Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Chấm và vạch trong Biển Đông: nhìn nhận từ Luật chứng cứ bản đồ

"Đường lưỡi bò" (màu đỏ) chiếm 80% diện tích Biển Đông.
Ngày 7-5-2009, Trung Quốc (TQ) phản đối đệ trình của Việt Nam và đệ trình chung của Malaysia - Việt Nam gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS). Để hậu thuẫn cho các yêu sách của mình, Trung Quốc đã kèm một bản đồ có vẽ một đường hình chữ U nhiều chấm bao trùm phần lớn Biển Đông vào công hàm phản đối. Bài nghiên cứu này là đưa ra một phân tích về mặt pháp lý quốc tế bản đồ nói trên. (ảnh không liên quan đến bài viết)

I. BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC
A. Nền tảng
Nguồn gốc của đường chữ U bắt đầu từ các hoạt động của Uỷ ban thẩm tra Bản đồ Đất và Nước của Trung Hoa Dân Quốc (THDQ), thành lập vào năm 1933. Trách nhiệm của Uỷ ban này bao gồm việc khảo sát và đặt tên các đảo ở Biển Đông và in ra các bản đồ cho thấy các đảo này thuộc chủ quyền của TQ.
Đường nhiều chấm được chuẩn nhận chính thức đầu tiên phát xuất từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Tờ bản đồ đang bàn do Sở lãnh thổ và Ranh giới Bộ Nội vụ THDQ in ra vào tháng 12 năm 1946. Trên bản đồ này, đường chữ U gồm 11 vạch liên tục bao kín phần lớn Biển Đông và các thể địa lý giữa đại dương. Bắt đầu từ ranh giới Trung - Việt, hai vạch đầu tiên đi qua Vịnh Bắc Bộ. Vạch thứ ba và thứ tư của đường này phân cách bờ biển Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tương ứng. Vạch thứ năm và thứ sáu trên đường đứt đoạn đi qua Bãi cạn James (4°N), thể địa lý biển cực nam mà TQ và THDQ tuyên bố chủ quyền. Di chuyển theo hướng đông bắc, hai vạch tiếp theo nằm giữa quần đảo Trường Sa phía này, và Borneo (Indonesia, Malaysia, và Brunei) và Philippines (tỉnh Palawan), phía kia. Vạch thứ chín, thứ mười, và thứ mười một phân cách Philippines với THDQ. Sau khi loại Quốc dân Đảng khỏi Trung Hoa đại lục, CHNDTH cũng phát hành bản đồ vẽ với cùng các vạch trên. Như vậy, từ đó trở đi, ở hai phía của eo biển Đài Loan đều thấy có bản đồ đường chữ U xuất hiện. Một trong thay đổi đặc biệt cần lưu ý: từ năm 1953, bản đồ Biển Đông TQ chỉ vẽ 9 thay vì 11 vạch (2 vạch ở Vịnh Bắc Bộ đã bị xoá).
"Mod" - người mẫu Trang Nhung
B. Công hàm TQ gửi Tổng thư ký LHQ (7-5-2009)
Ở cấp độ quốc tế, tranh cãi xung quanh đường 9 chấm đã rộ lên trước Liên Hợp Quốc (LHQ) vào năm 2009 liên quan tới đệ trình chung của Malaysia - Việt nam và đệ trình riêng của Việt Nam cho CLCS. CLCS đưa ra khuyến nghị cho các nước ven biển có nhu cầu xác lập ranh giới bên ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý. Thời gian đệ trình của các chính phủ Việt Nam và Malaysia có thể được giải thích bởi thời hạn chót của họ là vào 5-2009. Để đáp trả các đệ trình này, trong cùng ngày TQ đã chính thức gửi Tổng thư ký LHQ hai công hàm riêng biệt có kèm bản đồ đó, bằng cách này lần đầu tiên xác nhận đường chữ U, ở cấp quốc tế trong một tranh chấp cấp nhà nước, với phản ứng giống hệt nhau sau đây: "TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận, và được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển liên quan cũng như biết đáy biển và lòng đất dưới biển". 
Lập trường nêu trên được Chính phủ TQ nhất quán thể hiện và được cộng đồng quốc tế biết đến rộng rãi. Đọc Công hàm này, một học giả Đài Bắc suy ra một số khẳng định của TQ:
1) Chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển tiếp giáp chúng (bản đồ kèm theo cho thấy các thể địa lý biển sau đây trong đường đứt khúc theo tên: quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa, và quần đảo Đông Sa).
2) Quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển liên quan bao gồm đáy biển và tầng đất dưới đáy biển của chúng.
3) Tính nhất quán của vị thế chính thức của TQ về các yêu sách biển và lãnh thổ ở biển Đông.
4. Sự nhận biết của các nước bên thứ ba liên quan đến yêu sách của TQ về biển và lãnh thổ ở biển Đông.
5. Đường chữ U mô tả những yêu sách của TQ về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.
Tuy nhiên, dường như công bằng để nói rằng giải thích chính thức của TQ trích dẫn trên, theo như ý nghĩa chính xác của bản đồ đính kèm, vẫn còn là mơ hồ. Cụ thể, bản chất pháp lý chính xác của các khu vực biển bao bọc bởi đường 9 chấm vẫn còn mờ mịt, mặc dù có việc "làm rõ" của TQ. Điều này được thể hiện rõ ràng bởi các phản ứng đang dạng mà họ gây ra tại các hội nghị chuyên ngành được tổ chức kể từ đó.
Cho đến lúc này, chỉ có Philippines thực hiện nỗ lực giải thích. TQ nhanh chóng trả lời với một công hàm mới, một lần nữa công hàm này chẳng làm cho rõ ràng hơn bao nhiêu. Trong công hàm mới này, đề 14-4-2011, TQ nêu rằng "chủ quyền và các quyền và quyền tài phán liên quan của TQ trong Biển Đông" được hỗ trợ bằng "chứng cứ lịch sử và pháp lý phong phú". Điều rõ ràng trong tài liệu ngoại giao mới này là sự thiếu vắng của bất kỳ đề cập nào tới bản đồ trên. Từ sự thiếu vắng này, chúng ta có thể suy ra sự từ bỏ đường 9 chấm hay không? Chắc chắn, không thể giả định có một sự quay ngoắt (volte-face) một cách hời hợt. Hơn nữa, dù họ đang chủ trương làm dịu đi các quan ngại về tự do hàng hải ở biển Đông, ví như can thiệp gần đây của TQ đối với tàu thuyền Việt Nam và Philippines cho thấy các yêu sách quá đáng của họ trên bản đồ vẫn còn nguyên vẹn.
Tượng với tư thế lạ ở công viên Oslo, Na Uy.
II. CÁC YÊU SÁCH
Công hàm 7-5-2009 của TQ, dù là có thể mới trong các khía cạnh vể biển của nó nhưng chỉ lặp lại những khẳng định tương tự như đã đưa ra trong quá khứ liên quan đến các thể địa lý. Hơn nữa, nhiều học giả chủ yếu của TQ và Đài Loan đã đề ra các cách giải thích riêng của họ về đường 9 chấm. Giữa sự rối rắm này, người ta chỉ có thể chắc chắn một điều là các khẳng định TQ về Biển Đông không vượt quá ranh giới này. Những quan điểm và giá trị pháp lý của các khẳng định này sẽ được thảo luận sau đây.
A. Yêu sách lịch sử
1. Thực hành Nhà nước (State practice)
Mặc dù các khẳng định kiểu này dường như không là nét đặc biệt trong chính sách chính thức của TQ, Đài Bắc có truyền thống ủng hộ lập trường này đối với đường chữ U khá mạnh, như có thể thấy trong một loạt các tuyên bố. Ví dụ, trong năm 1991 tại một trong những Hội thảo về Biển Đông, một đại diện Văn phòng Kinh tế và Thương mại Đài Bắc ở Jakarta (Indonesia) tuyên bố: "Biển Đông là một vùng nước thuộc thẩm quyền của THDQ. THDQ có quyền và đặc quyền trong Biển Đông. Bất kỳ hoạt động nào trong Biển Đông phải có sự chấp thuận của Chính phủ THDQ".
Hướng dẫn Chính sách cho biển Đông năm 1993 (chuẩn nhận bởi Bộ trưởng Hành Chánh) lưu ý rằng: "Trên cơ sở lịch sử, địa lý, luật pháp quốc tế, và nhiều sự kiện, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Macclesfield, và quần đảo Pratas luôn là phần lãnh thổ cố hữu của THDQ. Chủ quyền của nước THDQ đối với chúng không còn chút nghi ngờ nào. Khu vực Biển Đông trong ranh giới vùng nước lịch sử là khu vực biển thuộc thẩm quyền của nước THDQ, THDQ sở hữu tất cả các quyền và lợi ích trong đó".
Trong năm 1994, Bộ trưởng Bộ Hành Chánh, Trương Kim Ngọc (Chang King-yu), nói rằng "các vùng biển được bao bọc bởi đường chữ U ở Biển Đông là vùng nước lịch sử của chúng ta và THDQ được hưởng tất cả các quyền trong đó".
Chính sách của Đài Bắc được suy luận xa hơn từ các phản đối đã thực hiện chống lại cách ứng xử của các nước ven biển trong khu vực. Đáp trả với việc Malaysia chiếm đóng hai thể địa lý tại quần đảo Trường Sa và việc Philippines quyết định sáp nhập bãi cát ngầm Scarborough trên bản đồ của họ, Đài Bắc tuyên bố: "Biển Đông là một vùng nước của THDQ. THDQ có tất cả các quyền và đặc quyền trong vùng Biển Đông. Bất kỳ hoạt động nào (kể cả việc thảo luận về hợp tác chung hoặc Quy tắc ứng xử, vv) trong Biển Đông phải có sự chấp thuận của Chính phủ THDQ".
Một số chuyên gia đã cóp nhặt nhiều lập luận pháp lý cho tuyên bố mong manh này. Ví dụ, Triệu Quốc Tài (Guocai Zhao) nhận xét: "TQ sở hữu quyền lịch sử các hòn đảo, đá ngầm, bãi cát ngầm, các bãi cạn, và các vùng nước trong đường 9 chấm. Biển Đông được coi là vùng nước lịch sử của TQ, điều đó được thừa nhận phổ quát vào thời điểm đó. Cho đến nay điều này đã kéo dài nửa thế kỷ".
2. Phân tích pháp lý
Việc xem xét các bài viết học thuật về các tuyên bố lịch sử liên quan đến các khu vực biển làm phát sinh rất nhiều nhầm lẫn về thuật ngữ. Các khái niệm thích hợp như quyền lịch sử / sở hữu lịch sử, các vùng nước lịch sử, và vịnh lịch sử không dễ dàng phân biệt và làm sáng tỏ. Để tránh việc tìm hiểu kéo dài không cần thiết và phần nào thừa thãi về sự khác biệt giữa các quyền lịch sử và sở hữu lịch sử, chỉ cần nói rằng "quyền lịch sử" là chủng (genus) mà theo đó người ta có thể đặt các loại (species) "vùng nước lịch sử" vào. Tương tự, "vịnh lịch sử" là một loại "vùng nước lịch sử". Trong bối cảnh của đường 9 chấm, cách ứng xử của Đài Bắc dường như bao hàm sự công nhận các vùng nước lịch sử liên quan đến một phần chủ yếu của biển Đông.
Không có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về các vùng nước lịch sử, nhưng theo cách hiểu rộng rãi, nó biểu thị các quyền dành cho một nước ven biển đối với một hoặc nhiều khu vực biển mà nước đó bình thường sẽ không được hưởng. Phạm vi các quyền đi cùng với vùng nước lịch sử có thể khác nhau đáng kể. Các điều kiện pháp lý cho việc thụ đắc các vùng nước lịch sử đã được xem xét trong một nghiên cứu năm 1962 do Văn phòng Ban thư ký Liên Hợp Quốc của Vụ Pháp chế (OLA) thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban pháp luật quốc tế. Theo quan điểm của OLA:
Có vẻ có một sự nhất trí chung nhất rằng khi xác định liệu một nước có quyền sở hữu lịch sử đối với một khu vực biển hay không phải xem xét tới ít nhất ba yếu tố. Những yếu tố này là: (1) việc thực thi thẩm quyền của nước yêu sách quyền lịch sử đối với khu vực đó (2) tính liên tục của việc thực thi thẩm quyền (3) thái độ của các nước khác.
Đài Bắc lẫn TQ đều không đáp ứng các tiêu chí này cho vấn đề đó. Điều kiện (1) và (2) đòi hỏi nước có yêu sách phải thực thi thẩm quyền thông qua các hành vi thể hiện chủ quyền ở mức đủ thường xuyên và có hiệu quả. Liên quan tới khu vực họ yêu sách, việc thể hiện thẩm quyền của họ cùng lắm chỉ có thể nói là ở mức không thường xuyên. Việc tự do đánh bắt và đi lại của các nước khác vẫn không bị cản trở. Do đó, không yêu sách lịch sử nào có thể thực hiện ở đây. Các đòi hỏi lý thuyết cần để thoả mãn điều kiện (3) là không chắc chắn. Về cơ bản, việc thảo luận xoay quanh vấn đề liệu các nước khác có cần phải ngầm bằng lòng với việc thực hiện chủ quyền của TQ trên Biển Đông hay liệu việc họ không có bất kỳ phản ứng nào là đủ hay không. Nhưng dù theo quan điểm nào, cả hai dường như đều đồng ý rằng sự phản đối của các nước khác có thể ngăn chặn việc thực thi chủ quyền hòa bình và liên tục, và điều này đích xác là những gì đã xảy ra đối với Biển Đông (xem phần IV-B).
Một số người đã vặn lại rằng tuyên bố phải được xem xét dưới ánh sáng của các quy tắc luật quốc tế đã tồn tại khi bản đồ đường chữ U được vẽ ra, tức là năm 1946 (cái gọi là học thuyết của luật liên thời gian [intertemporal law]). Điều này là khá khác thường, vì cách tiếp cận này chỉ làm yếu thêm một luận điểm vốn đã không thuyết phục. Vào thời điểm đó, bề rộng của lãnh hải hợp pháp chỉ là 3 hải lý, khiến cho các yêu sách lịch sử càng thêm quá đáng hơn. Với thực tế rằng các vùng nước lịch sử thường liên quan đến vịnh hoặc một dải lãnh hải, do đó không có gì ngạc nhiên khi nhận thấy một chuyên luận gần đây về vùng nước lịch sử không thấy cần thiết để đề cập tới yêu sách lịch sử của đường 9 chấm. Hơn nữa, ngay cả khi vì mục đích lập luận người ta nhắm tới giả thuyết cho rằng TQ có thể thực hiện một yêu sách lịch sử lớn chưa từng có (cái không có -quod non) thì cũng nên nhớ rằng các yêu sách lịch sử không tạo ra một chế độ liên quan tới mọi nước (erga omnes), mà là phụ thuộc vào sự công nhận tường minh hay hàm ý trên tầm mức quốc gia như một tác giả mới đây đã nhấn mạnh.
Một lưu ý cuối cùng, việc sử dụng cách gọi "Biển Nam Trung Hoa" không có ý trao chủ quyền lịch sử cho TQ. Theo luật pháp quốc tế, việc đặt tên đơn thuần một khu vực không thiết lập chủ quyền đối với khu vực đó. Tên này đã bị các quốc gia có liên quan phản đối mạnh mẽ, trong đó có Việt Nam. Bản đồ nước ngoài dùng tên Biển Nam Trung Hoa chỉ đơn giản là để phù hợp với cách gọi tên do Tổ chức Thủy văn Quốc tế về Ranh giới các Đại dương và biển công bố (1953), cách gọi tên đó "không có bất kỳ ý nghĩa chính trị nào". Vì thế việc lựa chọn từ ngữ này về phần các nước phương Tây không có hàm ý nhìn nhận chủ quyền của TQ. Ngoài ra, về mặt lịch sử người TQ cũng dùng nhiều tên gọi khác nhau cho vùng biển này như là "Biển Giao Chỉ" (đời Tống và Minh) và "Biển Nam" (đời Thanh (1905), THDQ (1913) và CHNDTH (1952 và 1975)).
3. Những diễn biến mới
Những diễn biến gần đây có thể làm cho sự thảo luận dễ dàng hơn. Thật vậy, rất có thể là Đài Bắc đang từ bỏ luận điểm lâu dài của họ. Các tuyên bố trong những năm gần đây gợi cho thấy một sự thay đổi trong quan điểm của họ, đưa chính sách của Đài Loan về vấn đề này cùng hướng với chính sách của TQ. Việc đề cập tới quyền/vùng nước lịch sử vắng đi trong khi trọng tâm dường như là chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo và lãnh hải của chúng. Ví dụ gần đây nhất là tuyên bố hồi tháng 5 năm 2009 phản đối các hồ sơ củaViệt Nam và Malaysia - Việt Nam gửi cho CLCS: "Chính phủ THDQ nhắc lại rằng quần đảo Điếu Ngư Đài (Diaoyutai), quần đảo Nam Sa (Trường Sa), quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa (Macclesfield) và quần đảo Đông Sa (Pratas Islands) cũng như các vùng biển xung quanh là cácvùng lãnh thổ và các vùng biển cố hữu của THDQ dựa trên các quyền sở hữu chủ quyền không thể chối cãi biện minh bằng các cơ sở lịch sử, địa lý và luật quốc tế. Theo luật quốc tế, THDQ được hưởng tất cả các quyền và lợi ích đối với các quần đảo nói trên, cũng như các vùng biển xung quanh và đáy biển và lòng đất dưới đáy của chúng".
"Mong manh" - siêu mẫu châu Âu
B. Các yêu sách đảo
- Cách giải thích 1: Tất cả các thể địa lý trong đường chữ U là lãnh thổ Đài Bắc/TQ.
Người đề xuất trước nhất cách giải thích yêu sách lãnh thổ này, nhà ngoại giao Indonesia Hasji Djalal, trong khi thừa nhận tính chất "khó hiểu" của đường chữ U, đã nêu các tìm hiểu của mình dựa trên việc phân tích cẩn thận các tuyên bố của TQ, đặc biệt là những tuyên bố hình thành trong cuộc họp của Tổ chức Hàng không dân dụng (ICAO) quốc tế năm 1979.
Smith ghi nhận rằng các thể địa lý giữa đại dương nằm bên trong "các vạch phân bổ này" là những thể địa lý mà TQ tuyên bố chủ quyền. Ông nhấn mạnh rằng các dấu vạch này không gợi ra bất kỳ yêu sách ranh giới biển nào và sẽ không có chút tác động nào đối với việc giải quyết tranh chấp biên giới biển.
Dzurek cũng tin tưởng rằng đường chữ U không phân ranh các biên giới thuộc thẩm quyền trên biển của TQ, với việc tin tưởng này dựa trên một lập luận về bản đồ học, cụ thể là, sự kiện rằng các dấu vạch chia cắt Malaysia và quần đảo Natuna đi chệch khỏi đường phân giới thềm lục địa Indonesia - Malaysia đã thoả thuận.
Như đã nói ở trên, việc thực hành nhà nước hiện nay của Đài Bắc dường như chứng minh một sự chuyển đổi về phía vị thế này.
Câu hỏi tinh tế về các đảo trong biển Đông thuộc nước nào, đòi hỏi phải phân tích nghiêm ngặt một ma trận sự kiện phức tạp và ứng dụng các khái niệm pháp lý đa dạng (chẳng hạn như phát hiện, ngày tới hạn [ngày mà các hành động của các bên liên quan thực hiện sau ngày đó sẽ không được toà xét đến-ND] , và tính hiệu quả), sẽ đưa chúng ta quá xa khỏi chủ đề hiện tại. Với điều này trong trí, có lẽ thích hợp để nhấn mạnh ở đây rằng bản đồ TQ không thể tạo thành một quyền sở hữu lãnh thổ hợp lệ đối với các đảo cho từng bản đồ. Trong vụ Burkina Faso/Mali, Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) đưa ra lời giải thích "dứt khoát" về giá trị chứng cứ của bằng chứng bản đồ:
Các bản đồ chỉ đơn thuần tạo thành thông tin, chúng thay đổi về tính chính xác theo từng trường hợp; và bằng sự tồn tại của một mình chúng, chúng không có thể tạo thành một quyền sở hữu lãnh thổ, nghĩa là, một tài liệu được luật quốc tế phú cho hiệu lực pháp lý nội tại cho mục đích xác lập các quyền lãnh thổ. Tất nhiên, trong một số trường hợp, bản đồ có thể có được hiệu lực pháp luật như vậy, nhưng trong những trường hợp như thế hiệu lực pháp luật không phát sinh duy nhất từ giá trị nội tại của chúng mà chính vì do bản đồ đó thuộc về loại biểu hiện vật lý về ý muốn của một nước hoặc các nước có liên quan. Ví dụ, trường hợp khi các bản đồ được kèm theo một văn bản chính thức mà chúng là một phần không thể thiếu. Ngoại trừ trường hợp xác định rõ ràng này, các bản đồ chỉ là bằng chứng bên ngoài có độ tin cậy khác nhau hay không đáng tin cậy, chúng có thể được sử dụng, cùng với các bằng chứng khác loại gián tiếp, để thiết lập hoặc tái thiết lại các sự kiện thật.
Ý kiến nhân tiện (obiter dictum) này đã được trích dẫn một cách đồng tình trong một loạt các trường hợp tranh cãi. Một số người đã đọc đoạn văn này như một bác bỏ "dứt khoát" đối với khái niệm về quyền sở hữu theo bản đồ. Trong mọi trường hợp, Tòa án dường như còn để mở một cửa sổ nhỏ ("các bản đồ ... kèm theo một văn bản chính thức mà chúng tạo thành một phần không thể thiếu'") đề cập đến nhưng công cụ như các hiệp ước và do đó không áp dụng được trong trường hợp này.
- Cách giải thích 2: Đường chữ U là đường ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) được tạo ra từ các đảo ở Biển Đông
Một số học giả TQ dường như ủng hộ thuyết này, mặc dù lý luận của họ hơi khác nhau và thường liên kết với thuyết các quyền/vùng biển lịch sử. Triệu Lý Hải (Zhao Lihai) viết:
Đường chín chấm chỉ rõ lãnh thổ và chủ quyền của TQ về bốn quần đảo trong Biển Đông và khẳng định ranh giới biển của các đảo của TQ ở Biển Đông mà các đảo này đã được bao gồm trong phạm vi TQ ít nhất từ thế kỷ 15. Tất cả các hải đảo và các vùng nước lân cận trong đường biên giới phải thuộc thẩm quyền và kiểm soát của TQ.
Kiều Vĩnh Khoa (Jiao Yongke) nêu: "Các khu vực nước bên trong đường biên giới ở Biển Đông của TQ tạo thành các vùng nước mà TQ có quyền sở hữu lịch sử đối với chúng, chúng tạo thành vùng đặc quyền kinh tế đặc biệt, hay vùng đặc quyền kinh tế lịch sử của TQ, do đó phải có địa vị tương tự như vùng đặc quyền kinh tế theo các quy định của UNCLOS" (Công ước LHQ về Luật Biển).
Cuối cùng, Trâu Khoa Uyển (Zou Keyuan) tin rằng TQ đã khẳng định một tuyên bố lịch sử, nhưng tuyên bố này là "tương đương với tình trạng pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".
Cách giải thích thứ hai này về các vạch liên tục là phụ thuộc hoàn toàn vào cách đầu tiên. Nó suy từ nguyên tắc "đất thống trị biển" mà cách tiếp cận này nhất thiết phải dựa trên tiền đề là TQ có chủ quyền đối với các thể địa lý ở Biển Đông. Những người ủng hộ thuyết này xem đường chữ U như một ranh giới trên biển nối các ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa phát sinh từ các đảo. Một loạt các câu hỏi nẩy lên. Vấn đề gai góc đầu tiên liên quan đến việc phân định vùng biển đó. Suy cho cùng, một nước ven biển không thể chỉ đơn giản áp đặt việc phân giới lên các nước khác một cách đơn phương. Sự hợp lệ của hành động như vậy sẽ phụ thuộc vào sự tuân thủ các chuẩn mực luật pháp quốc tế.
Hơn nữa, còn có vấn đề là các thể địa lý biển có thể tạo ra các khu vực biển (bất chấp ai là chủ sở hữu hợp pháp) hay không? Tất cả phụ thuộc vào việc thể địa lý đó có hội đủ điều kiện là đảo theo nghĩa pháp lý hay không. Công ước 1982 có chứa một điều khoản cho mục đích này, Điều 121, nêu như sau:
1. Một hòn đảo là một khu đất hình thành tự nhiên, bao quanh bởi nước, nằm bên trên mặt nước khi triều cao.
2. Ngoại trừ như quy định tại mục 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một đảo được xác định theo quy định của Công ước này áp dụng cho lãnh thổ đất liền khác.
3. Đá không thể duy trì sự cư trú của con người hay có đời sống kinh tế của riêng mình sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Do đó, các bề mặt có đất trong vùng Biển Đông sẽ tạo ra thêm các vùng đặc quyền kinh tế (và thềm lục địa) nếu chúng đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt nêu trên. Do đó, tính chất đảo của một loạt các tính năng hàng hải tại Biển Đông đã bị rơi vào nghi vấn. Oude Elferink thận trọng nêu rằng "ít ra có một số đảo trong Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các thể địa lý có tính đảo khác gần như chắc chắn có thể được coi là rơi vào vòng khống chế của Điều 121 (3) (đá)." Nếu biết ra rằng những bề mặt đất đó không phải là đảo, (ít nhất là một phần) thì cách giải thích vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của đường chữ U là không có giá trị pháp lý.
Về mặt này, rất đáng để đề cập ngắn gọn đến các bước do TQ mới thực hiện ở cấp độ quốc tế ủng hộ di sản chung của loài người bằng cách cố gắng bảo vệ khu vực này chống lại sự xâm nhập không chính đáng của một vài nước. Về thực chất, các can thiệp này nhằm mục đích chống lại đệ trình của Nhật Bản cho CLCS vể đảo Okinotorishima ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hành động này ngay lập tức bị phản ứng ngược đối với Biển Đông, Indonesia đã chất vấn đường 9 chấm của TQ ngay chính trên cơ sở của các cơ quan đại diện của đất nước này nêu ra trước cuộc họp của các nước thành viên năm 2009 cũng như trước Cơ quan quốc tế đáy biển, đó là, các mỏm đá không thể duy trì sự cư trú của con người, đời sống kinh tế riêng không tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Dù các diễn biến có thể thú vị như thế nào, điều bắt buộc này, mà đúng hơn là việc điều tra nặng thực tế và kỹ thuật về tình trạng pháp lý chính xác của các thể địa lý khác nhau ở Biển Đông theo Điều 121 (3) của Công ước năm 1982 vượt quá xa phạm vi nghiên cứu của chúng tôi.
Bạn có rùng mình không khi biết đây chính là hình ảnh phóng to 160 lần của con muỗi vẫn thường hay vo ve xung quanh mình?
III. CÁC YẾU TỐ LÀM SUY YẾU SỨC MẠNH CHỨNG MINH CỦA BẢN ĐỒ
Theo một quy tắc đã được ghi nhận, các thẩm phán quốc tế được hưởng sự tự do đặc biệt rộng rãi trong việc xác định trọng lượng của tài liệu chứng cứ. Cảnh giác về quyền tự do theo nguyên tắc này, chúng tôi đã xem xét các tiền lệ liên quan đến bản đồ để suy ra các yếu tố thường được thẩm phán hoặc trọng tài sử dụng để đánh giá hiệu lực chứng minh của bằng chứng bản đồ. Cần nhấn mạnh rằng trong khi làm như vậy, chúng tôi dựa vào các tiền lệ liên quan cho đất liền lẫn trên biển không phân biệt. Mặc dù đúng là các nguyên tắc quy định việc thụ đắc những vùng biển và phân giới biển khác biệt đáng kể so với những quy tắc làm cơ sở cho việc thụ đắc và phân giới lãnh thổ, câu hỏi cốt yếu này (chế độ pháp luật áp dụng được) là tách biệt với câu hỏi về bằng chứng (các bản đồ). Hơn nữa, học thuyết dường như không có sự phân biệt có ý nghĩa giữa bản đồ đất liền và bản đồ biển trong việc phân loại các quy tắc bằng chứng, và ICJ đã trích dẫn các quy tắc pháp lý bổ sung trong các vụ trên đất liền khi đánh giá các bản đồ do các bên tham gia tranh chấp nộp vào có chứa một yếu tố liên quan đến biển.
Các yếu tố sau đây chứng tỏ sự thiếu sót về chứng cứ vốn có của đường 9 chấm của TQ.
"Đồng màu" - Hot girl Nhật Bản
A. Cách tiếp cận thận trọng với chứng cứ bản đồ
Như một quan sát bước đầu, cần chỉ ra rằng xu hướng chung là các tòa và các toà án quốc tế không đưa ra các phán quyết chỉ đơn thuần dựa trên các kết luận về bản đồ. Mặc dù những bản đồ chính xác phản ánh ý định của các bên có thể thực sự tạo thành "một cơ sở vững chắc và liên tục cho việc thảo luận" sự vắng mặt của chúng "là một sự bất tiện đáng tiếc"', chúng thường sẽ đóng vai trò phụ trong việc làm vững thêm bằng chứng khác cùng chỉ về một hướng. Trở lại với quyết định cho vụ Burkina Faso/Cộng hòa Mali:
Các bản đồ vẫn không thể có giá trị pháp lý hơn so là giá trị của bằng chứng củng cố trong việc chuẩn nhận một kết luận mà một tòa án đi đến bằng các phương tiện khác không dính dáng tới các bản đồ, trừ khi các bản đồ thuộc loại biểu hiện vật lý ý muốn của Nhà nước, tự chúng không thể được xem như là bằng chứng về một đường biên giới, vì trong trường hợp đó chúng sẽ hình thành một giả định không thể bác bỏ, thật sự đồng nghĩa với quyền sở hữu pháp lý. Giá trị duy nhất mà chúng có là bằng chứng thuộc loại phụ hoặc khẳng định thêm, và điều này cũng có nghĩa rằng chúng không thể được gán cho đặc tính của một giả định không thể bác bỏ (juris tantum) như là để thực hiện một sự đảo ngược trách nhiệm chứng minh.
Lập trường thận trọng này đã được phát hiện và ghi nhận theo ý kiến của học giả có thẩm quyền, và trong một số trường hợp đã được sự chấp thuận đáng kể.
Hoa anh đào.
B. Các bản đồ không tương thích nhau
Khi trình bày các khẳng định mâu thuẫn lẫn nhau, sắp xếp các sự kiện cho chỉnh trang đòi hỏi cố gắng lớn. Khá tương tự như vậy, khi các tài liệu bản đồ mâu thuẫn với nhau, chúng sẽ mất đi sự tin cậy. Như ICJ đã nêu trong trường hợp Kasikili/Sedudu:
"dưới ánh sáng của sự không chắc chắn và không thống nhất của tài liệu bản đồ được đệ trình, Tòa tự thấy mình không thể rút ra kết luận từ những bằng chứng bản đồ đưa ra trong trường hợp này."
Các bản đồ với đường 9-chấm vẽ ra một hình ảnh Biển Đông khác biệt với bằng chứng bản đồ và các tài liệu khác của các nước ven biển trong khu vực. Sẽ khó khăn để đạt được một sự hiểu biết chính xác ranh giới biển và chính trị chỉ dựa trên việc đặt các bản đồ kế bên nhau. Ngoài ra, các điều mà đường chữ U thể hiện cũng không nhất quán. Như đã đề cập ở trên, đường chữ U trong bản đồ ở TQ trước năm 1953 bình thường gồm có 11 vạch, trong khi các phiên bản sau này của đường nhiều chấm chỉ gồm 9 đoạn. Một bản đồ điện tử trực tuyến gần đây của Cục Khảo sát và Bản đồ Nhà nước TQ 21-10-2010 lại thêm một đoạn nữa vào phía Bắc giữa Đài Loan và nhóm Ryukyu, trong đó có đảo Yonaguni là hòn đảo ở cực tây, tất cả đều thuộc về Nhật Bản. Không có lý do nào được đưa ra cho việc loại bỏ bí ẩn hai vạch trong quá khứ hay việc thêm vào vạch thứ 10 mới gần đây.
"Cầu vồng" - người đẹp Thái Lan Supaksorn Chaimongkol
C. Ký hiệu bản đồ rời rạc/nhập nhằng
Bản đồ không rõ ràng đã xuất hiện trong các tố tụng qua trọng tài trong quá khứ. Trong vụ Trọng tài Eritrea/Yemen, Eritrea đã nộp các bản đồ mô tả một đường chấm chấm hỗ trợ yêu sách của mình. Tòa án đưa ra một tuyên bố ngắn về phương pháp chứng cứ của bên liên quan:
Trong một số trường hợp Tòa án có thể không đồng ý với các đặc tính của các bản đồ mà bên đưa ra mong muốn. Hơn nữa, nếu không có chỉ dẫn cụ thể từ chính bản đồ, Tòa án không muốn gán ý nghĩa cho các đường chấm thay cho màu sắc hoặc thay cho việc ghi địa danh trên bản đồ. Các kết luận trên cơ sở này do Eritrea thúc hối liên quan tới một số bản đồ của họ không được chấp nhận.
Đương nhiên,có sự tương tự của trường hợp này với đường chữ U, sự thiếu vắng một chú giải (legend), và lời lẽ bí ẩn chứa trong công hàm của TQ gửi Tổng thư ký LHQ đã soạn sẵn. Sự lúng túng càng lớn hơn bởi vì cách mô tả của đường 9-chấm sai lệch với các tiêu chuẩn vẽ bản đồ quốc tế được Tổ chức Thủy văn Quốc tế đề ra đích xác cho mục đích về tính rõ ràng. Cần nhớ rằng TQ là một thành viên của tổ chức quốc tế này.
Đối đầu
D. Ý định không rõ ràng
Như Thẩm phán Oda đã chỉ ra một cách đúng đắn trong ý kiến riêng của ông trong vụ Kasikili/Sedudu, "một tuyên bố lãnh thổ chỉ có thể được thực hiện với dấu hiệu rõ ràng về ý định của chính phủ, dấu hiệu đó có thể được phản ánh trong các bản đồ. Một bản đồ tự nó, nếu không có bằng chứng hỗ trợ khác thì không thể biện minh cho một tuyên bố chính trị" (nhấn mạnh thêm). Trong trường hợp này (in casu) tiêu chí về ý định rõ rệt về phía chính phủ TQ không được đáp ứng một cách thoả đáng. Sự đa dạng về cách giải thích đường chữ U do các học giả luật học đưa ra cũng như công hàm mơ hồ của TQ đề 7-5-2009 là chứng cứ cho kết luận này. Bên cạnh các cấu trúc câu khó hiểu, các từ ngữ được sử dụng trong công hàm, cụ thể là "vùng biển có liên quan" và "vùng biển tiếp giáp" là đặc biệt khó hiểu vì chúng không xuất hiện bất cứ chỗ nào trong UNCLOS. Sự mơ hồ có vẻ như cố tình làm trầm trọng thêm, vì TQ vẫn chưa thông qua luật tạo cho đường chữ U bất kỳ hiệu lực trong trật tự luật pháp trong nước. Ngay cả khi người ta có thể bới ra các ý định đằng sau bản đồ này, ý nghĩa pháp lý của chúng không nên được đánh giá cao. Trở lại bài viết nói trên của Thẩm phán Oda:
Một bản đồ được sản xuất bởi một cơ quan chính phủ có liên quan đôi khi có thể chỉ ra vị thế của chính phủ liên hệ đến lãnh thổ hay chủ quyền của một khu vực cụ thể hay đảo. Tuy nhiên, một mình sự kiện đó không có tính quyết định về tư cách pháp lý của khu vực hay đảo đang có vấn đề. Đường ranh giới trên những bản đồ như vậy có thể được hiểu như là thể hiện cho yêu sách tối đa của nước có liên quan, nhưng không nhất thiết biện minh cho yêu sách đó.
"Thư giãn" - thiếu nữ Philippines
E. Thiếu tính trung lập
Khi bản đồ được vẽ lên bởi một chuyên gia khách quan, giá trị chứng minh của nó có xu hướng tăng lên. Trái lại, các tài liệu bản đồ được sản xuất theo chỉ thị của một trong các bên tranh chấp sẽ được xét với sự nghi ngờ nhiều hơn, và do đó sự phụ thuộc vào tài liệu như vậy chỉ là ngoại lệ không phải là quy tắc. Các trọng tài trong vụ Trọng tài kênh Beagle nhận xét như sau:
Trong khi các bản đồ đến từ các nguồn khác hơn những bản đồ của các bên không thuộc vụ đó được coi là nhất thiết phải chính xác hơn hoặc khách quan hơn, trước nhất (prima facie) chúng có tình trạng độc lập, điều này có thể tạo cho chúng giá trị lớn trừ khi chúng chỉ là các bản sao chép của - hoặc dựa trên bản gốc xuất phát từ - các bản đồ do một trong các bên vẽ ra, hoặc giả được xuất bản trong một nước có liên quan, hoặc thay mặt cho, hoặc theo yêu cầu của một Bên, hoặc rõ ràng có động cơ chính trị. Nhưng chỗ nào mà tư cách độc lập của chúng không để lộ cho việc nghi ngờ về một hoặc các cơ sở nêu trên, chúng có ý nghĩa tương đối cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ liên hệ trong đó chúng cho thấy sự tồn tại của một sự hiểu biết chung theo một nghĩa nào đó, như về cách giải quyết đó là gì, hoặc, chúng mâu thuẫn ở đâu, sự thiếu vắng của bất kỳ sự hiểu biết chung như vậy.
Việc thiếu tính trung lập là rõ rành rành đối với đường 9 chấm. Như đã thảo luận trong phần II-A, lịch sử của đường chữ U có thể được truy ngược về một ủy ban nội bộ do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thành lập để cập nhật các bản đồ TQ và tái khẳng định vị thế của họ. Một cơ quan chính phủ được thành lập và phân bổ nhân viên đơn phương như thế khó có thể được coi là khách quan đối với các nước có liên quan khác trong khu vực Biển Đông. Không nên quên rằng các nhà vẽ bản đồ có lương tâm vẫn có thể bị sử dụng cho các mục đích lừa đảo:
Một nhà làm bản đồ ... có thể được sử dụng để biểu lộ khẳng định của một nước cụ thể như nước của chính ông ta về kích cỡ đầy đủ miền lãnh thổ của nước đó là gì, bất kể tính đúng đắn của khẳng định này và không có việc doạ dẫm rằng việc vẽ đó mô tả phạm vi của một yêu sách chứ không phải là vị trí của một ranh giới được chấp nhận. Qua việc sao chép tiếp theo và việc vẽ lại của các nhà làm bản đồ thiếu phối kiểm không những các sai sót tiếp tục tồn tại mà sự kiện về việc lặp lại có xu hướng chuyển cho chúng sự thừa nhận pháp lý qua việc in ra một số lượng lớn bản đồ thống nhất với lời khai của họ.
Món ăn Brazil nổi tiếng nhất là Churrasco (các loại thịt nướng).
F. Không chính xác về kỹ thuật
Trong tiểu luận về giá trị chứng cứ của bản đồ, De Visscher đưa ra các tiêu chuẩn sau đây: "những bảo đảm về tính chính xác nội tại của bản đồ ... sự chính xác liên quan tới các điểm đang tranh chấp".  Theo Brownlie, "giá trị chứng minh mà một bản đồ có tương ứng với chất lượng kỹ thuật của nó". Luật về án lệ cũng chỉ ra đòi hỏi độ chính xác kỹ thuật trong bản đồ. Trong vụ đảo Palmas, trọng tài duy nhất Max Huber đã viết rằng: "điều kiện đầu tiên đòi hỏi của các bản đồ phục vụ với tư cách là bằng chứng đối với những điểm pháp lý là độ chính xác địa lý của chúng."
ICJ phát biểu rằng:
"Trọng lượng thực tế được phân cho các bản đồ đem làm bằng chứng phụ thuộc vào một loạt các cân nhắc. Một số trong các cân nhắc này liên quan đến độ tin cậy kỹ thuật của các bản đồ. Điều này đã nâng lên đáng kể, đặc biệt là do những tiến bộ đạt được qua không ảnh và ảnh vệ tinh từ những năm 1950. Nhưng kết quả chỉ mang tới tính chất trung thực hơn cho bản đồ và sự ăn khớp ngày càng chính xác giữa bản đồ và không ảnh. Thông tin xuất phát từ sự can thiệp của con người, chẳng hạn như tên của các địa điểm và các thể địa lý (địa danh học) và việc miêu tả biên giới và ranh giới chính trị khác, do đó không khả tín hơn. Tất nhiên, độ tin cậy của các thông tin địa danh học cũng tăng lên nhở kiểm chứng thực địa, mặc dù ở mức độ thấp hơn, nhưng theo ý kiến của các nhà vẽ bản đồ, sai sót vẫn còn phổ biến trong biểu thị các đường biên giới, nhất là khi thể hiện các địa danh này này ở các khu vực biên giới khó tiếp cận".
Dưới ánh sáng của những quan điểm này, sự ra đời của công nghệ hiện đại có thể tăng truy đòi của các thẩm phán đối với bằng chứng bản đồ. Một trường hợp nổi bật về điểm này là ý kiến tư vấn của ICJ 2004 đối với bức tường của Israel, trong đó họ dựa (một phần) vào một bản đồ điện tử được đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Israel để xác định các tuyến đường hiện tại và tương lai của các bức tường trong vùng lãnh thổ Palestine. Ngược lại, các bản đồ TQ không có vẻ có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Mặc dù đường nhiều chấm của TQ thường đi theo đường đẳng sâu 200 mét (đường nối các điểm có độ sâu 200m với nhau), cho đến nay nó chưa bao giờ được phân ranh giới chính xác, do đó thiếu các toạ độ địa lý chính xác. Ngoài ra, có vẻ có một số sự mâu thuẫn nhỏ giữa các tài liệu bản đồ biển của TQ: các điểm cuối của các vạch tạo nên đường chữ U thay đổi (mức khác biệt chạy từ 1 đến 5nm). Nhưng ngay cả vị trí của chính các vạch đôi khi có sai biệt rõ ràng với những vạch trên bản đồ ở Phụ lục I. Hơn nữa, vì nó liên quan các đường trên biển, ảnh vệ tinh cũng không thật hữu ích.
Một yếu tố bổ sung góp phần vào tính không chính xác của bản đồ TQ là tỉ lệ của nó nhỏ quá mức. ICJ đã than phiền các bản đồ vẽ với tỉ lệ không đủ lớn. Một ví dụ điển hình có thể tìm thấy trong Tranh chấp đất, đảo và biên giới biển:
Honduras đã vẽ một bản đồ thứ hai, năm 1804, cho thấy vị trí của các giáo xứ của tỉnh San Miguel trong Tổng Giáo Phận Guatemala. Tuy nhiên, tỉ lệ của bản đồ này không đủ lớn để có thể xác định xem đoạn cuối của sông Goascoran là đoạn do El Salvador khẳng định, hoặc đoạn do Honduras khẳng định.
Các vấn đề tương tự cũng đã được trình bày trước tòa trọng tài. Ví dụ, Uỷ ban ranh giới Eritrea-Ethiopia cho rằng: "hơn nữa, nhiều bằng chứng về bản đồ theo một tỉ lệ quá nhỏ, hoặc quá thiếu chi tiết đến nỗi nó chỉ có thể được coi là mơ hồ trong lĩnh vực này."
Cuối cùng, cần lưu ý rằng các bản đồ TQ không chứa bất kỳ chỉ dấu nào về mốc quy chiếu (tức là một quy chiếu sử dụng trong trắc địa để đo đạc) được sử dụng, đó có vẻ là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá độ chính xác kỹ thuật của bất kỳ ranh giới biển nào.
"Thanh nữ" - Hot girl Malaysia
IV- BẢN ĐỒ KHÔNG BỊ CÁC NƯỚC KHÁC TRONG KHU VỰC PHẢN ĐỐI
A. Tiêu chuẩn áp dụng
Ngay cả khi ta chấp nhận rằng đường 9 chấm là một mô tả sai lầm của hiện thực thì điều đó không có nghĩa là nó có thể được gạt sang một bên ngay lập tức. Điều này đã được làm sáng tỏ trong vụ kênh Beagle:
tầm quan trọng của bản đồ có thể không nằm ở chính bản đồ mà trên lý thuyết nó có thể không chính xác mà ở thái độ biểu lộ - hoặc hành động thực hiện - đối với bản đồ đó của các bên liên quan hoặc của các đại diện chính thức của họ.
Các thẩm phán trong vụ Đền Preah Vihear đã rõ rệt hơn, gửi một tín hiệu cảnh báo rõ ràng về những ảnh hưởng tiềm năng của việc sơ suất trong khi đối mặt với sự quyết đoán về bản đồ:
Rõ ràng rằng các trường hợp như vậy đòi hỏi một phản ứng nào đó, về phía nhà chức trách Thái Lan trong một thời hạn hợp lý, nếu họ muốn tỏ sự không đồng ý với bản đồ hoặc nếu có bất kỳ câu hỏi nghiêm trọng nào phải nêu ra liên quan đến nó. Họ đã không làm như vậy, hoặc là sau đó hoặc trong nhiều năm, và do đó phải được xem là đã mặc nhận. Qui tacet consentire videtur si loqui debuisset ac potuisset. (Ai im lặng thì dường như là đồng ý, nếu anh ta biết nói đáng lẽ anh ta đã phải nói).
Một ví dụ của mối liên kết giữa bản đồ và sự mặc nhận được Ủy ban Ranh giới Eritrea-Ethiopia nêu lại gần đây: "một bản đồ có thể có chút trọng lượng pháp lý cho từng cái (per se): nhưng nếu bản đồ là thỏa đáng về mặt bản đồ học trong các khía cạnh có liên quan, nó có thể, có vai trò là căn cứ thực tế , có ý nghĩa pháp lý cao, ví dụ như cho hành vi mặc nhận."
Tất nhiên, các kiểu cách thực tế của các vụ nêu trên là hoàn toàn khác biệt với trường hợp mà chúng ta đang phải đối mặt, tao ra tranh cãi về việc liệu các tiền lệ đó có thể áp dụng được ở đây không. Trong trường hợp này, chúng ta đang đối phó với một đường biên giới biển có mục đích xấu, việc hình thành nó, theo lời của ICJ, là "một vấn đề có tầm quan trọng lớn và việc thỏa thuận không phải là dễ dàng giả định trước". Hơn nữa, theo quan sát của Strupp:
Yêu sách hình chữ U lạ lùng này là quá bất thường và quá đáng vượt ngoài thực tế trong các thập niên từ 30 tới 60 đến nỗi không thể hiểu được theo cách có "sự mặc nhận đối với yêu sách bản đồ" một công nhận (ngầm) của cộng đồng nước ngoài về những tham vọng "cực kỳ bất thường", bằng cách áp dụng quy tắc qui tacet consentire videtur si loqui debuisset ac potuisset hoặc quy tắc khác, có thể nghiêm ngặt đi đến xem xét.
Strupp cũng nhận xét rằng:
Trong những trường hợp hoàn toàn quá đáng kiểu như "tuyên bố chủ quyền mặt trăng" của "đường chữ U" ở Biển Đông rõ ràng không tồn tại một cơ sở hợp lý nào cả cho một độ "siêu nhạy cảm" to lớn về phía các nước phải đối mặt với các yêu sách bản đồ đối địch về mặt "mặc nhận".
Tuy nhiên, cần thận trọng khi áp dụng một phương pháp tiếp cận trung gian. Sau khi xem xét một bộ phận lớn về việc thực hành nhà nước, trong công trình có ảnh hưởng của ông về quyền sở hữu lịch sử, Blum đi đến kết luận sau đây:
Các trường hợp phản đối mới đây chống lại "yêu sách bản đồ" dường như chỉ ra rằng các quốc gia, trên thực tế, "luôn giữ một cái nhìn cảnh giác đối với các bản đồ do các quốc gia văn minh xuất bản " ... Nói chung, có vẻ nổi lên rằng các nước sẽ bị đổ lỗi cho sự hiểu biết về các hoạt động lập pháp trong nước của nhau cũng như các hành vi khác được thực hiện theo thẩm quyền của họ, và lời biện hộ về sự không biết sẽ chỉ được chấp nhận trong những trường hợp đặc biệt nhất.Do đó những nước mong muốn bảo toàn quyền của mình được khuyến cáo nên quan tâm theo dõi sâu sát các hành vi chính thức của các nước khác và đưa ra phản đối - thông qua các phương tiện hợp pháp được luật quốc tế công nhận - nếu họ cảm thấy rằng quyền của mình đã bị ảnh hưởng, hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi những hành vi đó.
Nghề đan lát ở một làng Hà Đông (Hà Nội) - ảnh Việt Nam xưa
B. Phản đối/Thiếu sự mặc nhận
Giả sử rằng triển vọng thừa nhận ngầm lồ lộ hiện ra, các nước ven biển được yêu cầu phải bày tỏ sự không chấp nhận chính sách đường chữ U và ý đồ cơ bản của TQ. Một số học giả TQ đã cáo buộc rằng buộc cộng đồng quốc tế đã không lên tiếng về sự bất đồng của mình để ngăn chặn việc củng cố tham vọng của TQ ở Biển Đông:
Khi tuyên bố đường 9 điểm, cộng đồng quốc tế không lúc nào bày tỏ sự bất đồng ý kiến. Không nước lân cận nào đã đưa ra một phản đối ngoại giao. Im lặng khi đối mặt với một tuyên bố công khai có thể nói có nghĩa là mặc nhận, và có thể khẳng định rằng các đường chấm chấm đã được công nhận trong nửa thế kỷ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số nước Đông Nam Á, đã tham gia vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông, mới đặt ra câu hỏi về tình trạng pháp lý của đường 9 chấm.
Triệu Quốc Khải (Zhao Guocai) cho rằng: "Từ lúc tuyên bố đường 9- chấm, cộng đồng quốc tế vào thời điểm đó đã không đưa ra bất kỳ sự không bằng lòng nào. Các nước liền kề cũng không đưa ra bất kỳ phản đối ngoại giao nào đối với đường 9 chấm. Những điều này quy thành một sự mặc nhận."
Sự mặc nhận quốc tế này rất đáng ngờ. Lấy Việt Nam như một trường hợp về điều này, chúng ta có thể thấy rằng hai phát biểu này là không thuyết phục. Các ví dụ bao gồm:
1. Một phản đối đối với các đòi hỏi của TQ qua việc tuyên bố rằng rằng họ sẽ "không công nhận bất kỳ cái gọi là 'lợi ích lịch sử' nào, điều đó là không phù hợp với luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong các khu vực biển và thềm lục địa của họ trong biển Đông".
2. Một tuyên bố đáp trả công hàm của TQ năm 2009:
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với các quần đảo này. Do đó, yêu sách của TQ đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông như thể hiện trong bản đồ kèm Công hàm CLM/17/2009 và CLM/18/2009 là không có cơ sở pháp lý, lịch sử, thực tế, do đó là không có giá trị và vô hiệu.
3. Một yêu cầu loại bỏ dữ liệu khỏi dịch vụ bản đồ trực tuyến của TQ mô tả đường chữ U (nêu trên) trong hai dịp.
4. Các phản kháng gần đây chống lại sự can thiệp của TQ với tàu thuyền Việt Nam, trong đó tính hợp pháp của đường 9 chấm rõ ràng bị bác bỏ.
5. Nhân dịp buổi họp cuối cùng của các nước thành viên UNCLOS, Việt Nam đã nhắc lại phản đối của mình đối với đường 9 chấm theo mục 14 của Chương trình nghị sự.
Cách ứng xử như vậy phải tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế cần thiết để làm các hành vi phản đối thấm đầy hiệu lực pháp lí khiến cho đường chữ U không thể được sử dụng để chống lại nước phản đối. Tuy nhiên, có vẻ như không khả thi khi áp dụng các tiêu chí này cho các phản kháng trước đây đối với đường chữ U trong điều kiện vị thế mơ hồ của TQ đối với bản đồ và những gì nó thực sự muốn nói. Xét cho cùng, chỉ có thể hành động bằng cách phản đối một khi nước đối lập đã thực hiện một tuyên bố chính thức và dễ hiểu. Ý tưởng này được phản ánh trong khái niệm về "tai tiếng"của hành động hoặc sự kiện đang có vấn đề. Chúng tôi đã bàn bạc chi tiết các đặc điểm bí ẩn của đường 9 chấm và những ảnh hưởng về ý định không rõ ràng về phía TQ. Vì vậy, chỉ có thể phản đối đối với những khẳng định thấy được và dễ hiểu về đường chữ U trong các trường hợp hiếm hoi mà chúng xảy ra (ví dụ, công hàm TQ gửi cho Tổng Thư ký LHQ năm 2009). Theo thời gian, các tiêu chí theo sau dựa trên các tiêu chí trước trước đây. Theo lập luận, nếu tính rõ ràng của đường 9 chấm đã được xác lập thì bản chất của sự mặc nhận như thế có xu hướng được chấp nhận chỉ sau một thời gian dài thụ động. Ví dụ dễ thấy là các vụ tranh chấp về Đánh bắt cá và Quyền qua lại trên Lãnh thổ Ấn Độ trong đó ICJ suy ra sự mặc nhận từ trên 60 và 125 năm im lặng, tương ứng. Đòi hỏi về ý định rõ ràng cũng đã được hoàn thành trong các tuyên bố của Việt Nam rõ ràng nhằm mục đích ngăn chặn cái đòi hỏi trở thành quyền lợi pháp lý mới của TQ. Ngoài ra, tiêu chí rằng phản đối phải nhất quán và không bị gián đoạn có thể nói là đã được tuân thủ, như minh họa của nội dung của các ghi chú nói về phản đối.
"Trắng trong" - Hot girl Hàn Quốc
V- KẾT LUẬN
Trong đóng góp này, chúng tôi đã cố gắng để khám phá một số những điều không chắc chắn về pháp lý che đậy các vạch trên bản đồ Biển Đông của TQ. Phân tích của chúng tôi đã đưa đến kết luận rằng đường chữ U, cho dù được giải thích như là một thể hiện lãnh thổ hoặc biển, rõ ràng thiếu tính chính xác, và do đó đặt ra nhiều vấn đề nếu vẫn giữ như là một phần của chính sách chính thức của TQ cũng như của Đài Loan. Nếu bộ phận đáng kể luật các án lệ là điều phải đi theo, bản đồ thể hiện với đường 9 chấm sẽ không có giá trị như là tài liệu chứng cứ trong một vụ xử giả thuyết. Trong khi có thể thấy rằng một số người nhìn ra một xu hướng mới nổi lên tạo ảnh hưởng cho sự dễ dãi đối với bản đồ, chúng tôi sẽ cho rằng các luận điệu như vậy là khá vội vã. Các bản đồ không phải là các bản đồ kèm theo các hiệp ước quốc tế sẽ được tiếp nhận một cách thận trọng dễ hiểu và sẽ được đánh giá theo chức năng của chúng vẫn là điều không thay đổi.
Nhưng có một vấn đề cơ bản hơn ở đây. Duy trì một tuyên bố đơn phương trong một khoảng thời gian kéo dài mà không xem xét tới quyền lợi của các bên quan tâm khác là đồng nghĩa với việc áp đặt một việc đã rồi (fait accompli). Điều này sẽ vuột mất đi khi đối mặt với luật quốc tế, luật này ngăn không cho các nước mạnh yêu sách "giành phần trọn" (lion's share) gây thiệt hại cho các nước láng giềng yếu hơn. Việc bám chặt vào đường 9 chấm cũng là lỡ nhịp với chế độ chính phủ hiện tại, bao gồm các hội thảo và (đề xuất) hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học. Một giải pháp thực dụng khá thịnh hành trong những năm qua là tìm cách đạt được sự phát triển chung các tài nguyên. Điều này dính dáng tới việc gác các tranh chấp lãnh thổ và biển sang một bên và ký kết các thỏa thuận tạm thời "mà không làm ảnh hưởng" đến kết quả phân định cuối cùng. May mắn thay, TQ, Đài Bắc, và các diễn viên khác trong khu vực đã sử dụng các cơ chế đa phương này và tiếp tục làm như vậy một cách hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng các nước có tranh chấp từ bỏ các khẳng định cực kỳ quyết đoán về mặt bản đồ và lo tập trung năng lượng của họ vào các kết quả các bên cùng có lợi liên quan đến Biển Đông trên cơ sở UNCLOS.
Người dịch: Phan Văn Song
"Con gà trống" - tranh của họa sĩ Thành Chương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét