- Các cụ ngày xưa chẳng dạy: "Có thực mới vực được đạo" là gì?
Lão Kiền hỏi:
- Bọn chúng mày bây giờ thì vực đạo gì?
Đoài ăn xong đứng lên vươn vai:
- Cái này phải tranh luận đấy. Tôi đang ngờ cái ông ngày xưa nói ra câu ấy chẳng hiểu quái gì về đạo. Đáng ra phải nói "Có thực mới vực được tình". Tức là tình người đấy, đồng bào ạ.
Cấn cười tủm tỉm:
- Chú thì lắm tình lắm.
Đoài nhìn chăm chú vào khoảng lõm ở ngực chị dâu, nơi chiếc khuy bấm vừa tuột ra, bâng quơ:
- Tình ơi tình, mình ơi mình, tình hở hang lắm cho mình ngẩn ngơ.
Sinh đỏ mặt, một lát sau lén cài khuy áo.
- Tình ơi tình, mình ơi mình, tình hở hang lắm cho mình ngẩn ngơ.
Sinh đỏ mặt, một lát sau lén cài khuy áo.
Sinh dọn mâm bát. Lão Kiền ngồi uống nước. Khảm mặc quần áo, quần bò, áo phông, trên áo có ghi dòng chữ "Walt Disney Productions”. Khảm bảo:
- Anh Cấn ơi, anh cho em năm chục.
Cấn bảo:
- Tiền đâu mà cho
Khảm bảo:
- Bố cho con năm chục.
Lão Kiền bảo:
- Mày ngồi vá cho tao cái xăm để góc kia kìa, rồi tao cho tiền.
Khảm nhăn nhó:
- Thế thì muộn giờ học còn gì.
Lão Kiền không trả lời, mở tủ dồ nghề lúi húi làm việc. Khảm dắt xe ra cửa, nghĩ thế nào lại dựng xe ôm cặp vào nhà. Khảm mở cửa buồng, trông trước trông sau không thấy ai, mở thùng gạo xúc ra bò rưỡi vào cặp rồi lẻn đi ra.
Sinh cất nồi dưới bếp. Đoài đi theo, lấy cơm vào cặp lồng. Đoài đưa tay chạm vào lưng Sinh, Đoài bảo:
- Người chị tôi cứ mềm như bún.
Sinh lùi lại, hốt hoảng:
- Chết, chú Đoài, sao lại thế?
Đoài bảo:
- Gớm, đùa một tý đã run bắn người.
Nói xong đi lên nhà.
Tốn xách xô nước, cặm cụi lau sàn, ti tỉ hát: "A ha... không có vua...".
Có người đến cắt tóc, Cấn hỏi:
- Bác cắt tóc kiểu gì?
Khách bảo:
- Chú cắt thấp cho tôi. Cẩn thận, tôi mọc cái đầu đanh gần chỗ đỉnh đầu.
Đoài mặc xong quần áo, dắt xe đi. Đoài đến cửa quay lại bảo Cấn:
- Ngày kia giỗ mẹ, anh Cấn bảo chú Khiêm mai kiếm cho được cân thịt ngon ngon. Em đưa chị Sinh một trăm rồi đấy!
Cấn bảo:
- Nhớ rồi.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét