Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Bách Việt, Việt Nam và ASEAN

Trong lịch sử, người Hán cho người Man Di (Việt) có tính khinh bạc, hiếu chiến, sắc sảo về việc binh, không sợ chết. Người Hán có ý ghê sợ tinh thần quật cường của Việt tộc, luôn luôn chống trả kịch liệt các cuộc xâm lăng của họ. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Tìm hiểu về cội nguồn của dân tộc Việt Nam luôn là mối quan tâm của nhiều người. Qua khảo cứu các tài liệu hiện có, ta thấy một quan điểm nhìn nhận khá thú vị về nguồn gốc Bách Việt của dân tộc ta, cũng như của các dân tộc trong cộng đồng ASEAN.

"Thủy thần" - người mẫu Việt Nam
Bách Việt thời Xuân Thu - Chiến Quốc

Theo nghiên cứu của Phạm Việt Châu và Đinh Việt Nhân, Bách Việt là tiếng của người Hán dùng để chỉ tập hợp các sắc dân chủng Việt (phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử) mà người Hoa Hán gặp gỡ và tranh đấu khi họ bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của bộ tộc Bách Việt, theo huyền sử, là nước Xích Quỷ dưới quyền vua Kinh Dương, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Đông.
Vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc khoảng thế kỷ thứ ba TCN, sử sách ghi nhận các nước Hồ Việt (ở Hồ Nam), U Việt (ở Triết Giang), Mân Việt (ở Phúc Kiến), Đông Việt (ở Giang Tây), Nam Việt (ở Quảng Đông), Âu Việt (ở Quý Châu & Quảng Tây), Điền Việt (ở Vân Nam), Lạc Việt (bắc Việt Nam), Chiêm Việt (đảo Hải Nam). v.v. Một số nhà nghiên cứu còn đề cập tới Miêu Việt (tổ tiên của người H'mong) và Viêm Việt.
Hình vẽ cho thấy các dân tộc Bách Việt, chủ yếu ở phía Nam sông Dương Tử. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, người Bách Việt từng sinh sống ở phía Bắc sông Dương Tử, trải qua áp lực của người Hán ở Hoa Bắc mà di chuyển dần về phía Nam.
Sau khi nhà Tần thống nhất được miền bắc Trung Quốc và một số lãnh thổ miền nam sông Dương Tử, các nước Việt nhỏ dần dần bị suy sụp, chỉ có Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt nhà Triệu (bao gồm Nam Việt, Âu Việt, Lạc Việt ) là còn tự trị. Sang đến thế kỷ thứ nhất Trước Công nguyên, các nước này cũng bị nhà Hán thôn tính nốt, tuy rằng các tổ hợp Bách Việt vẫn sống rải rác khắp miền nam Trung Quốc. Trải qua thăng trầm của hai ngàn năm lịch sử, phần lớn lãnh thổ Bách Việt đã bị sát nhập vào bản đồ Trung Quốc và rất nhiều văn minh Bách Việt dần dần bị đồng hóa vào văn minh Trung Quốc.
Theo Lương Kim Định, các dân tộc Lào, Thái Lan, Miến Điện có nguồn gốc từ nước Âu Việt trong nhóm Bách Việt. Người Thái chính là bộ tộc Lý thuộc nhóm Âu Việt ở Quảng Tây trong nước Nam Việt nhà Triệu cũ. Sau khi Nam Việt nhà Triệu bị nhà Hán thôn tính, người Thái bỏ nước di cư, lập ra nước Nam Chiếu (Đại Lý). Đến thế kỷ 13, Đại Lý bị quân Mông Cổ phá vỡ hoàn toàn. Chính trong dịp này, người Thái lại nam thiên và hội tụ với các sắc dân Thái địa phương, sáng lập ra các vương quốc hùng mạnh, tiền thân của nước Thái Lan và Lào ngày nay. Điểm đáng chú ý là người Đại Lý đã đóng góp xương máu vào cuộc khởi nghĩa chống Hán của Hai Bà Trưng, cũng như đã hai lần chiếm lại thủ phủ Đại La (Hà Nội) từ nhà Đường vào thế kỷ thứ 9.
Ở Sài Gòn, chỉ một năm sau khi buộc nhà Nguyễn “nhượng đất”, viên Phó đô đốc thực dân Lagrandière đã ban hành quyết định thành lập một Vườn Bách Thảo và Bách Thú vào ngày 10/6/1863. Còn ở Hà Nội, một khu vườn tương tự được khởi công vào năm 1890, tức là chỉ 2 năm sau khi Hà Nội được vua Đồng Khánh trao cho Pháp làm thành phố nhượng địa.
Theo các nhà nghiên cứu nói trên, tất cả các dòng Bách Việt có nguồn gốc Cổ Mã Lai, mà chữ này có nghĩa là "Đến từ dãy Hy Mã Lạp Sơn". Chữ Malay là một phần của Hymalaya. Họ di cư xuống phía Nam làm 4 đợt:
- Đợt 1: vào giữa thiên niên kỷ thứ ba đến cuối thiên niên kỷ thứ hai TCN tới các vùng Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippine bây giờ.
- Đợt 2: vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ thứ ba TCN và bao gồm các nhóm Mon và Khmer. Đợt nam thiên này lập ra các vương quốc Draravati và Chân Lạp, và cuối cùng là Campuchia ngày nay.
- Đợt 3: vào cuối thế kỷ thứ ba đến cuối thế kỷ thứ bảy và bao gồm bộ tộc Miến . Đợt nam thiên này cuối cùng lập ra Miến Điện.
- Đợt 4: đợt di cư ào ạt của người Thái vào thế kỷ thứ 13 và các đợt nhỏ kế sau, như đã bàn bên trên. Các đợt nam thiên này sau cùng lập thành Thái Lan và Lào.
Dưới tác động của khí hậu ven biển, dần dần họ mang đặc điểm da ngăm đen và tóc lượn sóng. Các dân tộc sống ở các đảo của Indonesia và Phillipin và các dân tộc vùng Tây Nguyên Việt nam và Bắc Thái Lan vẫn còn giữ nguyên đặc tính này. Cũng có những ý kiến cho rằng xa xưa hơn nữa, có sự thiên di từ châu Phi sang Đông Nam Á, rồi những người này đi ngược lên phía Hymalaya. Người Hán có sự khác biệt về đặc điểm nhân chủng, mặc dù Hán và Việt đều thuộc giống Mongoloid theo phân loại ngày nay. Theo một số nhà nghiên cứu, đó là do người Hán còn lai với người Altaic thiên di từ Tây Á, trở thành dân Bắc Mông với da trắng vàng, tóc thẳng, mắt nhỏ.
Theo Bình Nguyên Lộc, các dân tộc Bách Việt giống nhau ở một số điểm như:
a) Kính trọng trống đồng
b) có cây đàn độc huyền (Việt Nam gọi là đàn bầu, đàn này còn mặt trong cộng đồng Mã Lai ở Indonesia, và dân Malayalam ở Nam Ấn)
c) Lối kiến trúc nhà chữ Đinh, mái nhà cong qướt lên, nhà bếp cách với nhà ở, ngói dẹp, nhà rầm.
d) Tự trị thôn xã và thần làng.
e) Có tục xăm mình
"Hoa sen" - Hot girl Hoa ngữ
Theo Đại Việt Sử Ký toàn thư, tổ tiên nhà Trần ở nước ta là người đất Mân (Việt), thuộc vùng biển Nam Trung Quốc dọc từ Phúc Kiến đến Quảng Đông, di cư đến Tức Mặc, phủ Thiên Trường ở Bắc Việt Nam. Nhà Trần vốn gốc dân chài, có tục xăm mình, trai gái lấy lẫn nhau trong họ, đây là những điểm rất khác với dòng văn hóa Hán Hoa. Dưới thời nhà Trần, quan hệ giữa Việt và Chàm trở nên rất khăng khít, thậm chí dân ca Quan Họ Bắc Ninh còn là sản phẩm của giao thoa văn hóa Chàm Việt. Gốc của người Chàm là Đảo Hải Nam, và điều này luôn được nhắc nhở trong tâm thức của người Champa.
Trong thời kỳ phong kiến, người Hán thường dùng các danh từ có ý miệt thị như Đông Di và Nam Man để chỉ người Bách Việt. Nhưng đột nhiên đến đầu thế kỷ 20, khi Tôn Dật Tiên khai sinh ý niệm Trung Hoa Dân Quốc với năm chủng tộc Hán, Mãn, Mông, Tạng, Hồi, thì Việt tộc chính thức biến mất trong bản đồ sắc tộc Trung Quốc. Việc gộp chung tộc Hán với tộc Việt của Tôn Trung Sơn rõ ràng là rất khôn ngoan và làm tăng sức mạnh của tộc người Hán. Cần lưu ý rằng trước thời Tôn Trung Sơn, có sự phân biện rõ rệt giữa người Hán với các tộc miền biển như người Quảng, Hẹ, Tiều, Khách, Đài Loan.v.v.
Trong lịch sử, người Hán cho người Man Di (Việt) có tính khinh bạc, hiếu chiến, sắc sảo về việc binh, không sợ chết. Người Hán có ý ghê sợ tinh thần quật cường của Việt tộc, luôn luôn chống trả kịch liệt các cuộc xâm lăng của họ. Ngoài ra, người Việt lại thường hoài vọng phát triển về miền Bắc nữa.
Những kết quả nghiên cứu về chủng tộc, di truyền, ngôn ngữ và văn hóa có khuynh hướng củng cố ý tưởng các tộc người ASEAN có chung nguồn gốc Bách Việt. Thậm chí người Đài Loan, Tiều, Quảng, Hẹ, Phúc Kiến cũng thuộc Bách Việt, nếu có cái nhìn rộng hơn. Một ASEAN bề ngoài có vẻ khác biệt hóa ra có nhiều điểm chung. Điểm chung nhất là cuộc đấu tranh không ngừng với người Hoa Bắc mà kết quả là lùi dần xuống phía Nam để hình thành nên các quốc gia ASEAN ngày nay.
Ngoại trưởng Thái Lan, Thanat Khoman từng phát biểu: "Không còn có chỗ nào cho chúng tôi lui thêm được nữa! Do đó với chúng tôi nơi đây là kháng điểm đầu tiên và cũng sẽ là kháng điểm cuối cùng!". 
Còn Đặng Tiểu Bình từng phát biểu: "Vấn đề với Việt Nam không phải là hàng trăm năm, mà là hàng nghìn năm...". 
Xem thế đủ biết, lịch sử vẫn tiếp nối dòng chảy của nó trong tương lai!
Andy Tran
Tôm chiên bột

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét