Tiến sĩ Balazs Szalontai. |
Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách "Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev". (ảnh không liên quan đến bài viết)
Năm 1958 Thủ tướng của miền Bắc Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng, đã ký một lá thư mà sau này gây rất nhiều tranh cãi. Lá thư ngày 14-9-1958 nói chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tán thành với một tuyên bố của Bắc Kinh về hải phận của Trung Quốc.
Lá thư này được nhiều người xem là sự thừa nhận của Bắc Việt đối với chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa.
Gần đây, sau những tranh cãi giữa hai nước về chủ quyền ở hai hòn đảo, lá thư của ông Phạm Văn Đồng lại được đưa ra thảo luận, tuy không chính thức, ở Việt Nam và trong giới người Việt ở nước ngoài.
"Suối nóng" - người đẹp Việt Nam |
Vậy nhận định của giới nghiên cứu nước ngoài về lá thư là như thế nào?
BBC Tiếng Việt đã hỏi tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Đầu tiên ông giải thích hai quan điểm khác nhau của Bắc Việt trong thập niên 1950 và 1974, năm Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.
Tiến sĩ Balazs Szalontai:
- Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo. Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này.
Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt - Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.
Vì những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy sự hòa hoãn Mỹ - Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ. Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô - Mỹ lại tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện.
"Chợ bán gỗ" - ảnh Việt Nam xưa |
BBC: Theo nhận định của ông, lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được viết trong hoàn cảnh nào?
- Trước tiên, ta nói về tuyên bố của Trung Quốc. Nó ra đời trong bối cảnh có Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1956 và các hiệp định được ký sau đó năm 1958. Lẽ dễ hiểu, Trung Quốc, mặc dù không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc, cũng muốn có tiếng nói về cách giải quyết những vấn đề đó. Vì lẽ đó ta có tuyên bố của Trung Quốc tháng Chín 1958.
Như tôi nói ở trên, trong những năm này, Bắc Việt không thể làm phật ý Trung Quốc. Liên Xô không cung cấp đủ hỗ trợ cho công cuộc thống nhất, trong khi Ngô Đình Diệm ở miền Nam và chính phủ Mỹ không sẵn sàng đồng ý tổ chức bầu cử như đã ghi trong Hiệp định Geneva. Phạm Văn Đồng vì thế cảm thấy cần ngả theo Trung Quốc.
Dẫu vậy, ông ấy có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.
Dù sao trong tranh chấp lãnh thổ song phương này giữa các quyền lợi của Việt Nam và Trung Quốc, quan điểm của Bắc Việt, theo nghĩa ngoại giao hơn là pháp lý, gần với quan điểm của Trung Quốc hơn là với quan điểm của miền Nam Việt Nam.
BBC: Ngoài ra người ta còn nghe nói đến một tuyên bố tán thành với Trung Quốc của Ung Văn Khiêm, đưa ra năm 1956 khi ông này là Thứ trưởng Ngoại giao của Bắc Việt. Phía Trung Quốc đã công khai viện dẫn đến tuyên bố này. Nó có giúp ta hiểu thêm về lá thư của ông Phạm Văn Đồng?
- Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào giữa năm 1956, Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của Trung Quốc rằng Hoàng Sa và Trường Sa về mặt lịch sử đã thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Ban đầu tôi nghi ngờ sự chân thực của tuyên bố này. Năm 2004, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí xóa đi những chương tranh cãi của lịch sử Triều Tiên khỏi trang web của họ. Tức là họ sẵn sàng thay đổi quá khứ lịch sử để phục vụ cho mình.
Tôi cũng chấp nhận lý lẽ rằng nếu ông Khiêm quả thực đã nói như vậy, thì có nghĩa rằng ban lãnh đạo Bắc Việt thực sự có ý định từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng nay tôi nghĩ khác, mà một lý do là vì tôi xem lại các thỏa thuận biên giới của Mông Cổ với Liên Xô.
Tôi nhận ra rằng tuyên bố của Ung Văn Khiêm thực ra không có tác dụng ràng buộc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố của một quan chức như ông Khiêm được coi như đại diện cho quan điểm chính thức của ban lãnh đạo. Nhưng ban lãnh đạo cũng có thể bỏ qua ông ta và những tuyên bố của ông ta bằng việc sa thải theo những lý do có vẻ chả liên quan gì. Đó là số phận của Ngoại trưởng Mông Cổ Sodnomyn Averzed năm 1958. Trong lúc đàm phán về biên giới Liên Xô - Mông Cổ, ông ta có quan điểm khá cứng rắn, và rất có thể là vì ông ta làm theo chỉ thị của ban lãnh đạo. Nhưng khi Liên Xô không chịu nhả lại phần lãnh thổ mà Mông Cổ đòi, và chỉ trích “thái độ dân tộc chủ nghĩa” của Averzed, Mông Cổ cách chức ông ta.
Trong trường hợp Ung Văn Khiêm, ông ta khi ấy chỉ là thứ trưởng, và chỉ có một tuyên bố miệng trong lúc nói riêng với đại biện lâm thời của Trung Quốc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố miệng không có cùng sức mạnh như một thông cáo viết sẵn đề cập đến các vấn đề lãnh thổ. Nó cũng không có sức nặng như một tuyên bố miệng của lãnh đạo cao cấp như thủ tướng, nguyên thủ quốc gia hay tổng bí thư. Rõ ràng các lãnh đạo Bắc Việt không ký hay nói ra một thỏa thuận nào như vậy, vì nếu không thì Trung Quốc đã công bố rồi.
"Tinh thể" - siêu mẫu nội y châu Âu |
BBC: Theo ông, lá thư của Phạm Văn Đồng có ý nghĩa pháp lý nào không?
- Nó khiến cho quan điểm của Việt Nam bị yếu đi một chút, nhưng tôi cho rằng nó không có sức nặng ràng buộc. Theo tôi, việc các tuyên bố của Trung Quốc nhấn mạnh nguyên tắc “im lặng là đồng ý” không có mấy sức nặng. Chính phủ miền Nam Việt Nam đã công khai phản đối các tuyên bố của Trung Quốc và cố gắng giữ các đảo, nhưng họ không ngăn được Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Trung Quốc đơn giản bỏ mặc sự phản đối của Sài Gòn. Nếu Hà Nội có phản đối lúc đó, kết quả cũng sẽ vậy thôi.
BBC: Ngày nay, người ta có thể làm gì với lá thư của ông Đồng? Trong một giai đoạn dài, ở Việt Nam chỉ là sự im lặng. Ông nghĩ liệu người Việt Nam bây giờ có thể công khai tranh luận về nó mà không sợ là điều này chỉ có lợi cho Trung Quốc?
- Theo tôi, do lá thư của Phạm Văn Đồng chỉ có giá trị pháp lý hạn chế, nên một sự thảo luận công khai về vấn đề sẽ không có hại cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng dĩ nhiên chính phủ hai nước có thể nhìn vấn đề này theo một cách khác.
Nguồn Trung Tâm Dữ Liệu Hoàng Sa
"Lớp Mẫu giáo" - tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét